Có cột thu lôi vẫn bị sét đánh, tại sao?

Sau khi báo PLVN có bài viết “Sét đánh và cách phòng tránh, nhiều bạn đọc đã đề nghị báo tiếp tục làm rõ và giải thích kỹ hơn về vấn đề này. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với TS. Nguyễn Xuân Anh, Phó Viện trưởng Viện Vật lý Địa cầu xung quanh vấn đề trên.

Sau khi báo PLVN có bài viết “Sét đánh và cách phòng tránh, nhiều bạn đọc đã đề nghị báo tiếp tục làm rõ và giải thích kỹ hơn về vấn đề này. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với TS. Nguyễn Xuân Anh, Phó Viện trưởng Viện Vật lý Địa cầu xung quanh vấn đề trên.

dgf
TS. Nguyễn Xuân Anh (ảnh), Phó Viện trưởng Viện Vật lý Địa cầu

* Thời gian qua, đặc biệt là những ngày gần đây Hà Nội và các tỉnh lân cận xuất hiện nhiều trận mưa lớn, kèm theo sấm, sét đánh cháy cửa hàng, nhà ở và các trạm biến áp…Đây có phải là hiện tượng bất thường không, thưa ông?

- Đây không thể coi là hiện tượng bất thường vì ở Việt Nam, mùa dông sét thường bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10. Những cơn dông đầu mùa xảy ra khi có các khối khí giao tranh hoặc cơn dông hình thành sau nhiều ngày nắng nóng thường có nhiều sét. Dòng điện sét khi đánh trực tiếp thường làm chết người và phá huỷ nhà cửa. Tác dụng nhiệt sẽ nguy hiểm trong trường hợp tại vị trí tiếp xúc có những vật dễ cháy, có thể xảy ra hoả hoạn. Sóng điện từ tia sét có thể gây tác hại từ xa lên các mạch điện gọi là sét đánh cảm ứng. Đây là nguyên nhân gây hỏng hóc các thiết bị điện như tivi, đài ở các khu dân cư, điện và điện tử ở các khu công nghiệp khi bị sét đánh gần.

* Ông có thể dự báo thời gian tới tại Hà Nội hiện tượng trên sẽ diễn biến ra thế nào?

- Thường ở Hà Nội mùa dông bắt đầu từ tháng 4, hoạt động mạnh dần vào các tháng 5,6 và mạnh nhất trong tháng 7 và sau đó giảm dần và kết thúc vào tháng 10. Đây là quy luật chung, tuy nhiên hiện tượng dông sét có thể thay đổi rất nhiều từ năm này sang năm khác và hiện nay rất khó dự báo cho từng mùa dông sét.

Để chống sét, nhiều nhà đã làm cột thu lôi, tuy nhiên vẫn bị sét đánh. Ông có thể giải thích về hiện tượng này như thế nào?

Hệ thống chống sét đánh thẳng (gồm bộ phận kim thu sét hay cột thu lôi, dây thoát sét xuống và bộ phận tiếp đất) có tác dụng bảo vệ công trình, tức là khi sét đánh vào, hệ thống chống sét có tác dụng chuyển dòng điện sét xuống đất một cách nhanh chóng. 

Tuy nhiên, một phần năng lượng dòng sét vẫn thâm nhập vào thiết bị trong nhà qua cảm ứng và lan truyền nên vẫn gây hỏng hóc thiết bị, nhất là các thiết bị điện, điện tử. Bởi vậy, chúng ta cần lắp đặt các thiết bị chống quá điện áp sét chuyên dụng để bảo vệ các thiết bị này. Theo thống kê, sét thường lựa chọn các vật cao hơn xung quanh để đánh vào và vì vậy, nếu người đi dưới trời mưa và lại cao hơn các vật khác như đi ngoài cánh đồng trống thì rất nguy hiểm. Yêu cầu của an toàn phòng tránh sét là khi có dông cần phải ở trong các công trình có hệ thống chống sét.

* Khi đi ngoài trời mưa mà nói chuyện bằng điện thoại di động thì nguy cơ bị sét đánh có cao không? Ông có lời khuyên gì cho những đối tượng này?

- Việc sử dụng điện thoại di động không làm nguy cơ bị sét đánh tăng lên, ngược lại khi trời có dông thì không nên nói chuyện bằng điện thoại bàn có dây nối, vì sét có thể lan truyền qua dây điện thoại.

* Khi người bị sét đánh, cần cấp cứu như thế nào, thưa ông?

- Khi con người bị sét đánh, ngoài việc bị cháy, bỏng, sét còn gây tác hại lên hệ thần kinh, gãy xương, mất thính giác, thị giác, hay trí nhớ. Vì thế, người bị sét đánh cần được cứu trợ ngay tức khắc. Nếu người bị sét đánh mà ngất (tim ngừng đập, tắt thở) thì phải thực hiện khẩn cấp các động tác hô hấp, trợ tim nhân tạo và tìm những nơi có xương bị gãy; đặc biệt cẩn thận không di dời những nạn nhân nếu nghi ngờ bị gãy cột sống. Không làm ướt những nơi bị bỏng và tìm cách nhanh nhất để nhân viên y tế đến.

Trân trọng cám ơn ông!

Những việc không nên làm: Đứng gần vật cao, gần nước, gần cây, gần xe cộ, gần nhà, tại các nơi cánh đồng trống trải, anten, cột cao, gần những đường dây dẫn…
Những việc nên làm: Nhìn dấu hiệu báo dông (mây đen, gió lạnh...); nghe dự báo thời tiết khi có ý định đi ra ngoài; hạ thấp vị trí để hai chân chụm. Không nằm trên đất; đi vào nhà lớn hay vào xe cộ có mái kim loại (nhớ là không được động tay lên vỏ kim loại); biết trước nơi an toàn gần nhất và thời gian đi tới đó.

Vân Anh- Thanh Quý

Tin cùng chuyên mục

Dựng các lều lán chống nắng khi luyện tập. (Ảnh: Lam Hạnh).

Sáng kiến, giải pháp phòng, chống nắng nóng trong mùa huấn luyện

(PLVN) - Mùa nắng nóng đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các đơn vị trong quân đội. Trước tình hình đó, các cơ quan, đơn vị đã triển khai nhiều biện pháp phòng, chống nắng nóng hiệu quả, góp phần bảo đảm tốt sức khỏe cho bộ đội trong thực hiện các nhiệm vụ.

Đọc thêm

Triển khai các dự án trọng điểm ngành Giao thông cần bảo đảm tiến độ, chất lượng, chống tham nhũng, tiêu cực

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp. (Ảnh: TTXVN).
(PLVN) - Chiều 8/5, chủ trì Phiên họp thứ 11 của Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) - Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc để các dự án được triển khai bảo đảm tiến độ, chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật, an toàn, bảo đảm môi trường, chống tham nhũng, tiêu cực.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang làm việc với Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang phát biểu kết luận hội nghị (Ảnh VGP/Hải Minh)
(PLVN) - Chiều 8/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang và đại diện lãnh đạo một số bộ, ngành liên quan làm việc với các địa phương Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương để nghe báo cáo kết quả một số nội dung phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội và tiếp nhận, giải quyết các kiến nghị, đề xuất.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chủ trì cuộc họp về cải cách thủ tục hành chính với 3 bộ, 8 địa phương

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang phát biểu tại cuộc họp trực tuyến về cải cách TTHC với 3 bộ, 8 địa phương (Ảnh: VGP/Hải Minh)
(PLVN) - Ngày 8/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Tổ trưởng Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ chủ trì cuộc họp trực tuyến về cải cách thủ tục hành chính (TTHC) với 3 bộ, gồm Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Thông tin và Truyền thông, và 8 địa phương: TP. Hà Nội, TP. HCM, TP. Hải Phòng, TP. Đà Nẵng, TP. Cần Thơ, tỉnh Tây Ninh, tỉnh Hải Dương, và tỉnh Quảng Ninh.

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 41 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 41 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương
(PLVN) - Trong các ngày 06 và 07/5 /2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 41 . Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:

Hiệu quả chuyển đổi số

Ảnh minh họa (Ảnh internet).
(PLVN) - Các cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành được tập trung đẩy mạnh xây dựng, kết nối, chia sẻ dữ liệu; dịch vụ công trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp (DN) đạt nhiều kết quả nổi bật; kinh tế số, xã hội số tiếp tục có bước phát triển tích cực... là một số thành công được nêu lên tại Văn bản 203/TB-VPCP ngày 6/5/2024 thông báo kết luận Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số (CĐS).

Khẩn trương luật hóa quản lý xe điện 4 bánh

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp.
(PLVN) - Ngày 7/5, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp nghe báo cáo, cho ý kiến về việc thí điểm hoạt động xe 4 bánh chạy bằng năng lượng điện (xe điện 4 bánh) chở khách tham quan, du lịch trong khu vực hạn chế.

Lập Tổ công tác giúp việc đôn đốc tiến độ triển khai đường sắt đô thị Hà Nội và TP HCM

Thành lập Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo để chỉ đạo tiến độ triển khai các công trình, dự án đường sắt đô thị Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
(PLVN) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải vừa ký Quyết định số 62/QĐ-BCĐCTTĐQG thành lập Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo để chỉ đạo tiến độ triển khai các công trình, dự án đường sắt đô thị TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh (Tổ công tác).

Nâng cao hiệu quả đóng góp của Kiểm toán nhà nước với hoạt động giám sát của Quốc hội

KTNN đã cung cấp thông tin các kết quả kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công phục vụ hoạt động giám sát của Quốc hội. Ảnh minh họa: Cổng TTĐT KTNN
(PLVN) - Cùng với sự đổi mới, cải tiến hoạt động giám sát của Quốc hội, với chức năng, nhiệm vụ được giao, Kiểm toán nhà nước (KTNN) đã cung cấp thông tin các kết quả kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công phục vụ hoạt động giám sát của Quốc hội, đồng thời thường xuyên tham gia các cuộc giám sát tối cao của Quốc hội, giám sát chuyên đề của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội; qua đó góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giám sát của Quốc hội.

Tiếp tục lập nên những kỳ tích ‘Điện Biên Phủ mới’ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Thủ tướng trình bày diễn văn tại Lễ kỷ niệm.
(PLVN) - Sáng 7/5/, trình bày diễn văn tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) tổ chức TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ quyết tâm phấn đấu cao nhất để tiếp tục lập nên những kỳ tích “Điện Biên Phủ mới” trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Thành phố Hồ Chí Minh: Phát huy cao độ vai trò của Hội đồng nhân dân trong thực hiện Nghị quyết 98

Một góc trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Ngọc Hà/TTXVN)
(PLVN) - Xác định việc triển khai thực hiện Nghị quyết 98/2023/QH15 ngày 24/6/2023 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) là nhiệm vụ trọng yếu của toàn hệ thống chính trị TP, Hội đồng nhân dân (HĐND) TP đã ban hành nhiều nghị quyết chuyên đề nhằm thể chế hóa, cụ thể hóa các cơ chế, chính sách đặc thù theo thẩm quyền và nhiệm vụ được giao, đồng thời tổ chức giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết.