Chuyện tình cổ tích giữa Hà Nội

 Vốn tật nguyền, cuộc đời anh Phạm Văn Xuân, chị Trương Thị Thà tưởng chừng không tránh khỏi cảnh “chăn đơn, gối chiếc”. Nhưng, duyên phận lại đưa họ đến với nhau. Tình yêu ấy bắt đầu từ những cánh thư...

Vốn tật nguyền, cuộc đời anh Phạm Văn Xuân, chị Trương Thị Thà tưởng chừng không tránh khỏi cảnh “chăn đơn, gối chiếc”. Nhưng, duyên phận lại đưa họ đến với nhau. Tình yêu ấy bắt đầu từ những cánh thư...

Vợ chồng anh Xuân, chị Thà cùng cô con gái lớn
Vợ chồng anh Xuân, chị Thà cùng cô con gái lớn
Định mệnh nghiệt ngã

Phạm Văn Xuân sinh năm 1971. Tuổi thơ của anh đói rách như bao đứa trẻ quanh núi Gò Dài (xã Xuân Quang, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ), dưới tán những bụi tre pheo rậm rạp, ngay mép sông Hồng. Bao nhiêu năm qua, núi Gò Dài vẫn xác xơ, vẫn nóng bỏng gắt gay dưới cái nắng mỗi độ hè về.

Cái thứ đất toàn sỏi đá đỏ thẫm như gan gà, đến bạch đàn, là loài ưa loại đất “chó ăn đá, gà ăn sỏi” cũng xơ xác, còi cọc. Trên cái mảnh đất ấy, cha mẹ anh sinh tới 9 người con, thì không đói khát mới lạ.

Cái đói, cái khổ dìm từng ấy con người không ngoi ngóc lên nổi. Hai bà chị của Xuân bị lừa bán sang Trung Quốc, biệt tăm hơi, không biết còn sống hay đã chết. Mấy người chị lấy chồng xã bên cạnh cũng nghèo rớt nghèo rãi. Cô em gái lấy chồng mười mấy năm nay mà không sinh được con, chịu cảnh bị đánh đập, ruồng bỏ. Một bà chị ở trong nhà, điên điên dở dở, lên cơn chửi ráo cả bố lẫn mẹ. Ông anh ở cạnh thì đẻ 4 đứa con, chưa ăn bữa trưa đã lo bữa tối. Mẹ anh mắc bệnh viêm phổi mãn tính, sau khi tiêu tốn không còn đồng nào thì về trời. Bố anh 80 tuổi, nay ốm, mai đau, cũng cứ nằm bẹp vậy, chả có tiền đi viện.

Dù nghèo khổ, song Xuân rất ham học, nuôi khát vọng trở thành thầy giáo dạy chữ cho trẻ em nghèo. Cơm sắn độn khoai, song nhờ chịu khó lao động, luyện rèn sức khỏe nên anh vẫn to khỏe, đẹp đẽ. Bất hạnh xảy đến với Xuân khi anh vừa tròn 16 tuổi. Trên đường đi học về, Xuân gặp mưa, bị cảm lạnh, đột quỵ. Đường xa, nhà nghèo, không có tiền đưa con đi viện, ông bà Thoa chỉ bốc thuốc Nam cho con trai. Nhưng bệnh Xuân ngày một nặng, đôi chân sưng to như chân voi, rồi héo dần, tóp lại, teo đi. Xương sống ở lưng thì cong lại, gồ lên, khiến Xuân gù rạp như ông cụ, đi lại bằng hai tay nghênh ngang như con cua 8 cẳng 2 càng.

Từ những cánh thư...

Một chàng trai khỏe mạnh, ham học bỗng chốc trở thành kẻ tật nguyền, bao nhiêu mơ ước, hoài bão của Xuân tưởng chừng như bị cơn bạo bệnh cuốn phăng hết. Anh ngồi đếm thời gian trong căn nhà rách nát, sống khép kín, thu mình và chỉ còn biết làm bạn với chiếc đài cũ rích, tiếng kêu cứ phát ra “rọt rẹt”.

Ngày Xuân nằm liệt nghe đài, cứ đến chương trình kết bạn bốn phương, anh lại ghi chép địa chỉ các cô gái, rồi đêm đêm chong đèn viết thư làm quen. Thư đi, thư lại, Xuân có được hàng tá người bạn gái thân thiết, chia sẻ vui buồn. Rồi Xuân tập tễnh tập đi, có lẽ cũng bởi những cánh thư kết bạn đã đem lại động lực, niềm vui sống cho chàng trai tật nguyền nơi xó núi này. Trong số những cô gái quen biết qua thư, có một người con gái đã làm trái tim Xuân thao thức. Sau 5 năm, với cả ngàn cánh thư qua lại với bao tâm sự, sẻ chia được gửi gắm, và anh chẳng hiểu, đã yêu cô tự lúc nào...

Dù “tình trong như đã” nhưng tủi phận tật nguyền, chưa bao giờ anh dám thổ lộ lời yêu với cô gái, càng không dám trao đổi ảnh với người con gái có khuôn mặt xinh xắn và nụ cười thật tươi. “Thú thực, lúc đó mình tật nguyền, xấu xí, lại nghĩ cô ấy là người bình thường, nên đâu có dám gửi ảnh cho cô ấy. Với lại, nhà nghèo, nằm một chỗ ở chân núi thế này, có đi chụp ảnh bao giờ đâu mà có ảnh gửi”, Xuân cười bẽn lẽn. Nghĩ mình không xứng, rồi lại sợ cô gái biết hoàn cảnh sẽ coi thường nên anh đành chôn chặt tình cảm, mặc nàng giận, cho rằng anh lừa dối mình. Những cánh thư cũng ngưng bặt từ đó.

... nên duyên vợ chồng

Không chịu được cảnh mãi là kẻ “ăn bám”, Xuân quyết chí sẽ tự mình bước ra cuộc sống, hòa nhập với xã hội để chứng mình mình tàn mà không phế. Anh bảo, chính những câu chuyện về những con người bất hạnh hơn cả anh đã vượt qua số phận bằng nghị lực phi thường đã thúc đẩy quyết tâm của anh.

Lần ấy, thấy trên đài có chương trình nói về lớp học may cho người tật nguyền ở Sơn Tây, chàng trai Phạm Văn Xuân đã trốn gia đình, nhờ đứa cháu chở ra Tứ Mỹ, rồi bắt xe xuống Sơn Tây nộp hồ sơ xin nhập học. Một điều kỳ diệu mà Xuân chưa bao giờ ngờ tới, sau quãng thời gian đằng đẵng 2 năm trời bặt tin, người con gái 5 năm anh quen qua thư cùng lúc cũng đăng ký lớp học may như anh. Nhìn cái tên quen thuộc trên bảng danh sách anh đã lặng người đi, tim đập thình thịch, niềm vui chộn rộn: Trương Thị Thà, sinh năm 1979, quê quán xã Văn Bình, Thường Tín, Hà Tây cũ.

Điều đặc biệt là Thà cũng bị tật nguyền, một tay co quắp, chân đi thấp thểnh. Lúc này Xuân mới nhận ra, tại sao một người con gái cách xa anh hàng trăm cây số lại có thể hiểu và sẻ chia cho anh nhiều đến thế. Bởi họ, hai tâm hồn đồng điệu, hai con người không may mắn đều mang số phận giống nhau. Mấy tháng học cùng, Xuân không nói gì, chỉ lặng lẽ quan sát Thà. Còn Thà thì vô ý hơn, không để ý, nên không biết người ngồi cùng lớp mình chính là người mà cô đã thầm yêu năm nào.

Ngày lễ Giáng sinh năm ấy, Xuân đưa Thà đi chơi. Trăng sáng vằng vặc, ngồi bên nhau, Xuân hỏi: “Em có biết, người viết thư cho em 7 năm trước đang ở gần đây không?”. Thà lắc đầu: “Không biết có tin được không nữa”. Rồi Xuân mạnh dạn nắm chặt lấy tay Thà: “Đây có lẽ là định mệnh ông trời sắp đặt. Nếu là ông trời sắp xếp cho anh gặp em, thì em có đồng ý lấy anh không?”. Trong tiếng thổn thức của trái tim, Thà run rẩy: “Nếu là ông trời sắp đặt thì em đồng ý”.

Chỉ tháng sau, bất chấp sự ngăn cản quyết liệt, thậm chí “từ” mặt con của gia đình nhà gái, hai người đã đến với nhau. Chỉ vài mâm cơm dưới chân núi Gò Dài mà họ nên vợ thành chồng. Cái tin anh chàng Xuân vừa nghèo rớt mùng tơi, vừa tật nguyền lấy được vợ đã làm rộn cả xóm núi, người ta kéo nhau đến xem đông nghịt. Người tốt thì tấm tắc chúc phúc cho vợ chồng trẻ, kẻ thì chép miệng: “Tật nguyền như thế, lấy nhau về có mà hít khí trời để ăn”. “Cả em và vợ đều biết, hoàn cảnh bọn em thế này, về sống dưới một mái nhà thế nào cũng khổ. Nhưng, lòng dạ bọn em lỡ thương nhau mất rồi”, Xuân tâm sự.

Hạnh phúc và tiếng cười

Trời run rủi cho họ nên duyên nhưng ông trời vẫn thử thách đôi vợ chồng trẻ. Sau đám cưới 1 năm, tốt nghiệp lớp học may, hai vợ chồng lang bạt làm thuê ở rất nhiều trung tâm may nhân đạo để kiếm sống, song vẫn đói ăn. Trong ngôi nhà xiêu vẹo, những đêm mưa lạnh, hai mảnh đời tật nguyền ôm nhau nép sát vào góc nhà duy nhất không bị dột, cùng chờ bình minh.

Tưởng chừng hạnh phúc gia đình của họ “không chóng thì chày” cũng đến ngày sứt mẻ. Nhưng, đôi vợ chồng trẻ vẫn “cơm lành, canh ngọt”. Càng khó khăn, anh chị càng thấm thía giá trị của hai chữ: Hạnh phúc. Đôi vợ chồng khuyết tật luôn ý thức giữ gìn ngọn lửa gia đình. Chị thường động viên anh: “Vợ chồng mình đã đến với nhau bằng tình yêu chân thành, sự đồng cảm, mình đã bất chấp sự khuyên can của mọi người. Vậy chúng mình hãy vì tình yêu ấy mà sống cho tốt. Mình hãy chứng tỏ cho mọi người thấy rằng: “Những người khuyết tật và bất hạnh không phải không có phần trong những ngọt ngào và hạnh phúc của tình yêu””.

Thương cháu gái vất vả long đong, năm 2006, bà ngoại của Thà đã cho 30m2 đất ở huyện Thường Tín. Hội Phụ nữ xã cùng các ban ngành đóng góp xây cho vợ chồng Xuân và Thà căn nhà tình thương nho nhỏ. Thà mừng rỡ: “Đây là một phép màu chứ vợ chồng em biết đến khi nào mới có được cái nhà tử tế. Đồng hồ treo tường, nồi cơm điện họ cũng cho. Lúc về nhà mới vợ chồng em chỉ có mỗi chiếc thùng gạo, còn không có gạo mà đựng”. Từ căn nhà tình thương ấy, hai đứa con xinh xắn liên tiếp ra đời. Ngày sinh con khỏe mạnh, chị đã khóc thật nhiều vì vui sướng, anh xong công việc lại tất tả chạy về để được sờ con cho thỏa.

Tích cóp được chút tiền, mua được chiếc xe máy Trung Quốc với giá 5 triệu đồng, anh cải tạo thành xe 3 bánh và hai vợ chồng quyết định tự lực kiếm sống. Chỉ chiếc xe “đặc chủng” 3 bánh ở ngoài sân, Thà đùa: “Bạn của nhà em đó”. Hàng ngày, Xuân chạy xe 3 bánh vào chợ Đồng Xuân lấy hàng, chở về chợ Vồi (Thường Tín, Hà Nội) để vợ bán “hàng đống” ở vỉa hè. Chịu khó dãi dầu mưa nắng, hai vợ chồng cũng tự kiếm sống nuôi thân và nuôi hai đứa con. Và cứ đều đặn mỗi tháng một lần, họ lại cùng chiếc xe ấy vượt hơn trăm cây số về thăm gia đình nơi xó núi Gò Dài.

Suốt buổi trò chuyện tôi chỉ thấy tiếng họ cười, chẳng một câu trách cứ số phận và than vãn cuộc đời. Nhìn “nàng công chúa” sáu tuổi ngồi xếp quần áo líu lo với mẹ, còn nàng út chưa đầy bốn tuổi nũng nịu trong lòng cha, cười tinh nghịch theo từng ngón tay cha “chạy” trên mặt, tôi cảm nhận họ đang thật sự hạnh phúc. Tôi nhận ra một niềm tin mãnh liệt của đôi vợ chồng trẻ: Rằng hạnh phúc luôn đến với những người biết sống yêu thương và biết khao khát.

Xuân “hài hước” nói về cuộc sống ngày xưa của mình: “Nếu không là người khuyết tật, tôi sẽ không gặp vợ tôi bây giờ. Số phận không cho ai hết cái gì, cũng không lấy đi hết của ai cái gì. Tôi thấy mình là người may mắn trong tình duyên”.

Chúc anh chị mãi mạnh khỏe, gìn giữ cho mình tiếng cười, để thắp lên cho đời nhiều tiếng cười.

Thu Hồng 

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn công tác thăm Đồn Biên phòng Hiền Kiệt ngày 2/9/2011. (Ảnh: Đồn Biên phòng Hiền Kiệt).

Những dấu ấn kỷ niệm của cán bộ, chiến sĩ toàn quân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLVN) - Trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm, làm việc với nhiều đơn vị Quân đội và luôn có những chỉ đạo sâu sát, kịp thời tới cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Những lần gặp Tổng Bí thư đã trở thành dấu ấn kỷ niệm không bao giờ quên đối với cán bộ, chiến sĩ toàn quân.

Đọc thêm

Thành kính tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ

Thành kính tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ
Hàng triệu trái tim người con đất Việt và đồng bào ta ở nước ngoài, bạn bè quốc tế hướng về Hà Nội, với niềm tiếc thương vô hạn đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Trên khắp các tuyến phố Hà Nội - cung đường đoàn tang lễ đi qua, người dân kính cẩn tiễn đưa Tổng Bí thư về nơi Người yên giấc ngàn thu tại Nghĩa trang Mai Dịch.

Trọn đời vì nước, vì dân

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLVN) - Hôm nay (26/7), ngày thứ hai Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người cộng sản chân chính, nhà văn hóa lớn, người học trò rất xuất sắc, tiêu biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các nhà lãnh đạo tiền bối ưu tú của Đảng và đất nước; là tổn thất lớn đối với Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta.

Pháp quyền mãi mãi “nở hoa”…

Pháp quyền mãi mãi “nở hoa”…
(PLVN) - Trên ấn phẩm đặc biệt Xuân Canh Tý 2020 của Báo Pháp luật Việt Nam với tiêu đề “Pháp quyền nở hoa”, Ban Biên tập quyết định lựa chọn phương án trang bìa là ảnh Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng với mái tóc bạc trắng quen thuộc và nụ cười ấm áp, hiền từ…

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dành trọn niềm tin yêu, kỳ vọng vào thế hệ trẻ. (Ảnh minh họa: Dương Triều)
(PLVN) - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đã truyền cảm hứng và nguồn năng lượng tích cực về nhân cách, đạo đức cho nhiều người, đặc biệt là thế hệ trẻ. Bằng trí tuệ, sự thông thái, một nhà lãnh đạo có tầm, có tâm và giàu tình cảm, Người đã dành hết đời mình cho sự nghiệp cách mạng, đến những ngày tháng cuối cùng…

Thành kính, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thành kính, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
(PLVN) - Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông (Thủ đô Hà Nội), Hội trường Thống Nhất (TP HCM) và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội), từ 7h hôm nay - 25/7. Các đoàn Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ban, ngành, đoàn thể, tỉnh, thành; các đoàn nước ngoài cùng đông đảo Nhân dân các địa phương và du khách nước ngoài thành kính viếng Tổng Bí thư.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Người đau đáu với vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với Nhân dân thôn Thượng Điện, xã Vinh Quang, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)
(PLVN) - Trên các cương vị lãnh đạo quan trọng của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là trong 3 nhiệm kỳ giữ trọng trách người đứng đầu Đảng ta, một trong những vấn đề luôn được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đau đáu là xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Ông đã có đóng góp to lớn trong việc phát triển, hoàn thiện mô hình Nhà nước mà ở đó tất cả quyền lực thuộc về Nhân dân.

Thấm nhuần tâm nguyện của Tổng Bí thư về đổi mới hoạt động và tổ chức của Quốc hội

Lễ ra mắt cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, ngày 16/7/2024. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và nhiều đại biểu Quốc hội đã có những chia sẻ xúc động, bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đồng thời bày tỏ quyết tâm xây dựng một Quốc hội dân chủ, pháp quyền, chủ động, trí tuệ, đoàn kết, đổi mới, trách nhiệm.

Bộ đội Biên phòng Hải Phòng khắc ghi lời căn dặn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chụp ảnh lưu niệm cùng cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Cát Bà – ngày 10/7/2013.
(PLVN) - Khắc ghi lời căn dặn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, cán bộ, chiến sỹ Bộ đội Biên phòng TP Hải Phòng đã luôn đoàn kết, đồng lòng, triển khai toàn diện, đồng bộ các biện pháp công tác biên phòng, bảo vệ vững chắc chủ quyền, giữ vững an ninh trật tự khu vực biên giới biển, đảo, cửa khẩu cảng...

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh: "Cần đặc biệt quan tâm, giúp đỡ các thế hệ tiếp theo của gia đình chính sách, người có công"

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh: "Cần đặc biệt quan tâm, giúp đỡ các thế hệ tiếp theo của gia đình chính sách, người có công"
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), ngày 24/7, Đoàn đại biểu Lãnh đạo Đảng, Nhà nước do Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh làm Trưởng đoàn đã đến dâng hương tại Đền thờ các Anh hùng Liệt sĩ và Đài tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ tỉnh Ninh Bình; thăm, tặng quà Trung tâm Điều dưỡng Thương binh huyện Nho Quan và thăm hỏi, tặng quà các gia đình có công trên địa bàn huyện Yên Mô và Thành phố Ninh Bình. 

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà tư tưởng lý luận lỗi lạc, nhà lãnh đạo tài năng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLVN) - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là hiện thân của sự hòa quyện giữa mẫu mực về đạo đức và kiệt xuất về tài năng. Trên nhiều phương diện, Tổng Bí thư thể hiện sự uyên bác về trí tuệ và hiệu quả thực tiễn, vươn lên tầm vóc nhà tư tưởng lý luận lỗi lạc, nhà lãnh đạo tài năng của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới.