Chuyện kỳ thú về giá vàng

Người ta vẫn hay bàn tán trên các trang mạng và cả trong đời sống thường ngày về giá vàng. Có quá nhiều câu chuyện ly kỳ quanh vấn đề này và cũng có quá nhiều “chuyên gia” cho nên khi cần cũng không biết hỏi ai. Nhất là khi ai đó nhận mình là chuyên gia lại hay phán đoán sai, chuyện này làm cho giá vàng lại càng là câu chuyện kỳ thú, nhất là đối với giới đầu tư chuyên nghiệp.

Người ta vẫn hay bàn tán trên các trang mạng và cả trong đời sống thường ngày về giá vàng. Có quá nhiều câu chuyện ly kỳ quanh vấn đề này và cũng có quá nhiều “chuyên gia” cho nên khi cần cũng không biết hỏi ai. Nhất là khi ai đó nhận mình là chuyên gia lại hay phán đoán sai, chuyện này làm cho giá vàng lại càng là câu chuyện kỳ thú, nhất là đối với giới đầu tư chuyên nghiệp.

Giá vàng có thể về vùng 705USD/ouce vào quãng cuối quý III đầu quý IV năm 2014?
Giá vàng có thể về vùng 705USD/ouce vào quãng cuối quý III đầu quý IV năm 2014?.

Là người làm phân tích giá , nửa đêm tôi hay nhận được các cú điện thoại, câu chuyện lòng vòng nhưng rồi lại quay về là giá vàng và nên mua hay nên bán, “để mai tôi bảo vợ cho xong chứ tôi có quan tâm gì đâu”… Nghe hết hồn.

Bàn về giá vàng thường người ta chỉ quan tâm đến giá của ngày hôm nay và ít có tầm nhìn tổng quan, cho nên chuyện mua hay bán đắt hay rẻ thường chỉ mang tính chất cảm tính, ít người nghĩ rằng vấn đề này cần học hỏi và đào tạo nghiêm túc .

Câu hỏi thường xuyên là hôm nay giá bao nhiêu ? và… “nên mua không tôi thấy giá rẻ lắm rồi”?.

Đấy là câu nói của các nhà đầu tư chuyên nghiệp chứ đâu đến phần mình, để trả lời chung chung (cốt là để ngăn họ không tham gia vào thị trường giao dịch hàng hóa hay vàng bạc). Tôi thường nói kiểu, Giá đang xuống mạnh, nhưng sắp quay đầu lên trong nay mai, ta nên đợi thêm thời gian nữa. Nói như vậy tạo ra sự hồ nghi không chắc chắn cho người muốn “chơi vàng” và nếu hồ nghi họ sẽ không giám mua và bán, như vậy họ sẽ có cơ hội để giữ được tiền.

Có người không thỏa mãn, nói: “Ông phải cho tôi kiến thức chứ không phải là nhận định suông mà tôi không biết có cơ sở hay không”. Vâng, đấy là câu nói của một ông tiến sỹ triết học khôn ngoan, sau hai chầu cà phê năm xưa nay đã trở thành tay đầu cơ có hạng ở Hà Nội .

Giá vàng lúc này 2h35 phút ngày 27/6 là 1240 USD/ouce, rẻ hơn hôm qua nhưng có thể đắt hơn ngày mai.

Để đánh giá chúng ta nên biết qua về lịch sử giá vàng trong quá khứ để nhận định tương lai.

Người ta hay lấy mốc giá vàng tháng 7/2005, tức là mốc 400 USD/ ouce là mốc cơ sở. Sau mốc này thị trường vàng lên liên tục với biên độ không lớn như sau này nhưng cũng đủ lớn để đến tháng 5/2006 giá vàng vượt mốc 693 USD sau đó giá giảm về sát 550 USD  vào tháng 6/2006… "Dân đầu tư" nghiệp dư không hề có phản ứng gì nhưng giới chuyên nghiệp thực sự đang nín thở.

Có thể nói hiện tượng giá vàng năm 2005- 2006 là đêm trước của một đợt bùng nổ về giá vàng, vì chỉ trong vòng 1 năm giá vàng lên được hơn 50% , nó là sóng báo hiệu của cơn sóng thần .

"Giới tài phiệt" có một năm rưỡi để chuẩn bị tham gia vào cuộc chơi lớn nhất trong lịch sử tài chính … mà kết quả như các bạn đã biết, đó là sự ngã ngựa của các ông trùm, đó chính là cuộc suy thoái lớn nhất, trăm năm mới có một lần, mà hệ lụy của nó bây giờ đã lan sang châu Âu còn châu Á hôm nay đang chờ tới lượt mình. Tuy nhiên đề tài này là câu chuyện khác không nằm trong bài viết này.

Tháng 3/2008 giá vàng vượt mức giá 1.000 USD/ouce là đỉnh điểm đầu tiên của vũ khúc hoang dại giá vàng. Nó cũng ngầm ám chỉ nhân loại chuẩn bị đón nhận cú quất đầu tiên của cơn suy thoái kinh tế toàn cầu mà chưa ai nhận diện ra , hay nói một cách khác, người biết thì không nói đang “ngậm miệng ăn tiền”, thông tin ban đầu ám chỉ chỉ là suy thoái cục bộ tại châu Á .

Tháng 10/2008 giá vàng lui về ngưỡng 700 USD, thế giới dự đoán sẽ thoát khỏi khủng hoảng kinh tế một cách nhẹ nhàng như ô tô qua một quãng đường xấu …vậy thôi.

Tháng 2/2009 giá vàng lặng lẽ vượt lại ngưỡng 1.000USD chỉ trong vòng 1 năm , giới đầu tư chuyên nghiệp đã lên ngựa và sau đó giá chạy một mạch về 1.900 USD/ouce vào tháng 8, tháng 9/2011. Tại thời điểm này để đánh lạc hướng dư luận (hay ngẫu nhiên nó thế) có rất nhiều chuyên gia sừng sỏ lên tiếng rằng giá vàng còn lên ngưỡng 3.000 USD hay 5.000 USD gì đó…

Giới chuyên nghiệp biết rằng (hay là được thông báo rằng) chu kỳ giá lên đã kết thúc, mọi người xuống ngựa xếp yên cương, hay nói toẹt ra là bán vàng khẩn trương.

Thông tin kỹ thuật cho biết, tới giá 1.103USSD/ouce (dự đoán thị trường sẽ tiến tới giá này trong quí 4 năm 2013 hoặc quí 1 năm 2014) thì mới hết nhịp đầu tiên của chu kỳ xuống giá, hôm nay là giá 1.240 USD, theo bạn là đắt hay rẻ?

Hết chu kỳ 1 tới chu kỳ 2 giá có thể về vùng 705 USD/ouce (theo tôi giá này sẽ đến rất sớm quãng cuối quí 3 đầu quí 4 năm 2014), mỗi một bước nhẩy này trong quá khứ chỉ kéo dài có một năm ở chu kỳ giá lên, và cũng như vậy ở các chu kỳ giá xuống để hoàn thành các bước lùi này thường thì cũng với thời gian tương tự .

Dĩ nhiên ai cũng nói rằng tôi bị điên khi nhận định như vậy … “Thế thì lúc đấy vàng Việt Nam chỉ có giá quanh 20 triệu 1 cây thôi à”?. “Anh còn trẻ cần có kinh nghiệm thêm, không có chuyện vô lý như vậy đâu” vv và vv…

Có ai tin năm ngoái khi nói khu Mandarin sau này bán lỗ vốn còn chẳng ai mua (khi mọi người không ai mua được giá gốc mà phải thêm thiền chênh đến 50%)?  Mọi chuyện đều có thể, vấn đề là chúng ta phải có đủ kiến thức và tầm quan sát cho các cuộc chơi lớn về tài chính như vậy. Nếu chưa đủ tầm có lẽ mỗi chúng ta cần tham gia các khóa học xem sao?.

Nguyễn Việt Hùng - CEO  Phantichngoaihoi.VN

(Viết riêng cho PLVN, bài viết thể hiện quan điểm và văn phong riêng của tác giả)

Đọc thêm

Cách nào phát triển thương mại công nghiệp vùng núi phía Bắc?

Ảnh minh họa: TTXVN.
(PLVN) - Vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) có nhiều thuận lợi để phát triển thương mại biên giới nói riêng và xuất nhập khẩu (XNK) nói chung nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế lớn, cần có sự liên kết vùng để phát huy thế mạnh từng địa bàn.

Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm kinh tế biển mạnh

Cảng biển Chân Mây (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) đang được chú trọng đầu tư về hạ tầng để thu hút các hãng tàu, doanh nghiệp. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Với mục tiêu xây dựng vùng biển, đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô thành một trong những trung tâm kinh tế biển phát triển mạnh của cả nước, thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chú trọng các dự án đầu tư vào hạ tầng cảng, hạ tầng khu công nghiệp, khu phi thuế quan… nhằm phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh.

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024
(PLVN) - Vượt qua nhiều giải pháp xuất sắc, 3 sản phẩm số của MB là vòng thời trang thanh toán Stellar, thẻ MB JCB Be The Sky và phần mềm quản lý bán hàng mSeller đã được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ sáu liên tiếp (2019-2024) MB nhận giải thưởng này.

Khơi thông động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Doanh nghiệp 2024 với chủ đề “Khơi thông động lực tăng trưởng mới”. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - Khôi phục các động lực tăng trưởng truyền thống và khơi thông, tận dụng hiệu quả các động lực tăng trưởng mới hướng đến phát triển bao trùm, bền vững trở thành yêu cầu vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam.

Sẵn sàng khởi công cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị

Cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị sẽ nối thẳng với cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn. (Ảnh: Đèo Cả).
(PLVN) -  Sau quá trình dài chuẩn bị do những vướng mắc về thủ tục và vốn, theo dự kiến, cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị (Lạng Sơn) sẽ được khởi công vào ngày 21/4 tới đây. Đây là dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm của ngành Giao thông vận tải.

Bảo mật thông tin trong lĩnh vực chứng khoán: Chủ động phòng hơn chống

Sự cố VNDIRECT bị tấn công mạng cảnh báo sự tuân thủ quy định pháp luật về an toàn thông tin. (Ảnh minh họa - Nguồn: V.G.P).
(PLVN) - Theo đại diện các cơ quan quản lý và các chuyên gia, về tổng thể, Việt Nam đã có hệ thống đầy đủ với các văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) về an toàn thông tin (ATTT), song tính tuân thủ còn hạn chế mà vụ việc Công ty CP Chứng khoán VNDIRECT bị tấn công vừa qua là một tiếng chuông cảnh tỉnh.

Giá trị của chữ 'tín'

Giá trị của chữ 'tín'
(PLVN) -  Để liên kết theo chuỗi giá trị thành công, thì “quan trọng nhất là phải công khai, minh bạch, tự nguyện, thống nhất, giữ uy tín giữa các bên. Không giữ được chữ “tín” thì không thể liên kết thành công”. Đó là ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Trưởng Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã (HTX), khi dự và phát biểu tại Diễn đàn HTX quốc gia năm 2024 chủ đề “Phát triển bền vững chuỗi giá trị sản phẩm”.

Tiết kiệm - Giải pháp quan trọng để bảo đảm điện mùa khô

Tiềm năng tiết kiệm điện ở doanh nghiệp còn lớn. (Ảnh: TTXVN).
(PLVN) - Tính đến hết quý I/2024, cùng với sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế, nhu cầu tiêu thụ điện đã có sự tăng trưởng đột biến, lên đến 11,84% so với cùng kỳ và cao hơn so với dự kiến. Do đó, việc tiết kiệm điện (TKĐ) trong giai đoạn hiện nay được xem như là biện pháp quan trọng nhất để bảo đảm điện trong mùa khô 2024.

Hoàn thiện hành lang pháp luật về khu công nghiệp, khu kinh tế

Khu công nghiệp Nam Cầu Kiền có tiềm năng phát triển kinh tế tuần hoàn ở cấp vùng. (Ảnh: namcaukien.com.vn).
(PLVN) -  Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) đang xây dựng Luật Khu công nghiệp (KCN) và khu kinh tế (KKT) với 6 nhóm chính sách nhằm thúc đẩy phát triển các KCN, KKT, đáp ứng các yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH - HĐH) đất nước cũng như xu thế vận động mới trên thế giới.