Cổ vật tàu đắm và “con đường gốm sứ” trên biển Đông

 Đồ gốm sứ khai thác từ 5 con tàu đắm đang lưu giữ tại các bảo tàng trong nước phần nào tái hiện bức tranh “Con đường tơ lụa”, “Con đường gốm sứ” trên biển Đông... Từ thế kỷ XIII, đồ sứ Việt Nam đã xuất sang các nước Đông Nam Á và Nhật Bảnn và cả vùng Trung Cận Đông.

Đồ gốm sứ khai thác từ 5 con tàu đắm ở vùng biển Việt Nam đang lưu giữ tại các bảo tàng trong nước tái hiện phần nào bức tranh “Con đường tơ lụa”, “Con đường gốm sứ” trên biển Đông. Từ thế kỷ XIII, đồ sứ Việt Nam đã xuất sang các nước Đông Nam Á và Nhật Bản, xa hơn là các nước vùng Trung Cận Đông.

Những chứng tích nghệ thuật tinh xảo

Trên con đường giao thương buôn bán tập nập ngày xưa, đã có không ít con tàu vĩnh viễn nằm lại trong lòng đại dương cùng với hàng hóa mà nó vận chuyển. Gió bão, đá ngầm và những rủi ro khác như cháy nổ, hư hỏng thân tàu là những nguyên nhân khiến các con tàu này không thể cập bến.

Phương tiện dùng để chuyên chở gốm sứ xuất khẩu là những chiếc tàu buôn loại lớn, chiều dài ba bốn chục mét, chiều ngang gần chục mét, chạy bằng buồm. Tại cù lao Chàm, cách Hội An không xa - nơi từng được mệnh danh là “trái tim” của các thương cảng quốc tế ở Đông Nam Á trong các thế kỷ XVI-XVIII - cũng đã có một con tàu buôn nằm lại dưới đáy biển sâu với vô số đồ gốm sứ.

Cổ vật từ con tàu đắm tại cù lao Chàm (Quảng Nam).
Cổ vật từ con tàu đắm tại cù lao Chàm (Quảng Nam).

Vào cuối thế kỷ XVII, có một con tàu buôn trên con đường lưu chuyển hàng từ Trung Hoa sang châu Âu khi đi qua vùng biển Việt Nam đã bị đắm tại Hòn Cau - Côn Đảo (Hòn Cau là một  trong 16 hòn đảo của Côn Đảo cách vùng biển Vũng Tàu 197 hải lý).

Hoặc con tàu đắm tại Cà Mau là con tàu chở hàng gốm sứ Trung Quốc thuộc đời Ung Chính nhà Thanh. Khi mang hiện vật của con tàu này đi đấu giá ở châu Âu, các nhà nghiên cứu hàng hải ở Hà Lan đưa ra nhiều tư liệu và hình ảnh cho thấy chủ nhân của chiếc tàu đắm là ông Pan Qiguan người ở miền Nam Trung Quốc và niên đại chính xác chiếc tàu đắm vào năm 1725. Dấu tích còn lại cho thấy tàu cổ Cà Mau được đóng bằng gỗ thuộc loại tàu buồm, dài khoảng 24m, rộng khoảng 8m.

Trong các cuộc khai quật trước đây ở ngoài khơi cù lao Chàm, các chuyên gia đã trục vớt từ con tàu cổ bị chìm dưới đáy đại dương được 340.000 cổ vật, trong đó, có 250.000 món đồ còn nguyên vẹn với trên 40 loại hình khác nhau, chủ yếu là gốm sứ Chu Đậu, là đồ gốm thương mại nổi tiếng của Việt Nam thời bấy giờ (thế kỷ 15). Hai trong số hàng chục loại gốm Chu Đậu gây ấn tượng, trở thành sản phẩm nổi tiếng, được ưa chuộng nhất với người sành đồ cổ là bình gốm hoa lam (còn gọi là bình củ tỏi) và bình Tỳ Bà...

Cổ vật từ con tàu đắm tại vùng biển Bà Rịa - Vũng Tàu.
Cổ vật từ con tàu đắm tại vùng biển Bà Rịa - Vũng Tàu.

Tàu cổ Cà Mau là chiếc tàu đắm thứ 4 được Nhà nước Việt Nam cho phép khai quật khảo cổ học vào năm 1998-1999. Nơi phát hiện tàu cổ nằm trong vùng biển huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, cách đất mũi về phía Nam khoảng 90 hải lý. Con tàu đắm này chứa 60.000 hiện vật, chủ yếu là hàng hóa gốm sứ, ngoài ra, có các đồ dùng của thủy thủ đoàn như chậu, hộp, khóa bằng đồng, dấu triệu và nghiêng mực bằng đá.

Đồ sứ có số lượng nhiều nhất là sứ men lam, tiếp đến là sứ men lam kết hợp với men nâu, sứ hoa lam kết hợp trang trí vẽ nhiều màu trên men. Cổ vật là đồ gốm sứ với kỹ thuật vẽ lam được chế tác tinh xảo. Trong hàng ngàn cổ vật gốm sứ, có nhiều chiếc chén sứ hoa lam rất mỏng, là hàng hóa có kỷ thuật tinh xảo trong nghệ thuật vẽ lam trên sứ.

Nhà khảo cổ giúp tàu đắm “cập bến”

Điều thiếu may mắn của người xưa nhưng mang lại “kết thúc có hậu”, mang lại điều tốt đẹp cho đời sau là các nhà khảo cổ đã vào cuộc để các con tàu đắm được “cập bến”. Các cổ vật nằm dưới lòng biển hàng trăm năm được vớt lên, đưa vào kho bảo quản và trưng bày ở các bảo tàng trong nước như Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử TP.Hồ Chí Minh, Bảo tàng Quảng Nam, Bảo tàng Bình Thuận, Bảo tàng Cà Mau...

Cổ vật từ con tàu đắm Cà Mau
Cổ vật từ con tàu đắm Cà Mau

Nhiều cổ vật độc bản đã được các bảo tàng tầm cỡ trên thế giới mượn trưng bày. Năm 2010, cuộc trưng bày cổ vật qui mô mang chủ đề “Nghệ thuật cổ Việt Nam: Từ đồng bằng ra biển lớn (Arts of anciant Vietnam: From river plain to open sea)” đã diễn ra tại hai bảo tàng của Hoa Kỳ. Những cổ vật độc bản có giá trị như ấm đầu phượng, ấm đầu gà, đĩa lớn trang trí hoa văn tam thái, tượng phụ nữ quí tộc, đĩa trang trí hoa văn hình rồng, ấm hình quả bầu... là đồ gốm sứ Chu Đậu được tìm thấy từ con tàu đắm cù lao Chàm đang lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam được mang đi trưng bày tại hai cuộc triển lãm nêu trên tại Mỹ.

Nhiều bảo tàng trên cả nước đều đã có bộ sưu tập quý giá từ những con tàu đắm. Bảo tàng Quảng Nam có hơn 5.000 đồ gốm sứ Chu Đậu. Là địa phương tìm ra con tàu đắm, Hội An cũng được hỗ trợ cổ vật từ Bảo tàng Quảng Nam để hình thành nên Bảo tàng Gốm sứ mậu dịch tại phố cổ, phục vụ khách tham quan du lịch. Sau khi nhận hơn 5.000 món đồ gốm sứ từ con tàu đắm cù lao Chàm và nhiều hiện vật khảo cổ học tại làng Chu Đậu thuộc huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương đã xây dựng một bảo tàng chuyên đề gốm sứ Chu Đậu.

Tại huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang cũng có một bảo tàng tư nhân đầu tiên giới thiệu bố sưu tập đồ gốm sứ từ các con tàu đắm. Công ty Đoàn Ánh Dương, sau khi được Nhà nước cho phép tìm kiếm, khai thác cổ vật từ các con tàu đắm cũng đã sở hữu nhiều cổ vật, nhất là đồ gốm Chu Đậu và đang ấp ủ xây dựng một bảo tàng tư nhân về khảo cổ học dưới nước, đồng thời hình thành một trung tâm bán đấu giá cổ vật, mở ra thị trường cổ vật của Việt Nam. Chưa hết, cổ vật còn mang lại nguồn thu ngân sách cho các địa phương. Năm 2007, qua 5 phiên đấu giá 76.000 cổ vật từ tàu đắm Cà Mau tại Hà Lan, tỉnh Cà Mau và tỉnh Bình Thuận đã thu được trên 2,5 triệu EUR - tương đương với 3,25 triệu USD.

Khám phá, thưởng ngoạn cổ vật từ các con tàu đắm là một cuộc du ngoạn về quá khứ để hình dung lại một thời vang bóng của “con đường tơ lụa trên biển”. Nó cho ta cảm nhận vẻ đẹp của gốm sứ, mở ra ý tưởng thành lập bảo tàng chuyên đề gốm sứ tầm cỡ quốc gia và minh chứng cho một tương lai tươi sáng của ngành khảo cổ học dưới nước của Việt Nam.

Trần Tấn Vịnh (Giám đốc Bảo tàng tỉnh Quảng Nam)

Tin cùng chuyên mục

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

(PLVN) - Những năm qua, điện ảnh Việt Nam đã có những bước tiến, tăng trưởng hàng năm và có những tác phẩm “ăn khách”.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đáng ghi nhận, ngành điện ảnh vẫn đang đối mặt với những khó khăn, rào cản về chi phí, đặc biệt vấn đề dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng - GTGT (sửa đổi) sắp tới.

Đọc thêm

'Ông vua chân dung' của nhiếp ảnh Việt Nam

Bức ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngồi bên nhạc sĩ Văn Cao vào ngày mùng 6 Tết Nhâm Thân 1992. (Ảnh: Nguyễn Đình Toán)
(PLVN) - Sở hữu tư liệu đồ sộ với hàng vạn bức ảnh quý giá chụp chân dung các văn nghệ sĩ, nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Đình Toán được người trong nghề gọi với cái tên thân thương là “ông vua chân dung”. Đây không chỉ là một nghệ danh, mà còn là sự ghi nhận cho những đóng góp không ngừng nghỉ của ông trong việc lưu giữ và tôn vinh vẻ đẹp nghệ thuật qua từng khuôn mặt, từng nhân vật mà ông đã có cơ hội ghi lại trong suốt mấy chục năm qua.

'Multiverse - Đa vũ trụ' - Khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người

"Multiverse - Đa vũ trụ” ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Album “Multiverse - Đa vũ trụ” của Tùng Dương có các ca khúc ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người, về sinh tồn và ý nghĩa cuộc sống, về khả năng vượt thoát khỏi không gian sống chật hẹp để vươn tới những vũ trụ xa xăm hoặc để trở về khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người…

Khát khao làm phim điện ảnh “bom tấn”

Bộ phim "Khóc hay cười" thu hút nhiều khán giả.
(PLVN) - “Chúng tôi cố gắng một năm sẽ làm 3 - 4 phim chiếu rạp. Chúng tôi mong muốn làm phim điện ảnh bom tấn, kiểu Hollywood ”. Đó là lời chia sẻ của Đạo diễn Phạm Đức Dũng tại họp báo ra mắt Hãng phim Bạch Mã ngày 13/11/2024 tại Hà Nội.

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt
(PLVN) -  Xuất sắc vượt qua nhiều đại diện đến từ các quốc gia trên thế giới, Huỳnh Thị Thanh Thủy đã đăng quang ngôi vị cao nhất, mang về chiếc vương miện danh giá Hoa hậu Quốc tế đầu tiên cho Việt Nam, đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu tên tuổi Việt Nam trên bản đồ nhan sắc thế giới.

'Giọng hát hay Hà Nội năm 2024' - khơi dậy tình yêu Hà Nội

Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” chính thức trở lại, tiếp tục hành trình tìm kiếm và vinh danh những giọng ca trẻ đầy tài năng của Thủ đô. (ảnh Thùy Dương)
(PLVN) - Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” không chỉ là sân chơi nghệ thuật, mà còn là dịp để các thí sinh cũng như người dân Hà Nội ôn lại những trang sử hào hùng và khơi dậy tình yêu, niềm tự hào về quê hương trong trái tim mỗi người.

Văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước

Các đại biểu thảo luận tọa đàm: "Doanh nghiệp thời 4.0: Chuyển đổi văn hóa số tạo nên sự khác biệt."(Ảnh: BTC).
(PLVN) -  “Trong giai đoạn hiện nay, trước các cơ hội và thách thức đặt ra, chúng ta đã xác định văn hóa là nguồn lực nội sinh quan trọng. Bảo vệ bản sắc văn hóa, phát huy tiềm năng sức mạnh văn hóa dân tộc trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước”.

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ (ảnh P.V)
(PLVN) - Triển lãm gốm "Hiện Linh" mang tới công chúng, những người yêu nghệ thuật gần 200 tác phẩm lần đầu được ra mắt của Giáo sư, họa sĩ Ngô Xuân Bính. Trong không gian đương đại tại Bảo tàng Hà Nội, các tác phẩm gốm ‘Hiện Linh’ sẽ dẫn dắt người xem bước vào thế giới vừa quen thuộc, vừa mới lạ của đất Mẹ.