Chuyện ít biết về cảnh sống của dân phố cổ Hà Nội

Căn nhà rộng 6m2 của gia đình ông Trần Văn Lợi (Hàng Gà, Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Căn nhà rộng 6m2 của gia đình ông Trần Văn Lợi (Hàng Gà, Hoàn Kiếm, Hà Nội).
(PLO) -Nhắc đến phố cổ, nhà cổ Hà Nội, người ta thường nghĩ đến câu hát “nằm kề bên nhau, phố xưa nhà cổ, mái ngói thâm nâu”. Còn khách du lịch hay những người dân không sinh sống ở đó thì phố cổ vẫn luôn là nơi tấp nập, phồn hoa. Vậy nhưng, chỉ những người sống trong đó mới thấm hiểu sự khốn khổ, những tình huống cười mà như mếu...

Những con ngõ nhỏ, sâu hun hút như địa đạo, những căn nhà chật chội bé tẹo như mắt muỗi, chẳng bao giờ nhìn thấy ánh nắng mặt trời là đặc điểm chung của rất nhiều ngôi nhà ở khu phố cổ. Những hộ chỉ có 1- 2 người ở, thì dù bé, vẫn cố mà sống. Nhưng với những gia đình có đến mấy thế hệ cùng chung sống, thì lại phải đau đầu nghĩ cách “nới” nhà.

Muốn cởi đồ phải... nằm ra sàn

Trái ngược hoàn toàn với không khí nhộn nhịp của con phố mua bán bên ngoài, ngõ rẽ vào nhà anh Hoàng Văn Xuân (44 Hàng Buồm, Hoàn Kiếm, Hà Nội) chỉ rộng chừng 30cm, tĩnh lặng, sâu hun hút như đường hầm. Dù là ban ngày nhưng ánh nắng mặt trời cũng chẳng thể chiếu được đến nơi này.

Qua cái ngõ tối tăm ấy chừng 100m là đến nhà của anh Xuân. Nhưng tôi nhìn mãi cũng chẳng thấy cửa của ngôi nhà đâu. Chỉ vào cái hốc nhỏ phía trên, anh bảo “nhà anh đây rồi”.

Trèo qua 6 cái móc chữ U gắn vào tường, tôi mới vào được căn nhà của anh. Anh bảo: “Làm thang thì lại vướng mất lối đi của hàng xóm nên tôi làm vít những thanh sắt vào tường để trèo lên. May mình là thanh niên trai tráng chứ trẻ nhỏ hay phụ nữ thì khó mà trèo lên được”.

Cái nhà của anh chẳng khác gì một cái hầm tránh bom thời chiến. Ai khi nhìn vào ngôi nhà của anh cũng có đôi chút giật mình, bất ngờ vì không nghĩ, giữa nơi phố thị hào hoa lại có ngôi nhà nhỏ đến như vậy. Nhà có chiều dài 2,64m, chiều ngang 2,5m, chiều cao 1,2m. Bé đến không tưởng.

Trong nhà chẳng có thứ gì đáng giá, một chiếc tivi cũ treo trên tường, xô gạo, một chiếc quạt, một nồi cơm điện và tủ quần áo nằm dọc trên một rãnh chạy dài theo chiều dài của căn phòng... Mấy mươi năm, trong căn nhà này chưa hề có ánh sáng mặt trời, sóng điện thoại cũng mất.

Và cũng bởi chiều cao của nhà chưa đến 1,2m nên những thói quen sinh hoạt ở căn nhà này rất lạ nếu không muốn nói là “kỳ quặc”. Khi mặc quần áo anh Xuân phải co ro khúm núm, cởi áo phải quỳ, còn mặc quần phải... nằm xuống sàn mới kéo quần lên được.

Căn nhà cao chỉ vỏn vẹn chưa đến 1,2m của anh Hoàng Văn Xuân (44 Hàng Buồm, Hoàn Kiếm, Hà Nội).

Căn nhà cao chỉ vỏn vẹn chưa đến 1,2m của anh Hoàng Văn Xuân (44 Hàng Buồm, Hoàn Kiếm, Hà Nội).

“Vào mùa hè, trong nhà nóng như cái lò thiêu, ngoài đường 40 độ thì trong nhà phải hơn, 2 cái quạt bật hết công suất cũng không mát. Mùa đông thì rét mướt bởi nước ngấm từ cái sân sinh hoạt chung bên trên mái xuống gây ẩm mốc”, chủ nhà cho hay.

Anh Xuân bảo, cái nhà anh đã lên báo đài rất nhiều rồi, cả trong lẫn ngoài nước, thậm chí có cậu phóng viên Tây còn… bê hẳn bồn tắm nhà mình ra để so sánh với diện tích nhà anh Xuân. Anh kể lại một kỉ niệm vui rằng, có lần một ekip đài truyền hình đến quay, cô phóng viên béo quá không chui qua nổi cái ô lên xuống bất đắc dĩ đành đứng dưới dòm lên.

Anh Xuân nói vui rằng nhà anh phải được trao 3 kỷ lục Guiness mới chuẩn: căn nhà nhỏ nhất, lên báo nhiều nhất, dự án hỗ trợ lâu nhất (anh xin di dời chỗ khác lâu lắm rồi nhưng chưa được). Nhà chật, ngõ cũng bé như ruột mèo nên xe máy anh phải để ngoài vỉa hè, đồ đạc thì tuềnh toàng, muốn sắm gì cũng chẳng có chỗ chứa, tài sản giá trị nhất chắc được mỗi cái tivi màu.

Đây là căn hộ thuộc khu tập thể của nhà nước được xây cách đây khoảng 50 năm, giờ đang xuống cấp khá nghiêm trọng. Anh Xuân không có sổ đỏ hay giấy tờ sở hữu nhà, chỉ có bản hợp đồng đi thuê của Nhà nước với giá 1 triệu đồng/ năm.

Bố mẹ anh Xuân có 7 người con, anh là thứ 4, trước đây tất cả cùng chung sống, chen nhau trong căn nhà hơn 10m2, sau lần lượt lập gia đình thì chuyển ra ngoài, giờ còn mỗi anh Xuân và một người em trai nữa ở gian trong. Nhà em trai ông đã kịp cơi nới còn căn hộ của anh thì chẳng thể nới ra đâu được nữa.

Thời trai trẻ, khi dẫn bạn gái về ra mắt gia đình, anh Xuân nhiều lúc khóc dở mếu dở. Mặc dù đã tâm sự cho người yêu biết hoàn cảnh của mình nhưng ngày bạn gái đến nhà cũng không khỏi giật mình khi giữa thủ đô phồn hoa lại có ngôi nhà nhỏ đến như vậy. Cũng không ít cô gái đã rời bỏ anh vì hoàn cảnh “đặc thù” ấy.

Cuối cùng, cũng có người phụ nữ thông cảm cho hoàn cảnh nghèo khó để đến với anh. Ngày đó anh vui mừng khôn xiết. Hai vợ chồng anh động viên nhau cố gắng làm kinh tế, ấp ủ dự định mua một mái nhà đúng nghĩa trong tương lai. Nhưng, cuộc sống vốn chẳng thuận lợi như anh nghĩ, công việc chính của anh là lái xe ôm, vợ thì làm nhân viên tạp vụ nên thu nhập chỉ đủ để lo cuộc sống qua ngày.

Thế là bao nhiêu năm qua vợ chồng anh cùng cậu con trai sinh sống trong cái hộp diêm chẳng thể nhỏ hơn được ấy. Trải qua gần 20 năm chung sống, hôn nhân của anh cũng rạn nứt vì cuộc sống quá khó khăn. Đến nay đã là 5 năm anh sống trong cảnh gà trống nuôi con.

Do nhà chật hẹp, nên lối đi chung cũng được tận dụng thành căn bếp, nơi chứa đồ của nhiều hộ gia đình.

Do nhà chật hẹp, nên lối đi chung cũng được tận dụng thành căn bếp, nơi chứa đồ của nhiều hộ gia đình.

Anh bảo: “Nhiều lúc cũng tự trách mình vì chẳng thể cho vợ cho con một cuộc sống đúng nghĩa. Nhưng cuộc sống khó khăn, cũng chẳng biết làm gì hơn”.

Nhà vốn nhỏ nên chỉ dùng làm chỗ ăn và ngủ, mọi sinh hoạt khác anh đều phải làm dưới sân tập thể. Để tránh bất tiện, hàng ngày anh cũng dậy sớm hơn mọi người trong khu, tranh thủ còn nước để vệ sinh, giặt giũ. Anh cũng không dám dùng bếp mà mua 2 cái nồi cơm điện, 1 chiếc nấu cơm, chiếc còn lại nấu canh hoặc hầm luộc món khác.

Mười mấy năm trời, di chuyển trong nhà chỉ có cách quỳ hoặc bò, trần quá thấp không thể đứng được nên cậu con trai của anh cũng chẳng thể phát triển được bình thường.

“Nó thiệt đủ đường từ lúc lọt lòng, đẻ ra sinh non thiếu tháng, rồi nhà nghèo, lại chật chội. Cái nhà đứng còn chả đứng được thì làm sao mà cao lớn cho được. Lúc nhỏ thì chơi với lũ trẻ quanh đây, lớn lên đi học nó chẳng dám mời bạn tới vì nhà cửa thế này chỗ ngồi còn chẳng có, sinh nhật con tôi cũng không tổ chức được” anh Xuân tâm sự.

Hiện giờ, nỗi lo duy nhất của anh Xuân là cậu con trai duy nhất của mình không lấy được vợ vì nhà quá đặc biệt. “Trước đây cháu nó cũng có bạn gái nhưng được một thời gian lại chia tay. Thời buổi bây giờ, không phải người phụ nữ nào cũng thông cảm cho hoàn cảnh nghèo khó. Nhà nghèo, con trai không được học đại học mà phải bươn trải cuộc sống khi học xong cấp 3. Mẹ nó với tôi còn đứt gánh giữa đường như thế”, anh Xuân buồn rầu cho biết.

4m2... 5 người sinh sống

Diện tích chỉ vỏn vẹn có 4m2, ngôi nhà “bé như mắt muỗi” của bà Nguyễn Thị Tỉnh (85 tuổi) nằm khuất sâu trong con ngõ nhỏ Phất Lộc (phường Hàng Buồm, Hà Nội) nhưng còn khá khẩm hơn gia đình anh Xuân khi có cửa ra vào. Gọi là nhà cho sang chứ thực chất nó chỉ giống như một cái kho chứa đồ. Ấy vậy mà ngôi nhà ấy lại là nơi sinh sống của 5 người.

Căn nhà nhiều đinh nhất Hà Nội của bà Thị Tỉnh (85 tuổi, phường Hàng Buồm, Hà Nội).

Căn nhà nhiều đinh nhất Hà Nội của bà Thị Tỉnh (85 tuổi, phường Hàng Buồm, Hà Nội).

Gian nhà tối om, ẩm thấp, gạch xây nhìn đã cũ kỹ, những vệt sơn tường loang lổ. Từ cửa cho đến bên trong, đâu đâu cũng chất đầy các thứ đồ đạc từ nồi xoong, bát đĩa cho đến quần áo, quạt điện…

Bà Tỉnh bảo, ngày xưa bà làm việc trong nhà máy thực phẩm, kinh tế không đến nỗi nào. Nhưng chục năm trước, gia đình gặp biến cố lớn, phải bán đi. Ngôi nhà bà đang ở chỉ là gian bếp nhỏ còn sót lại.

Nhà thì nhỏ, người lại đông nên mọi vật dụng trong gia đình đều được bà treo hết lên tường để tiết kiệm diện tích. Vậy nên, trong ngôi nhà ấy không biết có đến bao nhiêu cái đinh.

Bát đĩa để trong cái tủ nhôm bé rồi treo lên, tủ quần áo nhỏ treo dọc bức tường, tủ lạnh mini cũng phải treo lên. Nhìn khắp nhà, chẳng có nổi một chỗ trống. Bà bảo phải làm như thế thì nền đất phía dưới mới đủ rộng làm chỗ ngủ cho 5 người.

Sống trong ngôi nhà đó hơn chục năm nhưng thời gian trong ngày bà chủ yếu ở ngoài. Ngày nào bà cũng phải mang ghế ra đầu ngõ để ngồi tránh nóng, tránh ẩm hoặc tránh lúc các con, cháu đang ngủ. Bà bảo: “Ở trong nhà bí bách lắm, ra ngoài này ngồi cho thoáng và cho chúng nó có chỗ ngủ nữa”.

Do căn nhà chật hẹp, bí bách nên bà Tỉnh thường phải ra đầu ngõ ngồi.

Do căn nhà chật hẹp, bí bách nên bà Tỉnh thường phải ra đầu ngõ ngồi.

Sống trong ngôi nhà chật hẹp ấy suốt chục năm qua, bà cũng thành quen. Nhưng điều bà trăn trở nhất là cậu con trai đã 50 tuổi mà vẫn chưa có vợ cũng chỉ vì nhà chật quá. Được biết trước kia, anh cũng đi làm xa nhưng một thời gian lại quay trở về Hà Nội làm. Hiện tại, hằng ngày anh làm xe ôm, kiếm đồng ra đồng vào lo cơm áo cho mẹ già.

Còn chị con gái lấy chồng được một thời gian, cuộc sống gia đình lục đục nên chị cùng hai con lại quay về nhà sinh sống. Thế là cái ngôi nhà bé bằng cái mắt muỗi ấy là nơi sinh sống của 5 người, cả già lẫn trẻ. Nhưng nhà chật nên ban ngày mọi người thường “di cư” đi chỗ khác, đến bữa ăn hoặc lúc đi ngủ mới quay về nhà.

“Thấy con cái như vậy nhưng tôi cũng bất lực chẳng biết làm gì. Ngày xưa làm ăn cũng vất vả, khó khăn, có đồng nào tiêu đồng đấy. Bây giờ, tôi đã già, không còn khả năng kiếm tiền” bà Tỉnh cho hay.

Ước mơ của người mẹ già gần đất xa trời ấy chỉ là gia đình có được một chỗ ở rộng rãi hơn để con cháu bà đỡ khổ, và người con trai của bà có thể yên bề gia thất. Có như vậy bà mới yên lòng nhắm mắt xuôi tay.

Không dám chết ở nhà

Ngôi nhà gần 6m2 trên phố Hàng Gà, Hoàn Kiếm, Hà Nội của gia đình ông Trần Văn Lợi (85 tuổi) cũng chẳng kém hai căn nhà siêu dị nói trên. Ngày xưa, ngôi nhà 6m2 ấy là nơi cư trú của 2 ông bà và 6 người con. Hàng xóm xung quanh thương cảnh nhà ông đông người nên nhường một góc nhà kho cho gia đình ông bà xây cất để lấy chỗ ngủ cho các con. Hiện tại, không gian đó là nơi sinh sống của gia đình con trai cả.

“Đất chật người đông, tối đến cả nhà nằm ngủ la liệt. Để nhường chỗ cho các con, tối đến tôi trải chiếu ngủ gần góc cửa. Còn vợ và các con ngủ ở sát tường. Nửa đêm ai muốn đi vệ sinh phải lưu ý lắm, nếu không sẽ giẫm phải tôi”, ông Lợi cho biết.

Đến giờ ăn, gia đình ông cũng phải chia làm hai ca hoặc bê bát ra ngoài ngõ để ăn. Khi lập gia đình các con ông đều phải ra ngoài thuê trọ chứ ở đây cũng chẳng có chỗ mà sống. Vậy nên căn nhà tí hon ấy chỉ còn 2 ông bà và gia đình anh con trai cả sống ở nhà kho kế bên.

Ông Lợi bảo, trước đây gia đình ông không phải là trường hợp duy nhất chịu cảnh chật hẹp nhưng hiện tại thì ngõ này nhà ông là chật chội nhất. Các hộ còn lại họ đã mua được nhà ở chỗ khác.

Cách đây không lâu, trong ngõ một hộ có người chết, lối đi quá nhỏ nên không thể khiêng quan tài ra nhà tang lễ Phùng Hưng. Cuối cùng cả nhà đó phải phá cầu thang. Ở cái tuổi gần đất xa trời nên ông cũng lo. Ông bảo: “chắc đến khi mình chết cũng chẳng dám chết ở nhà”.

Sống trong cái nhà kho kế bên, gia đình của anh Trần Văn Hải (con trai cả của ông Lợi) cũng gặp phải muôn vàn khó khăn. Căn nhà cũng chỉ vỏn vọn có 4m2 nhưng có tới 4 người sinh sống.

Căn nhà cũng chỉ để vừa 1 chiếc tủ quần áo nhỏ, 1 chiếc tủ lạnh mini treo trên tường và 1 chiếc tivi. Để có thêm chỗ ngủ, anh cơi nới thêm gác xép ở phía bên trên. Căn nhà vốn đã thấp lại có thêm căn gác xép phía trên nên càng thêm phần bí bách.

Anh Hải nhớ lại khoảng thời gian khi mới lập gia đình, ngày cưới cũng phải đơn giản mọi thứ phần vì nghèo, phần vì nhà cửa chật trội. Sống trong ngôi nhà chật hẹp ấy nên vợ chồng cũng chẳng có không gian riêng, chỉ cần kéo chiếc rèm vải để ngăn cách với mọi người.

Khi vợ ở cữ, người thân, hàng xóm đến thăm không có chỗ mà ngồi. Gác xép gia đình cơi nới thì không thể bế con nhỏ lên được vì cầu thang tự chế dóc đứng, một mình lên còn gặp khó khăn. Anh bảo, gia đình anh ai cũng leo thang giỏi vì phải leo từ bé.

Nhà chật nên mỗi khi mua cái gì đều phải tính toán kĩ lưỡng, lựa chọn chỗ để. Mới đây, gia đình ông tính mãi mới mua tủ đựng quần áo. Nhà chật đến mức ngay cả việc bố trí một chiếc bàn thờ gia tiên cũng suy nghĩ đau đầu. Bếp thì ở ngoài ngõ, không có mái che cố định, mưa thì kéo tạm tấm bạt để che.

Anh bảo: “May là vợ chồng tôi không có con trai chứ không cũng lo chuyện nó không lấy được vợ. Thuyền theo lái, gái theo chồng, hy vọng 2 đứa con gái lớn lên sẽ có chỗ rộng rãi để ở, không phải khổ như bố mẹ nó.

Ngôi nhà của gia đình anh Trần Văn Hải (con trai ông Lợi).

Ngôi nhà của gia đình anh Trần Văn Hải (con trai ông Lợi).

Vợ chồng ông cũng từng nghĩ đến chuyện dọn đến chỗ ở mới rộng hơn nhưng điều kiện kinh tế không cho phép. Hai con gái của ông hiện đang học đại học. Vốn là người cáng đáng kinh tế gia đình nhưng không may cách đây 5 năm ông bị tai biến, sức khỏe giảm sút. Hiện tại, mọi việc lớn nhỏ đều do một tay người vợ chăm lo. Vậy nên ước mơ về một ngôi nhà mới là điều gì đó quá xa vời đối với gia đình anh.

Cuộc sống chật trội, bất tiện là vậy nhưng nhiều gia đình vẫn cố bám trụ phần vì nghèo, phần vì “ở lâu cũng thành quen”. Họ bảo: “Ở khu phố này dẫu chật hẹp nhưng cũng dễ làm ăn hơn, cuộc sống cũng đông vui, nhộn nhịp hơn. Giờ có chuyển ra ngoài thì họ cũng chẳng biết phải làm gì...

Tin cùng chuyên mục

Ninh Thuận cần tìm lối đi riêng để trở thành địa chỉ đáng để đầu tư, đáng sống

Ninh Thuận cần tìm lối đi riêng để trở thành địa chỉ đáng để đầu tư, đáng sống

(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị tỉnh Ninh Thuận cần rút ra các bài học phát triển của chính địa phương cũng như các tỉnh, thành phố và các đô thị trong cả nước, tiếp tục đổi mới sáng tạo, phát huy nội lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, tận dụng tốt thời cơ, tìm ra lối đi riêng để Ninh Thuận trở thành địa chỉ đáng đến, đáng để đầu tư, đáng cống hiến, đáng trải nghiệm, đáng sống...

Đọc thêm

Phó Thủ tướng Chính phủ dự lễ khánh thành Đền thờ Anh hùng liệt sĩ tại Kiên Giang

Phó Thủ tướng Chính phủ dự lễ khánh thành Đền thờ Anh hùng liệt sĩ tại Kiên Giang
(PLVN) - Ngày 27/4, tại huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang, UBND tỉnh đã tổ chức lễ khánh thành Đền thờ Anh hùng liệt sĩ lực lượng vũ trang nhân dân và Thanh niên xung phong hy sinh trên tuyến đường 1C và tu bổ cấp thiết di tích lịch sử cách mạng bia tưởng niệm tuyến đường 1C. Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cùng nhiều đại biểu dâng hương và trồng cây lưu niệm.

Đại tướng Phan Văn Giang gửi Thư khen động viên lực lượng thực hiện nhiệm vụ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đại tướng Phan Văn Giang. Ảnh: Báo Quân đội nhân dân
(PLVN) -  Nhằm động viên các lực lượng thực hiện nhiệm vụ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2014), Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã gửi thư khen động viên cán bộ, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ thực hiện nhiệm vụ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Dưới đây là nội dung Thư của Đại tướng Phan Văn Giang:

Cần quy định rõ “kinh tế hóa” ngành tài nguyên, khoáng sản

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho rằng, cần nghiên cứu để quy định rõ việc xử lý trong trường hợp khoáng sản đó gồm nhiều loại khoáng sản khác nhau. (Ảnh: Quochoi.vn)
(PLVN) - Cho ý kiến về dự án Luật Địa chất và Khoáng sản tại phiên họp vừa diễn ra, các ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị rà soát, hoàn thiện cơ chế quản lý theo nguyên tắc thị trường, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hoạt động khai thác khoáng sản bảo đảm công khai, minh bạch, chống tiêu cực, lãng phí tài nguyên khoáng sản, tăng nguồn thu cho ngân sách.

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng: Phản bác các luận điệu xuyên tạc về công tác cán bộ

Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII đã bàn về công tác quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhiệm kỳ 2026 - 2031. (Ảnh: Đăng Khoa)
(PLVN) - Nhờ những chủ trương đúng đắn, sáng suốt và sự lãnh đạo quyết liệt, linh hoạt của Đảng, công tác cán bộ của nước ta thời gian qua đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Tuy nhiên, lợi dụng những hạn chế, bất cập trong công tác cán bộ, các thế lực thù địch, phản động đang ra sức xuyên tạc, bôi nhọ, nhằm chống phá Đảng và Nhà nước ta.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), sáng 26/4, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn.

Báo cáo Nhân quyền của Hoa Kỳ nhận định không khách quan về thực tế tại Việt Nam

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - "Báo cáo Nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 22/4/2024 mặc dù đã phản ánh các thành tựu và bước tiến của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người nhưng rất tiếc vẫn tiếp tục đưa ra một số nhận định không khách quan dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình thực tế tại Việt Nam".

Dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp: Bảo đảm xây dựng nền công nghiệp quốc phòng chủ động, lưỡng dụng

Đại tướng Phan Văn Giang tham quan Nhà máy Z131 (Tổng cục CNQP). (Ảnh: Lam Hạnh)
(PLVN) - Mới đây Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên đã có buổi tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp trên địa bàn Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Tạo sự đồng thuận, thống nhất trong tổ chức thực hiện biên chế

Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế đánh giá kết quả đạt được và hạn chế, đồng thời xác định một số nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2026. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Hôm qua (24/4), tại Trụ sở Văn phòng Trung ương Đảng đã diễn ra Hội nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế (Phiên họp thứ 3). Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế Trương Thị Mai chủ trì Hội nghị.