Cơ quan có thẩm quyền đang xem xét lại những ý kiến trái chiều về vụ án Hồ Duy Hải

(PLVN) - Ngày 24/6, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cùng Đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị TP Cần Thơ đã có buổi tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV với cử tri cán bộ hưu trí diện Thành ủy Cần Thơ quản lý và cử tri ở quận Thốt Nốt.

Nhân sự lựa chọn chưa kỹ

Tại buổi tiếp xúc, các cử tri thể hiện sự phấn khởi vì trong tình hình dịch bệnh, Đảng, Nhà nước và các ngành chức năng đã tập trung lo cho dân, thể hiện được sự uy tín, giúp nâng tầm đất nước. Bên cạnh đó, các cử tri cũng có nhiều ý kiến xoay quanh vấn đề lựa chọn nhân sự.

Theo đó, cử tri Lê Xã Hội cho rằng, khi chọn nhân sự, chúng ta có nhiều tiêu chí nhưng khi có được chức quyền thì buông lỏng dẫn đến nhiều cán bộ là ủy viên Trung ương, Bộ Chính trị sai phạm bị xử lý. Như vậy, việc chọn lựa cán bộ cần được làm kỹ và phải chuẩn.

Đặc biệt, ông Hội còn nêu quan điểm, việc phê bình và tự phê bình của cán bộ, đảng viên chưa phát huy hiệu quả. "Phê bình và tự phê bình hiện nay hạn chế lắm, vì sợ đụng chạm, sợ mất cấp, mất chức”.

Đồng ý kiến, cử tri Nguyễn Xuân Tỷ cũng nhận thấy vấn đề nhân sự quá phức tạp quá. Bộ Chính trị cũng có khuyết điểm, các tỉnh, thành cũng có vấn đề. Khi chọn nhân sự, nếu phát hiện có vấn đề thì phải điều tra xác minh kỹ chứ đừng để đưa vào Bộ Chính trị, đưa vào Ban chấp hành Trung ương, đưa vào thường vụ… rồi xảy ra sai phạm.

Cơ quan có thẩm quyền đang xem xét lại những ý kiến trái chiều về vụ án Hồ Duy Hải ảnh 1
 Chủ tịch Quốc hội lắng nghe ý kiến của cử tri.

Sau khi tiếp thu, ghi nhận các ý kiến, Chủ tịch Quốc hội nhận định, ý kiến của cử tri về công tác nhân sự là rất đúng. Chủ trương, Nghị quyết có hay đến đâu nhưng con người tổ chức, thực hiện mà chọn không đúng thì có thể không làm đúng được. Tất cả những lời hay, ý đẹp thể hiện trong Nghị quyết sẽ không đạt được như mong muốn.

Vì vậy, công tác cán bộ là công tác hàng đầu. Về công tác phê bình và tự phê bình, bà Ngân cũng cho biết, những trường hợp sai phạm được phát hiện từ chi bộ. Nơi nào làm tốt công tác phê và tự phê thì nơi đó chắc chắn không xảy ra sai phạm.

Hiện nay, việc phê bình và tự phê bình còn nể nang, chưa thẳng thắn. Cấp dưới không dám phê bình cấp trên, không bao giờ dám chỉ ra những cái cần đổi mới trong công tác lãnh đạo. Hay tự phê bình thì phần khuyết điểm nêu là còn nể nang, chưa mạnh dạn đấu tranh xây dựng nội bộ.

“Như vậy, cần phải có hình thức làm sao khuyến khích đảng viên và cấp dưới đóng góp một cách chân thành, trách nhiệm đối với cấp trên thì chúng ta sẽ xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh!”, bà Ngân nhấn mạnh.  

Cơ quan có thẩm quyền đang xem xét lại những ý kiến trái chiều về vụ án Hồ Duy Hải ảnh 2
  Cử tri nêu kiến nghị tại buổi tiếp xúc.

Vụ án Hồ Duy Hải chưa thỏa đáng dư luận

Cũng tại buổi tiếp xúc, các cử tri cũng đề cập đến vụ trọng án Hồ Duy Hải và đề nghị “Đoàn ĐBQH nên giải thích rõ để cử tri khỏi thắc mắc. Không biết có oan sai hay không oan sai” - cử tri Nguyễn Thanh Sơn phát biểu.

Cùng ý kiến với cử tri Sơn, cử tri Nguyễn Xuân Xinh đặt câu hỏi, "với vụ án đặc biệt nghiêm trọng được xã hội quan tâm này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có quan điểm như thế nào?".

Cơ quan có thẩm quyền đang xem xét lại những ý kiến trái chiều về vụ án Hồ Duy Hải ảnh 3
 Hơn 200 cử tri đến tham dự hội nghị tại quận Thốt Nốt.

Trước vấn đề này, Chủ tịch Quốc hội trả lời, “Vụ án Hồ Duy Hải ở Long An là một vụ án phức tạp, diễn ra hơn 11 năm. Chính vì tính chất phức tạp mà vụ án kéo dài, nhận được sự quan tâm của dư luận. Theo đó, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo giám sát tối cao các vụ án oan sai và báo cáo giám sát đó cũng được báo cáo trước Quốc hội.

Chúng tôi đã có báo cáo về những ý kiến trái chiều của dư luận đến các cơ quan có thẩm quyền để nghe lại; các cơ quan đang xem xét nên hôm nay tôi chưa báo cáo được kết quả như thế nào. Chúng ta chưa thể phán xét là oan hay không oan hay quy trình tố tụng như thế nào. Để các cơ quan có trách nhiệm xem xét lại đúng với pháp luật và sẽ báo cáo sau. Còn việc xét xử 3 cấp đều là 1 người là không đúng”, bà Ngân nói.

Giao thông ĐBSCL cần được quan tâm

Ngoài ra, tại buổi tiếp xúc, nhiều cử tri cũng đặt vấn đề liên quan đến hạ tầng giao thông của vùng ĐBSCL. Trong đó, cử tri Võ Văn Nhường cho rằng, hiện nay nhu cầu đi lại, lưu thông hàng hóa giữa ĐBSCL với những nơi khác là rất lớn nhưng hạ tầng giao thông lại đang xuống cấp trầm trọng, không đáp ứng đủ nhu cầu của người dân.

Ngoài tuyến cao tốc TP Hồ Chí Minh – Trung Lương đang được sử dụng thì tuyến Trung Lương - Mỹ Thuận sau 10 năm thi công vẫn chưa hoàn thành. “Quốc hội cho biết, tuyến đường cao tốc nối Cần Thơ đến TP Hồ Chí Minh, thời gian nào hoàn thành, sử dụng?”, ông Nhường hỏi.

Cử tri Nguyễn Thị Lệ Thủy cũng ý kiến, dự án đường tránh Long Xuyên gồm đoạn qua địa bàn quận Thốt Nốt và TP Long Xuyên. HIện đoạn TP Long Xuyên đã bồi thường, giải phóng mặt bằng, riêng đoạn quận Thốt Nốt chưa triển khai thực hiện, để đảm bảo kết nối giao thông đường bộ tuyến tránh, góp phần làm giảm áp lực lưu lượng xe qua nội ô Thốt Nốt và Quốc lộ 80, cũng như phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng, thu hút đầu tư kinh tế - xã hội cho địa phương.

Cạnh đó, khi nâng cấp Quốc lộ 91 đoạn đường từ Ô Môn đến giáp tỉnh An Giang, có một số đoạn chưa đặt cống thoát nước, nhất là hai bên dốc cầu nên khi mưa lớn ứ đọng, ảnh hưởng đến người tham gia giao thông, dễ gây tai nạn và ô nhiễm môi trường. “Kính đề nghị Quốc hội quan tâm, nhắc nhở các ngành chức năng sớm có kế hoạch triển khai thực hiện các dự án trên”, bà Thủy nói.

Cơ quan có thẩm quyền đang xem xét lại những ý kiến trái chiều về vụ án Hồ Duy Hải ảnh 4
Chủ tịch Quốc  hội Nguyễn Thị Kim Ngân ghi nhận ý kiến và phản hồi cho các cử tri.

Sau khi lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của cử tri, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thống nhất với ý kiến của cử tri, cho rằng hạ tầng giao thông khu vực ĐBSCL còn nhiều khó khăn, hạn chế hơn những vùng khác.

Nhà nước đã quan tâm đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, cầu Mỹ Thuận 2 đang được triển khai. Cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ dự kiến hoàn thành vào năm 2023. “Tuy nhiên, đến năm 2023 thì lâu quá, quan điểm của Quốc hội và Chính phủ là muốn cố gắng đẩy sớm tiến độ để có thể đưa cao tốc này vào hoạt động trong năm 2022.

Riêng đối với dự án đường tránh Long Xuyên, dự án này thuộc Bộ Giao thông nên tôi sẽ về hỏi lại Bộ trưởng Bộ Giao thông Nguyễn Văn Thể xem như thế nào để trao đổi thêm với đại biểu Cần Thơ. Liên quan đến cống thoát nước, đề nghị ngành Giao thông Vận tải Cần Thơ kiểm tra, nếu chưa có tiền phân bổ sửa chữa thì báo cáo Bộ Giao thông”, bà Ngân cho biết.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.