Công ty TNHH MTV Hoa tiêu hàng hải – TKV IPO 404.400 cổ phần

Công ty TNHH MTV Hoa tiêu hàng hải – TKV IPO 404.400 cổ phần
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ngày 17/6 tới đây, Công ty TNHH MTV Hoa tiêu hàng hải – TKV sẽ chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) để cổ phần hóa, qua hình thức đấu giá tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX).

Khối lượng cổ phần chào bán là 404.400 cổ phần với mức giá khởi điểm 15.550 đồng/cổ phần. Vốn điều lệ dự kiến của công ty sau cổ phần hóa là 20,22 tỷ đồng, trong đó, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) nắm giữ 75%, bán cho cán bộ công nhân viên 5% và IPO 20% vốn điều lệ.

Công ty TNHH MTV Hoa tiêu hàng hải – TKV được thành lập vào ngày 4/4/2006, với hoạt động chính là cung cấp dịch vụ hoa tiêu hàng hải cho các tàu biển trên tuyến dẫn tàu Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Từ 2018-2020, doanh thu của công ty có sự tăng trưởng liên tục, lần lượt đạt 49,43 tỷ đồng, 60,73 tỷ đồng, 76,75 tỷ đồng.

Giá trị thực tế doanh nghiệp để cổ phần hóa của công ty tại ngày 1/10/2020 đạt gần 50 tỷ đồng, trong đó giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp là gần 31,5 tỷ đồng. Hiện tại, công ty đang quản lý và sử dụng 4 khu đất có tổng diện tích đất 525,3 m2 tại Quảng Ninh để làm cảng cặp tàu, bàu đỗ tàu thuyền và trạm điều hành. Ngoài ra công ty hiện đang thuê 1 văn phòng làm việc của TKV có diện tích 1.875,5 m2 để làm trụ sở chính tại TP Hạ Long, Quảng Ninh.

Theo Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2018, 2019, 2020 và Báo cáo thu nhập tự lập 3 tháng đầu năm 2021 của Công ty, tổng giá trị tài sản của công ty từ năm 2018 đến năm 2020 lần lượt là 23,97 tỷ đồng- 30,29 tỷ đồng, 40,06 tỷ đồng, riêng 3 tháng đầu năm 2021 là 36,12 tỷ đồng; Tổng doanh thu lần lượt là 49,43 tỷ đồng, 60,73 tỷ đồng, 76,75tỷ đồng và 3 tháng đầu năm 2021 là 12,92 tỷ đồng; Lợi nhuận sau thuế các năm lần lượt là 2,93 tỷ đồng, 4,3 tỷ đồng, 10,51 tỷ đồng và 3 tháng đầu năm là 0,47 tỷ đồng; Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu qua các năm là 17,69%, 25.95%, 54,06%. 3 tháng đầu năm là 2,48%.

Sau khi chuyển thành công ty cổ phần, công ty dự kiến triển khai kế hoạch đầu tư và phát triển doanh nghiệp bao gồm các giải pháp về vốn; về nguyên vật liệu; nâng cao năng lực về thiết bị, công nghệ, cơ sở nhà đất; mở rộng phát triển thị trường... Theo đó, công ty sẽ thực hiện huy động vốn nhanh, hợp lý; sửa chữa, trùng tu máy móc, thiết bị hiện có, thanh lý các thiết bị không dùng đến, mua sắm máy móc thiết bị, phương tiện đáp ứng nhu cầu của công ty; xây dựng kế hoạch dự trữ nguyên vật, sản phẩm đầu vào hợp lý để đảm bảo đầy đủ nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động kinh doanh; tăng cường công tác tiếp thị chăm sóc khách hàng, tìm kiếm khách hàng mới thông qua marketing.

Theo Phương án cổ phần hóa của Công ty TNHH MTV Hoa tiêu hàng hải – TKV, doanh nghiệp đặt mục tiêu tổng doanh thu và thu nhập khác từ năm 2020 đến 2025 lần lượt là 75 tỷ đồng, 61,1 tỷ đồng, 69 tỷ đồng, 70,5 tỷ đồng, 71,5 tỷ đồng và 72,4 tỷ đồng; Lợi nhuận sau thuế lần lượt là 12,93 tỷ đồng, 2,11 tỷ đồng; 2,44 tỷ đồng, 2,84 tỷ đồng, 2,96 tỷ đồng và 3,04 tỷ đồng, Từ năm 2021 đến 2025 tỷ lệ cổ tức đều là 6%.

Đọc thêm

Nhất định phải gỡ được 'thẻ vàng' IUU

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Thanh).
(PLVN) - Đó là yêu cầu được Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh khi chủ trì Hội nghị Kiểm ngư Việt Nam 10 năm đồng hành cùng ngư dân, thực thi pháp luật và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chống khai thác IUU vì một ngành thủy sản xanh và phát triển bền vững diễn ra hôm qua (15/4).

Cách nào phát triển thương mại công nghiệp vùng núi phía Bắc?

Ảnh minh họa: TTXVN.
(PLVN) - Vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) có nhiều thuận lợi để phát triển thương mại biên giới nói riêng và xuất nhập khẩu (XNK) nói chung nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế lớn, cần có sự liên kết vùng để phát huy thế mạnh từng địa bàn.

Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm kinh tế biển mạnh

Cảng biển Chân Mây (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) đang được chú trọng đầu tư về hạ tầng để thu hút các hãng tàu, doanh nghiệp. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Với mục tiêu xây dựng vùng biển, đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô thành một trong những trung tâm kinh tế biển phát triển mạnh của cả nước, thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chú trọng các dự án đầu tư vào hạ tầng cảng, hạ tầng khu công nghiệp, khu phi thuế quan… nhằm phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh.

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024
(PLVN) - Vượt qua nhiều giải pháp xuất sắc, 3 sản phẩm số của MB là vòng thời trang thanh toán Stellar, thẻ MB JCB Be The Sky và phần mềm quản lý bán hàng mSeller đã được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ sáu liên tiếp (2019-2024) MB nhận giải thưởng này.

Khơi thông động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Doanh nghiệp 2024 với chủ đề “Khơi thông động lực tăng trưởng mới”. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - Khôi phục các động lực tăng trưởng truyền thống và khơi thông, tận dụng hiệu quả các động lực tăng trưởng mới hướng đến phát triển bao trùm, bền vững trở thành yêu cầu vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam.

Sẵn sàng khởi công cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị

Cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị sẽ nối thẳng với cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn. (Ảnh: Đèo Cả).
(PLVN) -  Sau quá trình dài chuẩn bị do những vướng mắc về thủ tục và vốn, theo dự kiến, cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị (Lạng Sơn) sẽ được khởi công vào ngày 21/4 tới đây. Đây là dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm của ngành Giao thông vận tải.

Bảo mật thông tin trong lĩnh vực chứng khoán: Chủ động phòng hơn chống

Sự cố VNDIRECT bị tấn công mạng cảnh báo sự tuân thủ quy định pháp luật về an toàn thông tin. (Ảnh minh họa - Nguồn: V.G.P).
(PLVN) - Theo đại diện các cơ quan quản lý và các chuyên gia, về tổng thể, Việt Nam đã có hệ thống đầy đủ với các văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) về an toàn thông tin (ATTT), song tính tuân thủ còn hạn chế mà vụ việc Công ty CP Chứng khoán VNDIRECT bị tấn công vừa qua là một tiếng chuông cảnh tỉnh.

Giá trị của chữ 'tín'

Giá trị của chữ 'tín'
(PLVN) -  Để liên kết theo chuỗi giá trị thành công, thì “quan trọng nhất là phải công khai, minh bạch, tự nguyện, thống nhất, giữ uy tín giữa các bên. Không giữ được chữ “tín” thì không thể liên kết thành công”. Đó là ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Trưởng Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã (HTX), khi dự và phát biểu tại Diễn đàn HTX quốc gia năm 2024 chủ đề “Phát triển bền vững chuỗi giá trị sản phẩm”.