Chuyên gia tiết lộ “bí mật” giúp Việt Nam đạt được thành tựu trong phòng, chống Covid-19

Nỗ lực và chiến lược chống dịch Covid-19 của Việt Nam được truyền thống quốc tế đánh giá cao. Ảnh: TTXVN
Nỗ lực và chiến lược chống dịch Covid-19 của Việt Nam được truyền thống quốc tế đánh giá cao. Ảnh: TTXVN
(PLVN) - Ngày 24/4, Sputnik đưa tin, đại diện các tổ chức quốc tế, các hãng truyền thông nước ngoài, đều dành những lời khen chân thành và sự ngưỡng mộ cho những nỗ lực tuyệt vời của Chính phủ và nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến chống Covid-19 này.

Theo Sputnik, Việt Nam từng chịu ảnh hưởng bởi dịch SARS năm 2003 và do đó quyết tâm chuẩn bị kỹ lưỡng và quyết liệt hơn cho đại dịch tiếp theo.

"Chính phủ Việt Nam hoạt động theo nguyên tắc tập trung, đoàn kết và được tổ chức tốt. Ngoài ra, Chính phủ Việt Nam cũng gắn kết chặt chẽ và hiệu quả với người dân trong nỗ lực đối phó với dịch bệnh Covid-19" là nhận định của Giám đốc Chương trình Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế CSIS Mỹ Amy Searight khi nói về công tác phòng chống dịch Covid-19 ở Việt Nam.

Reuters đánh giá Việt Nam là một trong những nước thực hiện sàng lọc với tỉ lệ số xét nghiệm trên tổng số ca nhiễm cao nhất thế giới. Các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 cũng được coi là hiệu quả. 

“Việt Nam đã đối phó với dịch bệnh rất tốt khi chỉ có 268 ca nhiễm nCoV trên tổng số 95,5 triệu người và chưa có trường hợp tử vong nào. Ngay từ khi bùng phát dịch bệnh, Chính phủ Việt Nam đã quyết định đóng cửa các doanh nghiệp không thiết yếu và trường học cũng như tiến hành chế độ cách ly quy mô lớn”, vị chuyên gia phân tích yếu tố tạo nên thành công của Việt Nam trong cuộc chiến này.

Công tác theo dõi, cách ly, giám sát được tăng cường nhằm giúp phát hiện sớm người nhiễm bệnh và những người từng tiếp xúc với nguồn bệnh. Chính phủ Việt Nam cũng huy động các y bác sỹ đã về hưu và các sinh viên trường y tham gia chống dịch, trong khi đó nhiều doanh nghiệp đã triển khai các ATM phát gạo hỗ trợ những đối tượng gặp nhiều khó khăn.

Người dân nghèo ở VIệt Nam xếp hàng đảm bảo yêu cầu chống dịch để nhận gạo hỗ trợ khi cả nước đang quyết tâm chống dịch COVID-19, Ảnh: AFP
 Người dân nghèo ở VIệt Nam xếp hàng đảm bảo yêu cầu chống dịch để nhận gạo hỗ trợ khi cả nước đang quyết tâm chống dịch COVID-19, Ảnh: AFP

“Tôi còn nhớ có thời điểm Việt Nam phải tiến hành cách ly hơn 80.000 người. Họ thật sự đã phản ứng rất mạnh mẽ trước đại dịch Covid-19. Đó có thể là lý do Việt Nam duy trì được số ca nhiễm bệnh rất thấp. Nhưng tôi cũng muốn nói thêm rằng, đằng sau nỗ lực của Chính phủ cũng là sự đóng góp của người dân Việt Nam.

Cuộc sống của họ trong thời điểm áp dụng biện pháp hạn chế đi lại và giãn cách xã hội không hề đơn giản, nhưng người dân Việt Nam đã hoàn thành phận sự của mình đầy trách nhiệm”, ông Takeshi Kasai - Giám đốc khu vực Tây Thái Bình Dương của WHO - cho biết.

TS Kidong Park - đại diện WHO tại Việt Nam - phân tích về “bí mật” tạo nên sự thành công của Việt Nam trong công tác phòng chống dịch bệnh do virus corona này như sau: Ngay sau những ca nhiễm bệnh đầu tiên được phát hiện ở Trung Quốc, Chính phủ Việt Nam đã rất cảnh giác trước mối đe dọa.

Từ giữa tháng 1, một ủy ban xử lý khủng hoảng (Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19) đã được thành lập, tập hợp các bộ, ban, ngành, giới bác sĩ và khoa học để đưa ra những dự đoán về sự bùng phát của Covid-19.

Việt Nam ở top đầu thế giới về kiểm soát tốt dịch bệnh Covid-19

"Việt Nam đang dẫn đầu về hiệu quả kiểm soát dịch bệnh do virus SARS-CoV-2 với số lượng ca lây nhiễm virs corona thấp nhờ nỗ lực của toàn hệ thống chính trị, sự chỉ đạo mạnh mẽ của Chính phủ cùng tinh thần đoàn kết, hợp tác của người dân" - Đây là nhận định mà Giám đốc khu vực Tây Thái Bình Dương của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố trong buổi họp báo sáng 21/4.

“Việt Nam cho thấy sự lãnh đạo mạnh mẽ của Chính phủ trong việc thực hiện những quyết sách và biện pháp kiểm soát tốt đại dịch Covid-19”, ông Takeshi Kasai khẳng định.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cũng đã phát đi Lời kêu gọi đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài đoàn kết một lòng, thống nhất ý chí và hành động, thực hiện quyết liệt, hiệu quả những chủ trương của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để bảo đảm chiến thắng đại dịch SARS-CoV-2.

Trong một cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tuyên bố “chiến tranh” chống Covid-19 và yêu cầu “chống dịch như chống giặc”. 

Đại diện WHO cũng thẳng thắn chỉ ra rằng, so với các nước châu Á khác như Hàn Quốc, Singapore, Việt Nam không có đủ điều kiện tài chính và phương tiện để chống dịch. Do đó, đất nước 95 triệu dân này đã thực hiện chiến lược phòng chống dịch hiệu quả với chi phí khiêm tốn.

Thay vì xét nghiệm hàng loạt như Hàn Quốc, Việt Nam đã tập trung vào việc cách ly người mắc và truy tìm mọi mối tiếp xúc từ người bệnh. Kể từ khi bắt đầu khủng hoảng, Việt Nam mới chỉ thực hiện 120.000 xét nghiệm, chủ yếu là những người trở về từ các khu vực ổ dịch. Đến nay, họ đã tiến hành hơn 206.000 xét nghiệm.

TS Kidong Park cho biết, ngoài việc truy tìm người tiếp xúc gần với bệnh nhân, Việt Nam cũng đã đưa ra lệnh cách ly bắt buộc trong 14 ngày đối với tất cả những người nhập cảnh.

“Sau khi ca mắc đầu tiên trong nước được phát hiện, Chính phủ đã quyết định đóng cửa hàng không với Trung Quốc và siết chặt kiểm soát 1.000 km đường biên giới trên bộ, đường mòn, lối mở”, đại diện WHO nhấn mạnh.

Theo đại diện WHO, phần lớn các ca mắc là từ bên ngoài. Nhiều người Việt Nam đi học hoặc đi du lịch nước ngoài trở về đã bị cách ly từ sân bay, do đó hạn chế việc truyền virus trong cộng đồng. Công tác ngăn chặn nguồn bệnh xâm nhập và kiểm soát lây lan cộng đồng được đặc biệt chú trọng.

Các trường học ở Việt Nam cũng đóng cửa sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Đồng thời, đeo khẩu trang trở thành quy định bắt buộc đối với tất cả người dân. Phản ứng trước đại dịch của Việt Nam đã được giới chức y tế quốc tế hoan nghênh.

TS. Kidong Park ca ngợi Việt Nam vì “sự chủ động và nhất quán trong suốt quá trình chống dịch”.

Việt Nam phản ứng mau lẹ và dứt khoát với dịch Covid-19

Trong khi nguy cơ ASEAN trở thành tâm dịch Covid-19 mới của thế giới thì tờ Asean Post có bài viết cho rằng, các nước khác trong ASEAN và trê thế giới có thể rút ra bài học từ cách phản ứng mau lẹ và dứt khoát của Việt Nam trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19.

Asean Post nhấn mạnh Việt Nam chiến thắng trong “cuộc chiến chống Covid-19” nhờ thực hiện các biện pháp nghiêm ngặt và kịp thời để theo dõi, cách ly người nhiễm bệnh và những người mà họ tiếp xúc.

Theo Asean Post, các Chính phủ có rất nhiều điều để học hỏi từ cách tiếp cận của Việt Nam đối với đại dịch này. Truyền thông rõ ràng và hợp tác Chính phủ-công dân, tận dụng công nghệ là giải pháp giúp Việt Nam hạn chế tối đa các ca nhiễm virus corona, cho dù quốc gia này chỉ có nguồn lực hạn chế so với nhiều quốc gia khác trên thế giới.

Đọc thêm

Bị ném bùn khi đi thăm vùng lũ lụt, vua Tây Ban Nha có hành động đẹp

Bị ném bùn khi đi thăm vùng lũ lụt, vua Tây Ban Nha có hành động đẹp
(PLVN) - Người dân Tây Ban Nha đã phản ứng giận dữ với sự xuất hiện của Vua Felipe và Hoàng hậu Letizia tại vùng Valencia, nơi lũ lụt khủng khiếp đã cướp đi sinh mạng hơn 200 người. Tuy nhiên, vua Felipe bình tĩnh, hạ ô để nghe một người dân trao đổi và ôm chặt hai phụ nữ đang khóc nức nở....

Hòa bình với thiên nhiên

Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học bàn luận các giải pháp khẩn cấp ngăn chặn suy thoái ĐDSH toàn cầu. (Ảnh: enb.iisd.org).
(PLVN) - Chủ đề của Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học vừa qua là “Hòa bình với thiên nhiên”. Đây là lời kêu gọi toàn cầu để tái tạo mối quan hệ của con người với thiên nhiên, đưa thiên nhiên trở lại trung tâm của sự phát triển bền vững.

Quyền trẻ em trong quá trình lập pháp tại Hoa Kỳ

Thế hệ trẻ như nhà hoạt động môi trường Greta Thunberg (SN 2003) đang có sức ảnh hưởng mạnh hơn đến các chính sách khí hậu toàn cầu: (Ảnh: The Washington Post)
(PLVN) - Dù chưa có quốc hội trẻ em chính thức tại Hoa Kỳ, nhưng những sáng kiến như Hội đồng Thanh niên và các phiên họp mô phỏng quốc hội đang cung cấp cơ hội cho giới trẻ tham gia vào hệ thống quản trị, định hình chính sách tương lai của đất nước.

Thời điểm nào Ukraine có thể gia nhập EU?

Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng EU Oliver Varhelyi.
(PLVN) - Theo Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng Liên minh châu Âu (EU) Oliver Varhelyi, mọi quốc gia ứng cử viên của EU, bao gồm cả Ukraine, đều có thể gia nhập khối này vào năm 2029 nếu họ đáp ứng mọi tiêu chí thành viên.