Cô giáo khiếm thị truyền ánh sáng cho trẻ đồng cảnh ngộ

Bao năm sống trong bóng tối, cô Trần Thị Cúc đã quên đi bất hạnh riêng để sống và dạy các học trò cùng cảnh ngộ.

Bao năm sống trong bóng tối, cô Trần Thị Cúc đã quên đi bất hạnh riêng để sống và dạy các học trò cùng cảnh ngộ.

Bệnh hiểm cướp đi đôi mắt

Tôi tìm đến địa chỉ 86 đường Phố Hiến  - TP. Hưng Yên để gặp chị Cúc. Ngồi tâm sự với chị, lòng tôi không khỏi bùi ngùi, khi nước mắt chị đã chực trào ra, nhìn đám học trò, sợ chúng biết, chị nén lại.

Chị Cúc có vóc dáng thon thả, da trắng, xinh xắn, chỉ đôi mắt mờ là đờ đẫn, nhưng nhìn xa vẫn thấy vẻ mặn mà. Chị Cúc kể rằng, thủa nhỏ cũng như bao bạn bè cùng trang lứa, được đi học, sống trong tình yêu thương của gia đình, hồn nhiên trong những buổi chăn trâu cắt cỏ.

Vào một năm Cúc đang học lớp ba, khi gia đình và dân làng chuẩn bị đụng lợn đón Tết thì Cúc bị lên sởi. Ông Trần Văn Bờ - bố của Cúc thấy bệnh này chưa đến nỗi nguy hiểm, nên định đợi ra Tết mới đưa con đi khám. Mồng ba Tết, Cúc ra sân tắm nắng, lúc sau thì mắt bỗng bị mờ đi. Ông Bờ mời bác sĩ đến, nhưng bác sĩ lắc đầu không biết bệnh gì. Ông Bờ lại đưa con lên bệnh viện tỉnh, trung ương, nhưng tất thẩy đều không chữa được. Trước đó anh con cả của gia đình là anh Trần Văn Sách cũng bị mù vì sởi năm đang học lớp 7.

Y học bó tay, chấp nhận đôi mắt tối, Cúc cố chịu đựng và sống như người bình thường. Trong học tập, Cúc cố gắng để theo kịp các bạn. Suốt quãng thời gian đi học, chỉ bằng nghe và ghi nhớ lời cô giảng rồi trả bài miệng. Cúc không bỏ bất cứ một buổi học nào, kết quả học tập của chị luôn đạt loại tốt. Do hoàn cảnh gia đình, chị phải nghỉ học khi đang học lớp 7.

Chị bảo: “Đó là lần đầu tiên tôi ý thức về mất mát của mình một cách sâu sắc. Từ đó ở nhà, tất cả các cháu là con của anh chị trong nhà đều do tôi bế bồng. Chăm con mọn cũng mệt lắm, nhưng phải yêu quý chúng thì chúng mới ngoan. Tạm biệt thầy cô, bè bạn và lớp học, tôi thấy cô đơn khủng khiếp. Thế giới giao tiếp bị thu hẹp, tôi lặng lẽ y như con rùa vậy”.

Cô giáo khiếm thị truyền ánh sáng cho trẻ đồng cảnh ngộ ảnh 1
 
Ông bà Trần Văn Bờ đã già, ngoài 70 tuổi. Dù thương con nhưng lực bất tòng tâm, bởi cuộc sống của ông bà cũng chỉ nhờ vào mấy sào ruộng. Nỗi bất hạnh của các con ám ảnh chập chờn trong cả những giấc ngủ của ông bà. Hai ông bà tập cho con làm, dạy con tự lập và luôn tâm niệm một điều là phải sống tốt.

Nhưng sự chán nản bi quan ám ảnh thường trực trong lòng đứa con gái. Chị Cúc thổ lộ: “Không dưới hai lần tôi định tìm đến cái kết cục bi thảm cho mình, nhưng trái tim tuổi trẻ khao khát được sống đã mách bảo tôi rằng: Lẽ nào chết uổng phí khi chưa làm được gì cho người thân, cho cuộc đời. Mình còn may mắn hơn nhiều người khác là có một gia đình là chỗ dựa, rằng cuộc đời vốn rất công bằng chẳng lấy hết của ai bao giờ”.

Phải sống không chỉ cho mình

Năm 2001, Hội người mù tỉnh Hưng Yên được thành lập, anh Trần Văn Sách, anh trai của Cúc đã được nhận vào làm. Mấy cán bộ đến gặp bố của Cúc để động viên ông cho cả con gái tham gia công tác Hội. Ông Bờ bảo con gái ra chào cán bộ, Cúc ngại không dám ra. Phải đến khi người bố dịu dàng kéo tay, cô con gái nhút nhát mới chịu ra gặp.

Chị Cúc nhớ lại: “Lúc đó mọi người hỏi tôi có muốn vào Hội không, tôi trả lời ngay là không muốn vào. Sau đó họ kể về những cái sẽ được khi vào Hội: Được làm việc, được học hành, có lương và nhiều điều khác. Tôi thấy thú vị, thế là thưa: Cháu muốn tham gia”.

Đêm ấy, nằm trên giường mà Cúc thao thức, không sao nhắm mắt được, với lòng  hồi hộp lạ thường. Chị không ngờ có điều tốt đẹp xảy đến với mình. Nhưng niềm hy vọng ấy dường như tan biến theo ngày tháng. Không thấy Hội người mù nói gì đến chuyện nhận chị. Phải đến ba tháng sau, chị nhận được giới giấy báo đi học. Nó như một cơn gió xua tan mọi ưu phiền, nỗi thất vọng, như cơn mưa đổ về cho hàng cây khỏi khô cháy. Cúc chính thức bước vào ngưỡng cửa để làm một người bình thường.

Hội người mù 2002 chỉ có vài người, trong đó Cúc là nữ duy nhất. Chị được cử đi học Khóa nữ công đầu tiên của Hội người mù Việt Nam. Cúc đã bạo dạn hơn trước vì được giao tiếp với bè bạn. Năm 2003, Đại hội Hội Người mù của tỉnh chính thức, Cúc lại được cử đi học thêm Khóa đào tạo giáo viên, Khóa quản lý cán bộ, rồi khóa xóa mù chữ.

Chị lại học thêm nghề mát xa tẩm quất, xin đi làm thêm để có tiền trang trải thêm việc học. Năm 2003 chị về Hưng Yên dạy Khóa xóa mù chữ đầu tiên do tỉnh Hội tổ chức ở khách sạn Hồng Ngọc. Tháng 3 năm 2004, lớp Tiền hòa nhập được thành lập, Cúc được Hội điều về giảng dạy ở gắn bó với lớp đến bây giờ. Hai năm liền Cúc được nhận bằng khen của Trung ương hội Người mù Việt Nam (năm 2005, 2007), năm 2006 được Ủy ban nhân dân tỉnh tặng bằng khen. Chị cười nói: “Dù có điều gì thì tôi vẫn muốn sống cho bọn trẻ. Tôi đã nuôi quyết tâm trong mình từ lâu rồi. Con người không phải chỉ ích kỷ sống cho riêng mình, đúng không?”.  

Cô và trò cùng tìm ánh sáng

Ngồi với chị tại Lớp tiền hoà nhập dành cho trẻ em mù, gồm các em từ 7 tuổi trở lên, chị bảo khi đủ kiến thức sẽ đưa các em ra học hoà nhập ở các trường phổ thông. Hầu hết các em không tự phục vụ được bản thân, chị Cúc cùng hai chị khác của Hội hướng dẫn các em tỉ mỉ từng bước, từng việc để chúng tự chăm sóc được bản thân mình. Để có thêm kiến thức trong giảng dạy, chị mày mò học hỏi mọi người. Nhờ mua sách báo về những nội dung mà chị quan tâm, nhờ người đọc để thu băng, chị nghe rồi viết bằng chữ nổi, đúc rút kinh nghiệm giảng dạy.

Câu chuyện về lớp học của chị Cúc có cả những chuyện vui và buồn. Nhưng tất cả đều hướng đến ánh sáng, đó là thu lượm kiến thức sống tốt ở đời. Thời kỳ đầu lớp mới thành lập, công việc rất khó khăn. Chị Cúc và 3 người nữa phải giúp học sinh rất nhiều trong sinh hoạt hàng ngày. Có những lúc chán nản khi các em không nghe lời nhưng nhìn chúng khóc vì nhớ nhà lại thương, lại dỗ dành, rồi cả cô, trò ôm nhau khóc nức nở. Chị thấy vui khi bọn trẻ dần dần hiểu ra. Và chúng thực sự sống với nhau rất hạnh phúc.

Trăn trở của cô giáo Cúc là làm sao cho các em được ăn no, ngủ yên lành và có điều kiện học tập hơn. Hiện tại các em hiểu và học được rất khó vì các trang thiết bị học tập mà Hội cung cấp rất hạn chế. Về chuyện ăn uống, Hội chỉ cho một số tiền nhất định, chị Cúc và hai cô khác phải thuê nhà, chi phí các khoản khác thì chẳng còn lại là mấy. Cho nên, chị Cúc chỉ có thể cố gắng cho các em được ăn no.

Chị Cúc đã có những học trò đi làm. Hội cũng mở được phòng mát-xa tẩm quất dành cho người khiếm thị tại Hưng Yên. Đó là những nơi tiếp nhận các em vào làm việc, để sống và hoà nhập với cộng đồng. Lúc rảnh rỗi, Cúc lại kể chuyện vui, chuyện về những tấm gương sáng cho các em hiểu về đời nhiều hơn.

Về chuyện riêng tư, chị Cúc tâm sự, cũng đã có những người đàn ông “đặt vấn đề” với chị. Nhưng chị không dám nhận lời... Có một người đàn ông chưa vợ, yêu chị thật lòng, nhưng gia đình anh ta cấm đoán chị. Chị đành phải ngậm ngùi bỏ qua chuyện đó.

Tạm biệt chị, tôi mong chị sẽ về được một bến đỗ nào đó. Và chị có sức khỏe để có thể dìu dắt, đồng hành cùng các em học sinh khiếm thị, đi tìm ánh sáng cho đời mình.

Dương Khánh Thảo  

Đọc thêm

Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Bác

Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Bác
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), sáng 18/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tưởng niệm các Anh hùng Liệt sỹ

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tưởng niệm các Anh hùng Liệt sỹ
(PLVN) - Kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 - 2024), sáng 18/5, Đoàn đại biểu Lãnh đạo, nguyên Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tới đặt vòng hoa tưởng niệm các Anh hùng Liệt sỹ tại Ðài tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ (đường Bắc Sơn - Hà Nội).

Sự giản dị của Hồ Chí Minh là tột cùng của sự sâu sắc và vĩ đại

Bác Hồ đến dự Hội nghị cán bộ Công đoàn cơ sở toàn miền Bắc 13.8.1962. (ẢnhTư liệu: TTXVN)
(PLVN) - Dành cả cuộc đời nghiên cứu, tìm hiểu về Bác Hồ, GS.TS Hoàng Chí Bảo, chuyên gia cao cấp, nguyên Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương nhận định, sự giản dị, tinh tế chỉ có được bởi trí tuệ và tâm hồn vĩ đại mênh mông của Bác. Sự giản dị là tột cùng của sự sâu sắc và vĩ đại - đó cũng là bản lĩnh Hồ Chí Minh.

Ấn tượng kết quả Thi đua Quyết thắng toàn quân

Các điển hình của Sư đoàn 5, QK7 được tuyên dương, khen thưởng. (Ảnh trong bài: Hoàng Thành)
(PLVN) - Thực hiện phong trào Thi đua Quyết thắng (TĐQT) giai đoạn 2019 - 2024, các cơ quan, đơn vị trong toàn quân đã phát động nhiều phong trào thi đua tập trung giáo dục, quản lý, huấn luyện bộ đội nâng cao bản lĩnh, kiến thức, trình độ, thuần thục kỹ, chiến thuật, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, đơn vị vững mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu”.

Sớm đưa các đạo luật về an ninh trật tự đi vào cuộc sống

Thiếu tướng Trần Thanh Phong, Phó Cục trưởng Cục Truyền thông Công an nhân dân mong các đạo luật sớm đi vào cuộc sống. (Ảnh: T.Kiên)
(PLVN) - Ngày 17/5, Bộ Công an tổ chức cuộc tọa đàm, trao đổi giữa phóng viên các cơ quan báo chí trong và ngoài Công an nhân dân với lãnh đạo các đơn vị chủ trì soạn thảo các dự án luật do Bộ chủ trì soạn thảo, trình Quốc hội khóa XV tại Kỳ họp thứ 7 cùng một số đại biểu Quốc hội, chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng pháp luật.

Nâng cao hiệu quả kiểm soát an toàn lao động, vệ sinh thực phẩm

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh. (Ảnh: Quochoi.vn)
(PLVN) - Tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa diễn ra, đề cập đến hạn chế, bất cập trong công tác bảo đảm an toàn vệ sinh lao động, một số ý kiến cho rằng cần tăng cường, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát an toàn vệ sinh lao động, an toàn vệ sinh thực phẩm.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa
(PLVN) - Chiều tối ngày 16/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa nhằm tiếp tục thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Đại tướng Lương Cường giữ chức vụ Thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường giữ chức vụ Thường trực Ban Bí thư
(PLVN) – Bộ Chính trị báo cáo Ban Chấp hành Trung ương Đảng về việc Bộ Chính trị đã quyết định phân công đồng chí Đại tướng Lương Cường, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia Ban Bí thư và giữ chức vụ Thường trực Ban Bí thư.

Hội nghị Trung ương 9: Có ý nghĩa rất quan trọng trong chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng

Hội nghị Trung ương 9: Có ý nghĩa rất quan trọng trong chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng
(PLVN) – Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, nội dung chương trình Hội nghị Trung ương lần này tuy không nhiều đầu việc, nhưng có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng và chỉ đạo chuẩn bị Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng.