Công chức chưa “chừa” sách nhiễu dân

Hình chỉ có tính minh họa.
Hình chỉ có tính minh họa.
(PLO) - Theo kết quả Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS) năm 2017 vừa được công bố tuần qua, trung bình cả nước có 36,08% số người được hỏi không giải quyết công việc tại bộ phận một cửa và tỷ lệ này ở 63 tỉnh, thành là từ 16,7 - 71,1%. Đặc biệt, vẫn còn hơn 3% người dân, tổ chức được hỏi khẳng định công chức vẫn gây phiền hà, sách nhiễu trong quá trình giải quyết thủ tục.

Vụ trưởng Vụ Cải cách hành chính (CCHC), Bộ Nội vụ Phạm Minh Hùng cho biết, SIPAS 2017 được thực hiện với 5 yếu tố cơ bản của quá trình cung ứng dịch vụ hành chính công gồm: Tiếp cận dịch vụ hành chính công của các cơ quan hành chính nhà nước; Thủ tục hành chính; Công chức trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính; Kết quả cung ứng dịch vụ hành chính công; Việc tiếp nhận, giải quyết, góp ý phản ánh, kiến nghị. Nhưng ông Phạm Minh Hùng chỉ ra, “Kết quả khảo sát cho thấy việc tiếp cận, xử lý ý kiến góp ý, phản ánh, kiến nghị của các cơ quan hành chính địa phương chưa được quan tâm giải quyết đúng mức, các cơ quan chưa thực sự lắng nghe, có trách nhiệm giải trình với người dân, tổ chức ” .

Kết quả khảo sát cho thấy, SIPAS của tỉnh cao nhất là 95,75% (tỉnh Vĩnh Phúc), tỉnh thấp nhất là 67,70% (tỉnh Kon Tum) và giá trị trung vị là 79,76%. Nửa số tỉnh trong cả nước có SIAPS nằm trong khoảng 79,76 - 95,75% và nửa số tỉnh có chỉ số nằm trong khoảng 67,70 - 79,76%. Hơn nửa số tỉnh trong cả nước có SIPAS thấp hơn chỉ số trung bình của cả nước.

Qua khảo sát cho thấy, thời gian qua, chính quyền các địa phương đã rất nỗ lực nâng cao chất lượng đội ngũ công chức ở bộ phận một cửa, một cửa liên thông và thực hiện các biện pháp giám sát, xử lý đối với các trường hợp công chức vi phạm quy định trong giải quyết công việc cho người dân, tổ chức. Trung bình cả nước có 36,08% số người được hỏi không giải quyết công việc tại bộ phận một cửa và tỷ lệ này ở 63 tỉnh, thành là từ 16,7 - 71,1%. Cơ quan hành chính ở các địa phương đang thực hiện tốt việc trả kết quả đúng hẹn cho người dân nhưng vẫn còn 5,9% trễ hẹn. “Trong số những người dân, tổ chức bị trả kết quả trễ hẹn chỉ có 32,77% nhận được thông báo của cơ quan về sự trễ hẹn, 11,09% nhận được lời xin lỗi. Đặc biệt, có tỉnh không thực hiện bất kỳ thông báo hay xin lỗi về sự trễ hẹn trả kết quả đối với người dân, tổ chức”- ông Phạm Minh Hùng nhấn mạnh.

Vẫn còn hơn 3% người dân, tổ chức được hỏi khẳng định công chức vẫn gây phiền hà, sách nhiễu trong quá trình giải quyết thủ tục và 1,85% người dân, tổ chức được hỏi cho biết bị gợi ý nộp thêm tiền ngoài phí, lệ phí. SIPAS 2017 cho thấy tình trạng công chức gây phiền hà, sách nhiễu, gợi ý nộp thêm phí trong quá trình cung ứng dịch vụ hành chính công vẫn diễn ra ở tất cả 63 tỉnh, thành trong cả nước. 

Muốn dân hài lòng chính quyền phải thực sự vào vai phục vụ 

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn xác định: Cán bộ phải là “công bộc” của nhân dân. Chính vì vậy, “Việc gì lợi cho dân ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân ta phải hết sức tránh, chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta…”.

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, “công bộc” là phẩm chất đầu tiên, cần thiết nhất của người cán bộ (đó là người đại diện cho quyền lực của Nhà nước trên một lĩnh vực nhất định), nó chi phối, ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành các đức tính cần thiết khác của đạo đức người cách mạng. Điều này được thể hiện rõ nét thông qua suy nghĩ, thái độ và hành vi của họ, trong bất cứ hoàn cảnh nào đều biết đặt lợi ích chung của quốc gia, dân tộc, nhân dân lên trên lợi ích cá nhân của bản thân mình; biết hy sinh những lợi ích vật chất, tinh thần của cá nhân, sẵn sàng chấp nhận mọi khó khăn, vất vả, thậm chí hy sinh cả bản thân vì lợi ích chung...

Đánh giá Chỉ số cải cách hành chính năm 2017 của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (PAR INDEX) 2017, với sự nỗ lực của Chính phủ, bộ, ngành và chính quyền địa phương, thời gian qua, việc người dân, tổ chức phải đi lại nhiều lần để giải quyết công việc giảm đáng kể, thể hiện qua 78,09% số người được hỏi khẳng định chỉ cần đi lại 1-2 lần trong quá trình giải quyết công việc; 16,94% đi lại 3 - 4 lần. Tuy nhiên, vẫn còn có người dân, tổ chức phải đi lại nhiều lần để giải quyết công việc, với 2,42% số người được hỏi đi lại 5 -6 lần và 2,47% đi lại 7 lần trở lên. Như vậy, nhận thức rõ và thực hiện đúng vai trò “công bộc” mới giúp đội ngũ cán bộ, công chức nhận được “điểm cao” trong thước đo sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với dịch vụ hành chính công. 

Đánh giá về kết quả của SIPAS 2017, Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình cho rằng đây là kênh thông tin quan trọng để đánh giá khách quan chất lượng cung ứng dịch cụ hành chính công, qua đó phản ánh được yêu cầu, mong muốn của người dân, tổ chức đối với dịch vụ hành chính công của bộ máy nhà nước.  “Đặc biệt, các cơ quan hành chính phải luôn coi sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp, tổ chức là thước đo đánh giá chất lượng, hiệu quả hoạt động. Các cơ quan cần tăng cường khảo sát, thu thập ý kiến người dân, tổ chức một cách khách quan để phục vụ cho việc cải thiện, nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ công”, Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình nhấn mạnh.

Báo cáo SIPAS 2017 cũng cho thấy, có tới 74,72% số người được hỏi mong muốn tiếp tục đơn giản hóa thủ tục hành chính; 56,22% số người được hỏi mong muốn mở rộng các hình thức thông tin; 41,49% số người được hỏi mong muốn rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính.

Thái độ phục vụ của cán bộ, công chức cũng chính là yếu tố quan trọng để thúc đẩy hiệu quả công cuộc CCHC. Tại buổi công bố Chỉ số PAR Index 2017, chỉ ra những hạn chế còn tồn tại trong công tác CCHC nói riêng và của nền hành chính nói chung, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đề nghị các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TƯ chỉ đạo làm rõ nguyên nhân của hạn chế, yếu kém cũng như trách nhiệm của từng cá nhân, tổ chức trong triển khai từng nhiệm vụ CCHC; đồng thời, đề ra các biện pháp cụ thể để khắc phục, bảo đảm nhiệm vụ CCHC được triển khai đúng tiến độ, kế hoạch đề ra.

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thể chế, trọng tâm là rà soát, hoàn thiện thể chế về quản lý công chức, viên chức; thể chế liên quan đến doanh nghiệp, bảo đảm nguyên tắc không làm tăng thêm các điều kiện làm hạn chế cơ hội đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp trong quá trình xây dựng và hoàn thiện thể chế; khắc phục triệt để tình trạng nợ đọng việc ban hành các văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh; nâng cao chất lượng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm tính hợp pháp, đồng bộ, thống nhất, khả thi của hệ thống văn bản. 

Tập trung rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính, nhất là trên các lĩnh vực trọng tâm; tăng tính liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp. Thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; tiếp tục triển khai có hiệu quả các chính sách về tinh giản biên chế.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ CCHC với nội dung trọng tâm là: Công tác tuyển dụng, bổ nhiệm và sử dụng cán bộ, công chức, viên chức; tình hình chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính; tình hình tổ chức giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp.

Hoàn thiện việc ban hành Kiến trúc Chính phủ điện tử cấp bộ, cấp tỉnh theo quy định; đẩy mạnh việc xây dựng và sử dụng các phần mềm dùng chung, bảo đảm tính tương thích, đồng bộ và thông suốt để nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong quá trình xử lý công việc; tăng tỷ lệ sử dụng văn bản điện tử trao đổi giữa các cơ quan nhà nước; nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 3, 4.

Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cho biết, năm 2017, công tác CCHC đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương quan tâm triển khai thực hiện, với nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong hoạt động của bộ máy hành chính các cấp từ Trung ương tới cơ sở. Nền hành chính đã có chuyển biến tích cực theo hướng nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại, năng động, trách nhiệm, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của người dân, xã hội và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Kết quả cải cách hành chính đạt được toàn diện trên các lĩnh vực đã đóng góp quan trọng vào thành tựu chung phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế của đất nước trong giai đoạn vừa qua.

Bên cạnh đó, thông qua việc triển khai đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS 2017) tại 63 tỉnh, TP trực thuộc TƯ đã giúp cơ quan hành chính nhà nước xây dựng, cung ứng các dịch vụ hành chính công có chất lượng, đồng thời, có cơ sở điều chỉnh mục tiêu, nhiệm vụ cải cách hành chính phù hợp, đáp ứng yêu cầu, mong đợi của người dân, xã hội và sự phát triển của đất nước.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.