Cộng động trách nhiệm trong đào tạo cán bộ có chức danh tư pháp

Sáng qua - 4/12, Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp (BCĐ CCTP) TƯ đã họp phiên thứ 2, công bố các Quyết định của BCĐ và tập trung vào việc thảo luận về Quy chế làm việc của BCĐ, Chương trình trọng tâm công tác CCTP giai đoạn 2011-2016 và chương trình làm việc của BCĐ năm 2012. Đặc biệt, BCĐ đã tập trung thảo luận về định hướng phân công trách nhiệm trong công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cán bộ có chức danh tư pháp (CDTP).

Sáng qua - 4/12, Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp (BCĐ CCTP) TƯ đã họp phiên thứ 2, công bố các Quyết định của BCĐ và tập trung vào việc thảo luận về Quy chế làm việc của BCĐ, Chương trình trọng tâm công tác CCTP giai đoạn 2011-2016 và chương trình làm việc của BCĐ năm 2012. Đặc biệt, BCĐ đã tập trung thảo luận về định hướng phân công trách nhiệm trong công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cán bộ có chức danh tư pháp (CDTP).

Phiên họp lần thứ hai của Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp trung ương.
Phiên họp lần thứ hai của Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp trung ương.

Trăm lý do là vì... thiếu cán bộ

3 chức danh thẩm phán, kiểm sát, luật sư (3 chức danh cơ bản) có vai trò quan trọng trong hoạt động tư pháp, tiến trình cải cách tư pháp đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN. Nhưng vấn đề đào tạo 3 chức danh này như thế nào vẫn là vấn đề chưa nhận được sự đồng thuận của các cơ quan tư pháp TƯ.

Sau khi đi thăm và làm việc 3 cơ sở đào tạo các CDTP là Học viện Tư pháp (Bộ Tư pháp), Trường đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát (VKSND TC) và Trường đào tạo cán bộ tòa án (TAND TC), Thường trực BCĐ CCTP TƯ nhận định, đổi mới công tác đào tạo cán bộ tư pháp theo hướng “thống nhất đào tạo nghề nghiệp cho cán bộ có CDTP” là chủ trương nhất quán của Bộ Chính trị từ khóa IX đến nay (thể hiện qua Nghị quyết 08-NQ/TƯ (ngày 2/1/2002) và Nghị quyết 49-NQ/TƯ (ngày 2/6/2005). BCĐ CCTP TƯ nhiệm kỳ 2007-2010 đã nhất trí tiếp tục thực hiện chủ trương giao cho Học viện Tư pháp đào tạo chung các chức danh KSV, TP và LS.

Chính phủ cũng đã triển khai thực hiện chủ trương này qua việc thành lập Học viện Tư pháp và bước đầu đã đạt được một số kết quả nhất định. Trong thời gian qua, Học viện Tư pháp đã đào tạo được 12 khóa nghiệp vụ TP với 3.957 học viên, 4 khóa nghiệp vụ KSV với 873 học viên và nhiều CDTP khác. Song, mấy năm gần đây, ngành kiểm sát đã không cử CB sang đào tạo tại Học viên và ngành TA thì cũng mới quay lại cử CB sang Học viện học gần 2 năm nay.

Bản chất của sự “bất hợp tác” này theo lý giải của Viện trưởng VKSND TC Nguyễn Hòa Bình là vì ngành “không có người để cử đi đào tạo”. Mỗi năm ngành “mất” đi không ít CB ra ngoài ngành, cộng với khoảng 500 người về hưu (chiếm 4,3% số CB) nên nhu cầu CB là rất lớn. Dù ngành đã “hạ” tiêu chuẩn đến mức tuyển cả cử nhân ngoài ngành Luật (sau đó về học chuyển đổi) mà vẫn không đủ.

QH giao 2 năm 1.800 chỉ tiêu, nhưng ngành chỉ tuyển được 400 chỉ tiêu do chế độ đãi ngộ không đủ sức “hút” sinh viên Luật vào ngành. Không tuyển được CB đầu vào thì “lấy đâu ra người cử đi đào tạo ở Học viện?” mà theo qui định, học viên đào tạo nguồn TP và KSV phải là cán bộ ngành TA, kiểm sát (để đủ điều kiện xem xét bổ nhiệm TP và KSV).

Thực tế, thiếu CB là tình trạng chung của nhiều cơ quan nhà nước. Khảo sát sơ bộ tại một cơ sở đào tạo Luật cho thấy, có đến 53% SV không muốn về công tác tại các cơ quan tư pháp, mà một nguyên nhân chính là do chế độ, chính sách chưa đủ sức “hút” CB mới và “giữ chân” CB lâu năm.

Còn ngành TA cũng nằm trong cái khó vì thiếu nguồn CB, song mặt khác, cho rằng, ngành cũng có thể tự đào tạo CB cho mình. Hơn nữa, thẩm phán đào tạo nghề cho thẩm phán tương lai sẽ tốt và chuẩn hơn để ngành khác đào tạo. Hơn nữa, theo qui định, người đứng đầu ngành TA phải “chịu trách nhiệm về CB ngành mình, nhưng không được đào tạo thì làm sao biết mà chịu trách nhiệm?”.

Giải pháp là “cùng chung tay”

Tán thành hoàn toàn với chủ trương đào tạo chung 3 chức danh, ngành kiểm sát vẫn băn khoăn với “câu chuyện” khó tuyển CB vào ngành, nhất là tuyển ở địa phương này và phân công sang làm việc ở địa phương khác. Do vậy, ngành Kiểm sát muốn có được hình thức “đào tạo theo địa chỉ” như ngành công an là tuyển ngay học sinh tốt nghiệp phổ thông để đào tạo và đưa về địa phương làm việc. “Quan trọng là tuyển được vào ngành, còn đào tạo, bồi dưỡng sau đó thì cơ sở nào thực hiện cũng được” - Viện trưởng VKSND TC nhấn mạnh.

Trong khi đó, ngành TA vẫn kiên trì với quan điểm “phân công đào tạo” như Chánh án TAND TC Trương Hòa Bình cho rằng, “đào tạo TP, KSV là sự phân công chứ không có gì gò bó, bắt buộc. HVTP là 1 trung  tâm đào tạo lớn không có nghĩa là các ngành khác không được xây dựng trung tâm lớn trong hoạt động nghiên cứu của mình. Ban Cán sự Đảng TA chủ trương công tác đào tạo gắn với nghiên cứu nên kết hợp trường với Viện Nghiên cứu Khoa học xét xử và Tạp chí TA thành 1 trung tâm theo mô hình “trường trong viện, viện trong trường” để đào tạo theo nhu cầu”.

Bên cạnh đó, ngay trong việc đào tạo chung các CDTP, ông Trương Hòa Bình đề nghị nên “phân loại” học viên để có thời gian đào tạo phù hợp. Có thể những CB TA đã có thâm niên, cần bổ nhiệm ngay thì để ngành TA chủ động đào tạo.

Nhưng nhìn từ góc độ lợi ích chung, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Hoàng Thế Liên nhận thấy, “lời giải” cho những khúc mắc trong công tác đào tạo các CDTP “vốn đang manh mún, cùng nghề nhưng mỗi ngành lại đào tạo riêng” là “các ngành tư pháp cần chung tay hợp tác, tập trung vào cùng đào tạo nghề cho CB có CDTP chứ không phải tách riêng ra”.

Nhận lãnh trách nhiệm đào tạo nghề cho các CDTP, dù chất lượng đào tạo được nâng lên nhưng theo Học viện Tư pháp và Bộ Tư pháp cũng thấy rõ những hạn chế, thiếu sót trong hoạt động của Học viện như nội dung và phương thức đào tạo vẫn còn một số hạn chế, thiếu sót, chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của các cơ quan tư pháp.

Do vậy, cùng với việc tiếp tục đổi mới, hoàn thiện nội dung và phương pháp đào tạo cán bộ có CDTP và bổ trợ tư pháp, Bộ đang tích cực chỉ đạo Học viên thực hiện Đề án xây dựng Học viện Tư pháp thành trung tâm lớn đào tạo cán bộ có CDTP nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu của CCTP trong giai đoạn tới.

* Chủ tịch nước - Trưởng BCĐ CCTP TƯ Trương Tấn Sang:

Hoạt động của Học viện Tư pháp có ưu và nhược điểm, nhưng với mục đích là để đào tạo cùng 1 mặt bằng kiến thức cho 3 chức danh cơ bản thì phải thành lập Hội đồng nhà trường để giải quyết những khập khiễng trong hoạt động đào tạo 3 chức danh và để Học viện thuộc Bộ Tư pháp để đào tạo nghề theo chức danh TP, KSV và LS cùng các chức danh bổ trợ tư pháp khác. Vấn đề cần làm ngay, cấp bách là đào tạo lại, bồi dưỡng các CDTP cho 2 ngành TA và kiểm sát. Làm sao đến năm 2015, 3 chức danh cơ bản TP, KSV, LS xét về chất lượng so với trước là hơn hẳn. Còn chức năng đào tạo của 2 ngành TA  và KS không có gì phải bàn, không có gì trở ngại. Muốn đào tạo cử nhân thì các ngành phải có đề án kỹ để “trường ra trường”.

* Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu:

Đáp ứng yêu cầu tranh tụng, 3 chức danh phải được đào tạo 1 mặt bằng thống nhất để khi ra tòa không có tình trạng mỗi người theo một hướng. Điều đó cũng tạo ra sự thống nhất về pháp lý, mở rộng nguồn đào tạo, luân chuyển giữa các chức danh này với nhau. Có CB đủ số lượng, chất lượng là yêu cầu chính đáng của các ngành tư pháp. Với những khó khăn của các ngành hiện nay về công tác CB và đào tạo, nếu cùng thống nhất về chủ trương, nhận thức về đạo tạo chung 3 chức danh thì không có vấn đề gì. Nên củng cố Học viện Tư pháp và thành lập Hội đồng nhà trường (có đại diện lãnh đạo các cơ quan tư pháp) để thống nhất chương trình đào tạo. Còn tình trạng CB ra khỏi ngành nếu không giải quyết được vấn đề tiền lương, chế độ, chính sách thì CB vẫn “chạy”, dù đào tạo ở ngành hay ở đâu.

* Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp của QH Nguyễn Văn Hiện

Chánh án có chức năng đào tạo không có nghĩa là phải mở trường mà chỉ cần cử CB đi đào tạo cũng là thực hiện chức năng này. Ngành TA có chức năng đào tạo cũng không có nghĩa là bỏ đào tạo tập trung. Nhiều nước giao Bộ Tư pháp quản lý việc đào tạo ở Học viện Tư pháp. Vấn đề vướng nhất là giáo viên. Nếu không có TP, KSV của TATC, VKSTC thì không còn khoa Đào tạo TP, KSV ở Học viên. Nên vấn đề là phối hợp với quan điểm xác định Học viện là trường của quốc gia, các cơ quan cùng chung tay cùng làm. Trong mô hình đào tạo chung, có thể giao cho Chánh án TANDTC chịu trách nhiệm về đào tạo TP, Viện trưởng VKSNDTC chịu trách nhiệm về đào tạo KSV về chương trình, nội dung giảng dạy, đội ngũ giáo viên...

* Thường trực BCĐ CCTP TƯ dự kiến phân công trách nhiệm trong đào tạo, bồi dưỡng các CDTP như sau:

Trường Đào tạo Cán bộ TA có nhiệm vụ bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới định kỳ và hàng năm cho đội ngũ CDTP thuộc ngành TƯ (thẩm phán, hội thẩm nhân dân, thẩm tra viên, thư ký TƯ), đào tạo nghề thư kts TA và thẩm tra viên.

Trường đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát có nhiệm vụ bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới định kỳ và hàng năm cho KSV, kiểm tra viên, điều tra viên ngành kiểm sát; đào tạo nghề kiểm tra viên của ngành kiểm sát.

Học viện Tư pháp có nhiệm vụ đào tạo chung nghề thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư, chấp hành viên, công chứng viên, giám định viên, thừa hành viên theo nhiệm vụ riêng của ngành; bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới định kỳ và hàng năm cho đội ngũ chấp hành viên, công chứng viên, giám định viên, thừa hành viên.

Hương Giang

Đọc thêm

Nhiều giải pháp linh hoạt tháo gỡ khó khăn trong công tác thi hành án dân sự

Ông Văn Đình Minh- Cục trưởng Cục THADS Hà Tĩnh phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Hữu Anh
(PLVN) -6 tháng đầu năm 2024, công tác Thi hành án dân sự (THADS) trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh gặp nhiều khó khăn, số việc, số tiền phải thi hành đều tăng cao trong khi đó thị trường bất động sản trầm lắng, các vụ việc liên quan đến đất đai, đánh bạc, lừa đảo có số lượng người bị hại lớn, tài sản thi hành án khó xử lý... ngành thi hành án đã khắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu, đề ra nhiều giải pháp linh hoạt đạt kết quả đáng khích lệ trên tất cả các mặt công tác.

Cảm xúc của các đại biểu lần đầu tiên được ra Đảo Bạch Long Vĩ

Cảm xúc của các đại biểu lần đầu tiên được ra Đảo Bạch Long Vĩ
(PLVN) - Trong không khí tuổi trẻ cả nước hướng tới chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024 và kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/1924), được sự đồng ý của Đảng uỷ - Lãnh đạo Bộ Tư pháp, Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp và Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam đã có những ngày trải nghiệm thật thú vị tại đảo Bạch Long Vĩ.

Truyền thông chính sách góp phần tạo sự đồng thuận xã hội

Cảnh Buổi làm việc.
(PLVN) - Ngày 26/4, Tổ Thư ký giúp việc của Hội đồng phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương (Tổ Thư ký) đã có buổi làm việc tại Bộ Giao thông vận tải (Bộ GTVT) về tình hình thực hiện Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 30/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 – 2027” (Quyết định số 407).

Diễn đàn cấp cao Việt Nam – Nhật Bản: Thúc đẩy hợp tác pháp luật và tư pháp trong khuôn khổ Dự án JICA

Diễn đàn cấp cao Việt Nam – Nhật Bản: Thúc đẩy hợp tác pháp luật và tư pháp trong khuôn khổ Dự án JICA
(PLVN) -Sáng 26/4, Bộ Tư pháp và các cơ quan đối tác pháp luật và tư pháp Việt Nam phối hợp với Bộ Tư pháp Nhật Bản, JICA Nhật Bản, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức Diễn đàn cấp cao lần thứ nhất trong khuôn khổ Dự án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật tại Việt Nam” giai đoạn 2021 -2025 - một dự án hợp tác quốc tế gắn chặt và là biểu tượng cho mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam và Nhật Bản trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp.

Tổ chức thành công hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024”

Tổ chức thành công hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024”
(PLVN) - Trong không khí tuổi trẻ cả nước hướng tới chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/1924), Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp và Đoàn Thanh niên Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam tổ chức hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024” tại đảo Bạch Long Vĩ .

Trao Quyết định tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tư pháp cho ông Đỗ Xuân Quý

Trao Quyết định tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tư pháp cho ông Đỗ Xuân Quý
(PLVN) - Ngày 25/4, Đảng ủy Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị Ban thường vụ Đảng ủy tháng 04/2024. Đồng chí Đặng Hoàng Oanh, Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Trần Tiến Dũng, Phó Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp và đồng chí Nguyễn Kim Tinh, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Bộ Tư pháp chủ trì Hội nghị.

Bắc Kạn giới thiệu văn bản pháp luật mới năm 2024

Hội nghị giới thiệu văn bản pháp luật mới năm 2024 tại Bắc Kạn (Ảnh: Hoàng Thu)
(PLVN) - Ngày 24/4, UBND tỉnh Bắc Kạn tổ chức Hội nghị triển khai các Luật được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, Kỳ họp thứ 6, Kỳ họp bất thường lần thứ 5 thông qua. Hội nghị được tổ chức trực tiếp và truyền hình trực tuyến tới các huyện, thành phố trong tỉnh.

Đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật chuyên nghiệp, khoa học, kịp thời, khả thi, hiệu quả

Thứ trưởng Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp.
(PLVN) - Ngày 24/4, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp Tổ công tác về lập đề nghị xây dựng Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Tham dự cuộc họp còn có đại diện Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ, đại diện cơ quan pháp chế một số bộ, ngành.

Hải Phòng: Chi cục THADS quận Đồ Sơn hoàn thành cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất

Lực lượng tham gia cưỡng chế di chuyển tài sản của người phải THA ra khỏi khu vực cưỡng chế.
(PLVN) - Ngày 24/4, Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) quận Đồ Sơn đã phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức cưỡng chế để chuyển giao quyền sử dụng đất cho Công ty TNHH Một thành viên Du lịch và Vui chơi Giải trí Đồ Sơn (địa chỉ tại Khu dân cư số 8, đường 353, phường Ngọc Xuyên, quận Đồ Sơn).