Chuyện ít người biết về Lễ Khai ấn Đền Trần

 Ước tính năm nay tại Lễ Khai ấn Đền Trần (Nam Định) sẽ có trên 7 vạn chiếc ấn được sản xuất để phát, bán cho dân. Giá bán mỗi chiếc ấn không đổi: 20.000 đồng/chiếc. Để bảo vệ an toàn lễ hội với trên 100.000 người tham dự, các lực lượng công an, quân sự, dân quân tự vệ, dân phòng với trên 2.000 người được bố trí thành năm vòng kiểm soát.

Ước tính năm nay tại Lễ Khai ấn Đền Trần ( Nam Định) sẽ có trên 7 vạn chiếc ấn được sản xuất để phát, bán cho dân. Giá bán mỗi chiếc ấn không đổi: 20.000 đồng/chiếc. Để bảo vệ an toàn lễ hội với trên 100.000 người tham dự, các lực lượng công an, quân sự, dân quân tự vệ, dân phòng với trên 2.000 người được bố trí thành năm vòng kiểm soát.

Đền Thiên Trường (ngày mùng 3 Tết Tân Mão)
Đền Thiên Trường (ngày mùng 3 Tết Tân Mão)

Theo Ban tổ chức Lễ Khai ấn Đền Trần 2011,  Lễ Khai ấn năm nay sẽ diễn ra vào đêm 14, rạng sáng 15 tháng Giêng Âm lịch (tức đêm 16, rạng sáng 17/2/2011) tại Đền Thiên Trường (trong quần thể Đền Trần, nơi thờ 14 vị vua triều Trần ở phường Lộc Vượng, TP.Nam Định, tỉnh Nam Định). Hào hùng tích cũ, người xưa

Từ 22h-22h30 ngày 14 tháng Giêng, lễ rước ấn Đền Trần bắt đầu từ nội cung đền Cố Trạch theo nghi lễ truyền thống, do 14 cụ cao niên thôn Tức Mặc, phường Lộc Vượng thực hiện.

Khi đến lối rẽ vào đến Thiên Trường, 14 cụ cao niên cùng những người trực tiếp rước kiệu ấn vào sân hành lễ; đội rước cờ, đồ tế khí... sẽ phải dừng lại ở lối rẽ vào đền Trùng Hoa nhằm hạn chế tối đa số lượng người có mặt tại khu vực hành lễ.


Lễ khai mạc chính thức được tổ chức vào 22h30 cùng ngày. Khi ấn được rước, người dân đua nhau ném tiền lộc vào kiệu ấn để lấy may.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Xuân Năm - Cựu Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định, Lễ Khai ấn Đền Trần là một tập tục có từ thế kỷ XIII, chính xác là vào năm 1239 của triều đại nhà Trần - triều đại phong kiến kéo dài và hùng mạnh nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam với chiến công hiển hách ba lần đánh tan quân Nguyên Mông - đạo quân xâm lược được mệnh danh là “bách chiến bách thắng”.

Tại phủ Thiên Trường, vua Trần mở tiệc chiêu đãi và phong chức cho những quan quân có công. Những năm kháng chiến chống Nguyên - Mông sau đó, Lễ Khai ấn bị gián đoạn cho tới năm 1262 thì được Thượng hoàng Trần Thánh Tông cho mở lại.

Trải bao thế kỷ, ấn cũ không còn. Năm 1822, vua Minh Mạng qua Ninh Bình có ghé lại đây và cho khắc lại. Ấn cũ khắc là “Trần triều chi bảo”, ấn mới khắc là “Trần triều điển cố” để nhắc lại tích cũ. Dưới đó có thêm câu “Tích phúc vô cương”. Và từ đây, Lễ Khai ấn vào giờ Tý ngày rằm tháng Giêng (từ 11h đêm 14 đến 1h sáng ngày 15 tháng Giêng) là một tập tục văn hóa mang tính nhân văn để nhà vua tế lễ Trời, Đất, tiên tổ, thể hiện lòng thành kính biết ơn non sông, cha ông.

Chiếc ấn “Trần triều điển cố” được niêm phong cẩn thận và được cất ở hậu cung Đền Cố Trạch (nằm cạnh đền Thiên Trường) là nơi thờ Đức thánh Trần (Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn). Một năm, ấn được mở có hai lần. Một lần vào ngày mùng 2 tháng Giêng để sử dụng ấn cho việc in ấn. Để sử dụng ấn, Ban Quản lý di tích Đền Trần phải tổ chức nghi lễ xin chụp ấn, khi in xong thì làm lễ hồi ấn. Đêm ngày 14 tháng Giêng âm lịch, ấn lại được mở để làm Lễ Khai ấn. Sau Lễ Khai ấn, lại làm Lễ Hồi ấn để sang năm mới mở tiếp.

 

7 vạn ấn: Vẫn không đủ!

Những năm trước, có khoảng 5 vạn chiếc ấn được in, số lượng ấn cực lớn này vẫn không đủ phát bán cho dân nên năm nay số lượng ấn in ấn ước khoảng trên 7 vạn chiếc. Năm nay không có ấn giấy. Tất cả các ấn đều là ấn vải.

Ấn “Trần triều điển cố”
Ấn “Trần triều điển cố”

Nếu như các năm trước, từ mùng 2 Tết, chỉ có ba ca sản xuất ấn thì năm nay có năm ca thay nhau sản xuất ấn với số lượng 30 người.Các ấn này đều được đóng bằng ấn “Trần triều điển cố” “xịn”, được in thủ công, không hề in lưới. Giá phát bán ấn các năm trước là 20.000/chiếc ấn. Giá năm nay không thay đổi mặc dù chi phí vải, nguyên liệu và nhân công đã trên 7.000 đồng/chiếc.

Các năm trước, dù 5 vạn ấn được in nhưng vẫn không đủ phát bán cho dân khi số lượng người dự Lễ Khai ấn các năm ước tính khoảng 10 vạn người. Năm nay, số lượng người dự lễ dự báo sẽ tăng lên. Và như vậy, lượng ấn in ra vẫn không đủ phát bán.

 

Sẵn sàng cho Lễ Khai ấn

Ngoài chiếc ấn kể trên, hiện nay, tại Đền Bảo Lộc (trong quần thể di tích Đền Trần) còn có chiếc ấn được cho là của Trần Hưng Đạo trên khắc dòng chữ “Nam lộc Trần ấp, hoán tích chi bảo”. Người vào Đền Bảo Lộc chỉ cần bỏ ra 50.000 đồng là mua được một bản in chiếc ấn này.

Tại Đền Trần ở huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, cũng có Lễ Khai ấn tổ chức vào tối 13 tháng Giêng.

Nhằm đảm bảo an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường, an toàn giao thông để Lễ Khai ấn diễn ra theo đúng nghi thức truyền thống và Quy chế lễ hội hiện hành, tỉnh Nam Định sẽ huy động các lực lượng công an, quân sự, dân quân tự vệ, dân phòng với gần 2.000 người, được bố trí thành năm vòng làm nhiệm vụ tại 36 tuyến đường và các điểm chốt để giữ gìn an ninh trật tự trước, trong và sau Lễ Khai ấn Đền Trần.

Bên cạnh đó, Ban tổ chức có những đổi mới trong công tác phân luồng giao thông, trông coi phương tiện, tổ chức dịch vụ, vệ sinh môi trường, công tác an ninh, y tế, phòng chống cháy nổ. Năm nay, hai bãi giữ xe với diện tích 5,8 ha, chứa khoảng 3.000 ô tô huộc Dự án xây dựng công viên Văn hóa Trần được đưa vào sử dụng, góp phần giảm bớt tình trạng ách tắc giao thông. Giá vé coi xe tại các điểm này là 10.000 đồng/xe ô tô và 2.000 đồng/xe máy.

Năm ngoái chỉ có ba điểm phát bán ấn. Năm nay có tới 75 điểm phát bán ấn tại ba nhà Giải vũ, Đền Thiên Trường, Đền Cố Trạch, nhà trưng bày và dãy nhà phía trước Đền Trùng Hoa nên người dân không đến nỗi ngộp thở giữa biển người vì chờ đợi lâu.

Lam Hạnh

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Mãn nhãn, ấn tượng chung kết Dalat Best Dance Crew 2024

12 nhóm nhảy hội tụ chung kết bảng quốc tế Dalat Best Dance Crew 2024.
(PLVN) - Tối 30/4, các nhóm xuất sắc nhất trong và ngoài nước ở bảng quốc tế Dalat Best Dance Crew 2024 – Hoa Sen Home International Cup chính có cuộc đối đầu đầy kịch tính ở vòng chung kết, đem lại những cung bậc cảm xúc tuyệt vời nhất cho khán giả có mặt tại quảng trường Lâm Viên, TP Đà Lạt (Lâm Đồng).

Đa sắc màu chung kết Dalat Best Dance Crew 2024

Đa sắc màu chung kết Dalat Best Dance Crew 2024
(PLVN) - Trước sức nóng của hơn 20 nghìn khán giả tại Quảng trường Lâm Viên, 18 đội thi của Bảng phong trào mở rộng Dalat Best Dance Crew 2024 - Hoa Sen Home International Cup đã cho khán giả và ban giám khảo thấy được sự đầu tư chỉn chu từ biên đạo, âm nhạc, trang phục.

Những tiếng ca 'tiên phong' của dòng nhạc đỏ

Những tiếng ca 'tiên phong' của dòng nhạc đỏ
(PLVN) - Giữa bom đạn chiến trường khốc liệt, vẫn còn đó khúc ca hào hùng, bi tráng của một thời kỳ kháng chiến cứu nước. Có rất nhiều ca sĩ hát dòng nhạc cách mạng được nhiều người biết đến như Trần Hiếu, Lê Dung, Tường Vi, Thanh Huyền... Nhưng có những cái tên thuộc hàng ngũ tiên phong, trở thành “bậc tiền bối”, đàn anh, đàn chị cho dòng nhạc đỏ một thời.

Hùng tráng những khúc ca khải hoàn

Chương trình Đất nước trọn niềm vui tại Thành phố Hải Phòng. (Ảnh: Hồng Nhung)
(PLVN) - Các tuyệt phẩm khải hoàn, bản tráng ca rộn ràng niềm vui mở hội mà người dân Việt Nam rất đỗi yêu thích được vang lên khắp các tỉnh, thành vào những dịp kỷ niệm các ngày chiến thắng oanh liệt, vĩ đại của dân tộc. Các chiến công thần kỳ của quân và dân ta khiến các nhạc sĩ tràn đầy niềm xúc cảm sáng tác những tuyệt phẩm bất hủ.

Đi tìm Hoa hậu Du lịch Việt Nam năm 2024

Nhiều hoa khôi, á khôi tham gia cuộc thi (ảnh H. Linh).
(PLVN) - Cuộc thi "Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024" được tổ chức nhằm mục đích tìm kiếm gương mặt Đại sứ du lịch hội tụ nhan sắc, trí tuệ, tài năng và bản lĩnh xứng với danh hiệu Hoa hậu Du lịch Việt Nam, góp phần quảng bá sâu rộng đến bạn bè quốc tế hình ảnh một Việt Nam hiện đại, năng động và không ngừng phát triển cùng với những cảnh quan du lịch tuyệt đẹp được mẹ thiên nhiên ưu ái ban tặng.

'Đại tiệc' âm nhạc xuyên suốt dịp lễ 30/4-1/5 tại Đà Lạt

Cuộc thi nhảy Dalat Best Dance Crew 2024 hứa hẹn sôi động, hấp dẫn.
(PLVN) - Ngoài 2 chương trình lễ hội âm nhạc chính diễn ra từ 27 đến 30/4, tại các khu du lịch, phòng trà ở Đà Lạt (Lâm Đồng) đều có các chương trình ca hát để phục vụ người dân, du khách trong dịp nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5 năm nay.

200 nghìn bông hoa bách hợp khoe sắc tại Khu vườn âm nhạc

Tuần lễ hoa bách hợp gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội (ảnh Duy Tiến)
(PLVN) -  “Tuần lễ hoa bách hợp 2024” với chủ đề “Khu vườn âm nhạc - tinh khôi bách hợp tháng 4” diễn ra từ 19 - 28/4 tại bán đảo Skyline (Hà Nội) mong muốn gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội cùng nhiều hoạt động văn hoá, nghệ thuật đặc sắc...

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM
(PLVN) - Sáng 19/4, Lễ Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 - năm 2024 do Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM tổ chức đã chính thức diễn ra. Hoa hậu Lương Thùy Linh xuất hiện tại sự kiện với vai trò Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM nhiệm kỳ 2024-2025.

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội (ảnh V.H)
(PLVN) -  Từng tốt nghiệp Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, là học trò của nữ ca sĩ Anh Thơ, Tô Ngọc Hà lại chọn theo dòng nhạc Bolero, trữ tình, lãng mạn…Với chất giọng trầm ấm, ngọt ngào nữ ca sĩ thể hiện tình yêu Hà Nội qua những sắc màu thời gian.

Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Qua 2 tháng phát động, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 1.000 tác phẩm tham gia 02 cuộc thi Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn. (Ảnh: Bảo Châu)
(PLVN) - Sáng ngày 17/4/2024, tại Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở tổ chức Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024).