Cộng Hòa Síp được cứu trợ 13 tỉ đô la

Một gói cứu trợ trị giá 13 tỉ USD vào phút chót đã cứu Cộng hòa Síp đã tránh được nguy cơ vỡ nợ.  Đổi lại, quốc gia nhỏ bé ở Địa Trung Hải đã cam kết sẽ cắt giảm ngành ngân hàng và các chủ tài khoản tiền gửi lớn cũng phải giúp chi trả cho gói cứu trợ này.

Một gói cứu trợ trị giá 13 tỉ USD vào phút chót đã cứu Cộng hòa Síp đã tránh được nguy cơ vỡ nợ.  Đổi lại, quốc gia nhỏ bé ở Địa Trung Hải đã cam kết sẽ cắt giảm ngành ngân hàng và các chủ tài khoản tiền gửi lớn cũng phải giúp chi trả cho gói cứu trợ này.

Thỏa thuận vừa đạt được sẽ thu hẹp lĩnh vực tài chính của Síp.
Thỏa thuận vừa đạt được sẽ thu hẹp lĩnh vực tài chính của Síp.

Các cuộc đàm phán đã kéo dài đến khoảng 1h00 GMT ngày 25/3 với việc các bộ trưởng tài chính của 17 nước thuộc eurozone đã phê chuẩn thỏa thuận về các điều khoản của gói cứu trợ. Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) trước đó đã đe dọa sẽ cắt các khoản hỗ trợ khẩn cấp quan trọng cho các ngân hàng của Síp từ ngày 26/3 nếu các bên đàm phán không đạt được thỏa thuận nào.

Nếu thỏa thuận về gói cứu trợ không được phê chuẩn vào tối 24/3, quốc gia nhỏ bé tại Địa Trung Hải này sẽ đối mặt với nguy cơ vỡ nợ, có thể kéo theo việc Síp sẽ trở thành nước đầu tiên buộc phải rời khỏi khối đồng tiền chung châu Âu.

Điều này cũng sẽ có tác động lớn đến các thị trường trong khu vực. “Dù không phải đã thắng trận nhưng chúng ta đã thực sự tránh được việc phải ra khỏi khối eurozone” – Bộ trưởng Tài chính Síp Michalis Sarris phát biểu sau cuộc đàm phán kéo dài suốt 12 giờ đồng hồ.

Các bộ trưởng tài chính eurozone đã chấp nhận kế hoạch cứu trợ sau nhiều giờ đàm phán tại Brussels, Bỉ giữa giới chức Síp và 3 chủ nợ là Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ủy ban châu Âu (EC) và ECB.

“Chúng tôi tin rằng kế hoạch này sẽ đưa ra được một giải pháp lâu dài, bền vững và được tài trợ đầy đủ” – Tổng giám đốc IMF Christine Lagarde nói.

Ông Jeroen Dijsselbloem – người chủ trì các cuộc gặp giữa các bộ trưởng tài chính eurozone – thì khẳng định: “Chúng tôi đã đặt dấu chấm hết cho sự bất ổn đã tác động đến Síp và khu vực đồng euro”.

Để đảm bảo được gói cứu trợ, Chính phủ Síp đã phải tìm cách để tự thu được 7,5 tỉ USD. Phần lớn số tiền đó sẽ được thu từ việc đánh thuế vào những chủ tài khoản tiền gửi có giá trị lớn trong khi số tiền còn lại sẽ lấy từ việc tăng thuế và tư nhân hóa.

Ông Jeroen Dijsselbloem – người chủ trì các cuộc gặp giữa các bộ trưởng tài chính eurozone - cho hay, Síp sẽ phải quyết liệt thu nhỏ lĩnh vực ngân hàng, cắt giảm ngân sách, thực thi các cải cách về cơ cấu và tư nhân hóa các tài sản của nhà nước.

Laiki – ngân hàng lớn thứ 2 của Síp – sẽ phải tái cơ cấu, với việc tất cả những người nắm giữ trái phiếu và những người có hơn 100.000 euro trong tài khoản ngân hàng sẽ phải đối mặt với những tổn thất nặng nề. Những người gửi trên 100.000 euro tại Ngân hàng Síp (Bank of Cyprus) cũng sẽ phải gánh những mức thuế cao ngất. Những người có tài khoản tiền gửi dưới 100.000 euro trong khi đó sẽ được đảm bảo. Những giải pháp này nhiều khả năng sẽ đẩy Síp rơi sâu vào khủng hoảng.

Sự bất ổn của đất nước nhỏ bé với chỉ 800.000 người Síp đã làm rung chuyển cả khối eurozone với 300 triệu dân, dù Síp chỉ chiếm chưa đến 0,2% nền kinh tế khu vực này. Quốc hội một số nước thuộc eurozone như Đức cũng sẽ phải chấp nhận các thỏa thuận cứu trợ, có thể sẽ phải mất vài tuần nữa mới đạt được. Các quan chức EU cho hay họ hy vọng chương trình cứu trợ sẽ được chấp thuận vào khoảng giữa tháng 4 tới.

Ngân hàng lớn thứ 2 của Síp – Laiki, sẽ bị đặt dưới một chế độ giám sát đặc biệt với các khoản tiền gửi không được bảo đảm và các tài sản xấu,  trong khi các khoản tiền gửi được đảm bảo sẽ được chuyển sang ngân hàng lớn nhất của nước này là Ngân hàng Síp.

Ông Dijsselbloem cho hay, hiện vẫn chưa rõ mức tổn thất của những người gửi tiền lớn vào Laiki nhưng lưu ý rằng điều khoản này dự kiến sẽ thu về 4,2 tỉ USD. Các nhà phân tích ước tính các nhà đầu tư sẽ mất đến 40% số tiền của họ.

Các chủ nợ quốc tế, dẫn đầu là IMF, cho rằng mô hình thu hút đầu tư nước ngoài của Síp, trong đó có nhiều người đến từ Nga, với mức thuế thấp và thiếu các quy định về tài chính đã phản tác dụng và cần phải chấm dứt. Việc thu hẹp lĩnh vực tài chính, giảm bớt số người giàu vì những tổn thất từ tiền gửi, sự mất niềm tin của người dân và các nhà đầu tư vì những biến động gần đây và những giải pháp thắt lưng buộc bụng trong thời gian tới sẽ đồng nghĩa với việc Síp sẽ gặp nhiều khó khăn.

Trong một diễn biến khác, Ngân hàng Síp ngày 24/2 đã tiếp tục giới hạn mức rút tiền tại các máy ATM là không quá 120 euro một ngày. Trước tình trạng người dân xếp hàng dài trước các máy rút tiền, Ngân hàng Laiki cũng vừa hạ hạn mức rút tiền hàng ngày xuống 100 euro. Hạn mức trước đây của ngân hàng ngày là 260 euro một ngày.

Minh Tuệ (Theo báo nước ngoài)

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.