Ứng dụng công nghệ cao – Xu hướng toàn cầu
Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế ở các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là đối với các quốc gia đang phát triển có lợi thế phát triển lĩnh vực này. Từ những năm giữa thế kỷ 20, các nước phát triển đã quan tâm đến việc xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ cao nhằm thúc đẩy sáng tạo khoa học công nghệ giúp cho kinh tế phát triển.
Nhờ ứng dụng khoa học công nghệ mà Israel đạt năng suất cà chua 250- 300 tấn/ha, bưởi 100- 150 tấn/ha, hoa cắt cành 1,5 triệu cành/ha… và tạo ra giá trị sản lượng trung bình 120.000- 150.000 USD/ha/năm. Họ đã tạo ra một nền nông nghiệp xanh trên hoang mạc. Tại Trung Quốc, tới năm 2006 đã hình thành hơn 405 khu nông nghiệp công nghệ cao, các khu vực này đạt giá trị sản lượng bình quân 40.000- 50.000 USD/ha/năm gấp 40- 50 lần so với các mô hình sản xuất trước đó.
Các sản phẩm cao cấp, tươi, sạch, hữu cơ của TH đáp ứng yêu cầu về chất lượng nghiêm ngặt của thị trường Trung Quốc. Vì vậy, tập đoàn TH đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược phát triển thị trường với đối tác Wuxi Jinqiao International Food City. |
Việt Nam có thế mạnh của nền nông nghiệp truyền thống, nguồn nhân lực dồi dào, nguồn tài nguyên nông nghiệp phong phú, khí hậu đa dạng và thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Mặt khác, giá trị mặt hàng nông sản gần 100% là do lao động trong nước tạo ra. Vì vậy, phát triển nền nông nghiệp hiện đại, công nghệ cao góp phần nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm đồng thời mở ra triển vọng to lớn cho xuất khẩu nông sản.
Tại Hội nghị tổng kết năm 2018 và triển khai kế hoạch năm 2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh mục tiêu: Ngành nông nghiệp phải khơi gợi được khát vọng của dân tộc, phải phấn đấu trong 10 năm nữa, Việt Nam lọt vào nhóm 15 quốc gia có nền nông nghiệp phát triển nhất, riêng lĩnh vực chế biến nông sản, phải vào tốp 10 của thế giới.
Theo thống kê, Việt Nam có khoảng 50.000 doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Báo cáo của Hiệp hội các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp (ATE) tại Đại hội của Hiệp hội nhiệm kỳ II (2019-2024) diễn ra sáng 15/05/2019 đánh giá cho thấy, hiện nay việc áp dụng công nghệ trong doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn hạn chế cả về số lượng, qui mô và chất lượng. Còn ít các dự án có vốn đầu tư lớn, áp dụng đồng bộ trên cánh đồng lớn. Các công nghệ đang được áp dụng đa phần là công nghệ ngoại nhập, phụ thuộc vào nguồn cung cấp nước ngoài, việc tùy biến, điều chỉnh, làm chủ công nghệ rất hạn chế.
Tại Đại hội của Hiệp hội các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp vừa qua, bà Thái Hương – Nhà sáng lập và tư vấn đầu tư tập đoàn TH đánh giá việc đưa CNC vào nông nghiệp là một cuộc cách mạng nhưng chi phí đầu tư vào công nghệ cao rất lớn nên vẫn ít doanh nghiệp thực hiện |
Hiện, một số doanh nghiệp đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng để đưa công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp và đạt được thành công như mô hình sản xuất hoa của Dalat Hasfarm, mô hình trồng rau công nghệ cao VinEco của Vingroup, mô hình chăn nuôi bò sữa công nghệ cao của Tập đoàn TH,…
Tập đoàn TH đi đầu trong ứng dụng Nông nghiệp CNC quy mô lớn
Tập đoàn TH - một trong những thành viên của Hiệp Hội các doanh nghiệp ứng dụng CNC trong Nông nghiệp là điển hình trong việc đi tiên phong và thành công trong việc triển khai ứng dụng Nông nghiệp CNC quy mô lớn. TH coi nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ là hướng đi mũi nhọn và công nghệ cao chính là “chìa khóa vàng” để tạo ra sản phẩm có năng suất, chất lượng ổn định.
Năm 2009, Dự án “Chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tập trung quy mô công nghiệp công nghệ cao” của tập đoàn TH được triển khai có tổng vốn đầu tư 1,2 tỷ USD. Trang trại TH tại Nghĩa Đàn đã xác lập kỷ lục “Trang trại bò sữa tập trung ứng dụng công nghệ cao lớn nhất châu Á” do tổ chức Kỷ lục Châu Á chứng nhận năm 2015 với quy mô 45.000 con.
Trang trại TH áp dụng hệ thống công nghệ cao và quản trị tiên tiến nhất thế giới. Bò được đeo chíp ở chân để theo dõi, quản lý sức khỏe; nguồn thức ăn, nước uống đảm bảo xanh, sạch và khẩu phần ăn được lập tự đồng với phần mềm máy tính (quản lý động dục, cảnh báo và phát hiện bệnh viêm vú trước 4 ngày…); Hệ thống vắt sữa hoàn toàn tự động, khép kín...
Với Dự án đầu tư bài bản, tập đoàn TH là Doanh nghiệp đầu tiên được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam công nhận là doanh nghiệp ứng dụng Công nghệ cao, được đánh giá là đơn vị tiên phong đặt nền móng cho ngành công nghiệp sữa tươi sạch Việt Nam.
Dự án sữa của TH hiện đang được mở rộng ra nhiều tỉnh thành, trong đó có Hà Giang, Thanh Hóa, Phú Yên và Sóc Trăng. Từ 2016, tập đoàn TH đã triển khai Dự án sữa tại Liên bang Nga với tổng vốn đầu tư 2,7 tỷ USD.
Tập đoàn TH ứng dụng công nghệ cao bằng cách đeo chip cho bò để theo dõi sức khỏe. |
Áp dụng khoa học công nghệ đã giúp TH sản xuất ra những sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế. Hiện nay, các sản phẩm sữa của tập đoàn TH đã có mặt tại nhiều quốc gia trong khu vực Asean (Cambodia, Philippines…). Với thị trường Trung Quốc, tập đoàn TH là doanh nghiệp sữa đi đầu trong việc xúc tiến và triển khai các hoạt động xuất khẩu sữa tươi chính ngạch vào Trung Quốc từ rất sớm. Ngày 25/4/2019, tập đoàn TH đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược phát triển thị trường với đối tác Wuxi Jinqiao International Food City (đơn vị sở hữu trung tâm đầu mối hàng hóa lớn nhất Trung Quốc) về phân phối các sản phẩm sữa tươi sạch mang thương hiệu TH true MILK tại Trung Quốc.
Trên lộ trình kiến tạo hệ sinh thái thực phẩm sạch, hữu cơ, tập đoàn TH tiếp tục đầu tư các dự án nông sản, dược liệu tại khu vực Đồng bằng Bắc Bộ, Tây Bắc và Tây Nguyên. Tại Nghệ An, tập đoàn TH đã phát triển dự án rau sạch FVF, dự án dược liệu – sản xuất thức uống thảo dược TH true Herbal, dự án sản xuất nước tinh khiết – nước thảo dược và nước hoa quả Núi Tiên. Các dự án đều được đầu tư công nghệ tiên tiến, hiện đại hàng đầu thế giới.
Không những ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất chăn nuôi với quy mô tập trung mà tập đoàn TH còn hướng đến liên kết với bà con nông dân thông qua hình thức hợp tác xã (HTX). Thông qua đây, TH muốn giúp người nông dân tạo ra một ly sữa chuẩn hóa bằng cách áp dựng công nghệ cao (công nghệ điện toán đám mây, internet vạn vật). Hiện nay, bước đi này tập đoàn TH đã thực hiện tại Đà Lạt, thông qua thương hiệu Dalatmilk, giờ đây là Thanh Hóa và tiếp theo là Hà Giang, Lào Cai, Cao Bằng, Quảng Ninh, Củ Chi (TPHCM), Ba Vì (Hà Nội)... Cách làm này sẽ khởi xướng ra một một mô hình chia sẻ lợi ích giữa doanh nghiệp và người nông dân để cùng nhau chiến thắng.
Mô hình HTX công nghệ cao đồng hành với người nông dân chính là bước đi của tập đoàn TH để hiện thực hóa chủ trương phát triển nền kinh tế nhưng “Không để một người dân nào bị bỏ lại phía sau” của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.
Tại Đại hội của Hiệp hội các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp vừa qua, bà Thái Hương – Nhà sáng lập và tư vấn đầu tư tập đoàn TH đánh giá việc đưa CNC vào nông nghiệp là một cuộc cách mạng nhưng chi phí đầu tư vào công nghệ cao rất lớn nên vẫn ít doanh nghiệp thực hiện. Do đó, sự liên kết giữa các hiệp hội cùng ngành nghề là rất cần thiết để tạo ra sản phẩm chất lượng tốt và xây dựng được bộ chính sách đồng bộ cho sản phẩm nông sản, thực phẩm.
Sáng 15/5/2019, Đại hội Hiệp hội các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp (ATE) nhiệm kỳ II (2019-2024) đã diễn ra tại Hà Nội. Tại Đại hội, 236 hội viên là các đơn vị và cá nhân trong cả nước đã có những thảo luận quan trọng và đi đến định hướng quan trọng cho Hiệp hội nói riêng và cho nền nông nghiệp Việt Nam nói chung trong giai đoạn tiếp theo.
Đại biểu tham dự Đại hội Hiệp hội các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp (ATE) nhiệm kỳ II (2019-2024). |
Trong 6 năm kể từ khi thành lập ngày 28/02/2013, ATE đã đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam, thúc đẩy các đột phá về năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và nâng cao khả năng cạnh tranh, hiệu quả của ngành và đẩy mạnh cơ hội xuất khẩu.
Bình luận
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu