Chuyên gia Hàn Quốc 'hiến kế' giảm ùn tắc ở Hà Nội

Tắc đường đang trwor thành nỗi ám ảnh hàng ngày của người dân Thủ đô Hà Nội.
Tắc đường đang trwor thành nỗi ám ảnh hàng ngày của người dân Thủ đô Hà Nội.
(PLO) - Tại buổi toạ đàm “Vai trò lãnh đạo trong quản lý đô thị” do Học viện cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) phối hợp với Ngân hàng Thế giới tổ chức sáng 9/10, chuyên gia đến từ Hàn Quốc khuyên những đô thị lớn như Hà Nội nên đầu tư vào hạ tầng và người dân nên sử dụng phương tiện công cộng và xe đạp tham gia giao thông.
GS Jiyoung Ryu - Nguyên cố vấn cao cấp của Bộ trưởng Bộ Xây dựng và Giao thông Hàn Quốc cho biết, ở Hàn Quốc cũng có vấn đề tương tự về  tắc đường và quá tải như đang xảy ra tại 2 đô thị lớn ở Việt Nam là: Hà Nội và TP.HCM. 
“Tôi nhớ vào những năm 90, chúng tôi có kế hoạch tổng thể về quy hoạch cho Thủ đô Hàn Quốc và vùng lân cận. Trong đó, trọng tâm là giao thông, nhà ở... Vùng không mở rộng cũng nằm trong quy hoạch tổng thể. Về giao thông phải phát triển đường vành đai, đường cao tốc để kết nối giữa các thành phố lân cận”.
Từ đó, ông Ryu cho rằng, Hà Nội tới các đô thị khác cũng cần có đường giao thông khác để thuận tiện hơn. “Chúng ta phải có quy hoạch cấp vùng chứ không chỉ dừng lại ở cấp thành phố. Để giảm tải nội đô, Nhà nước phải có chính sách di dời các trường Đại học, bệnh viện, trụ sở cơ quan ban ngành ra khỏi trung tâm thủ đô”, GS Jiyoung Ryu nói.
Trước diễn biến cảnh ùn tắc những ngày này tại Thủ đô Hà Nội, ông Ryu khuyên người dân nên tham gia giao thông bằng phương tiện xe đạp. Ông Ryu ví dụ: “Hôm trước tôi đi ô tô và phải mất 60 phút di chuyển đoạn đường 6km còn ở hôm nay tôi đi xe đạp mà chỉ mất tầm 30 phút. Người dân có thể di chuyển xe đạp và gửi xe để đi đường cao tốc trên cao nếu nơi làm xa. Sử dụng phương tiện này vừa giảm ùn tắc vừa bảo vệ môi trường”.
Tắc đường ở Hà Nội.
 Tắc đường ở Hà Nội.
Ông Đỗ Viết Chiến, Cục trưởng Cục Phát triển Đô thị (Bộ Xây dựng) thừa nhận, tỷ lệ đô thị hóa toàn quốc là 35,5% (trung bình), từ năm 1999 trở lại đây, tốc độ phát triển đô thị hóa là nhanh  (từ 622 lên 778 đô thị). Hiện nay, chất lượng đô thị chưa tương xứng. 
Tỷ trọng đóng góp nguồn thu ngân sách của đô thị vào GPD quốc gia từ 70-75%. Kinh tế đô thị đóng vai trò quan trọng. Nhiều đô thị là hạt nhân góp phần điều chỉnh cơ cấu lao động. Tuy nhiên, còn nhiều khó khăn, và thách thức như: Kiểm soát vấn đề đô thị hóa chưa tốt.
“Nhiều đô thị hiện nay, số lượng có, chất lượng đô thị chưa tương xứng. Phân bố đô thị hiện nay chưa đồng đều. Phát triển đô thị phải đồng đều trên cả nước, nhằm giảm chênh lệch giữa đô thị và nông thôn, nhằm giảm di cư cơ học từ nông thôn vào đô thị khiến quá tải hạ tầng lên hạ tầng. 
Khi dân số tăng cao, thì gây sức ép lên hạ tầng, trường học, giao thông... đây là thách thức lớn. Chính quyền đô thị cần phải sát sao hơn”, ông Chiến cho biết.

Đọc thêm

Cảnh sát giao thông Hà Nội: Triển khai mô hình 'Ngã tư an toàn giao thông'

CSGT sẽ đẩy mạnh xử lý các lỗi không chấp hành hệ thống biển báo, vạch kẻ đường. (Ảnh: Trường Thắng)
(PLVN) - Theo đại diện Phòng Cảnh sát giao thông - CSGT (Công an TP Hà Nội), hiện nay tại một số nút giao trọng điểm trên các tuyến trục chính ra, vào TP, tình trạng lộn xộn, thiếu an toàn vẫn diễn ra. Mô hình "Ngã tư an toàn giao thông" được triển khai để góp phần giải quyết tình trạng này.

'Hình hài' siêu dự án Sân bay Long Thành dần lộ diện

'Hình hài' siêu dự án Sân bay Long Thành dần lộ diện
(PLVN) - Trên công trình xây dựng sân bay Long Thành (huyện Long Thành, Đồng Nai) hiện có gần 4.000 kỹ sư, công nhân trong nước và quốc tế, gần 2.000 máy móc, phương tiện, trang thiết bị thi công đang ngày đêm làm việc với mục tiêu cao nhất là đẩy nhanh tiến độ để hoàn hoàn thành trong năm 2025 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc mới đây.

Đề xuất hợp lý của Cục Cảnh sát giao thông

Ảnh minh họa
(PLVN) - Chạy xe trên đường, nếu xao nhãng chỉ 1 giây, là có thể tàn cả 1 đời. Nếu vượt đèn đỏ, hậu quả còn có thể nguy hại hơn, thảm khốc hơn. Thế nhưng mới đây, một camera giao thông tại Hà Nội ghi lại được cảnh 164 lượt phương tiện vượt đèn đỏ ở một ngã tư chỉ trong 2 phút. Đó là một thực tế vô cùng đáng báo động, không chỉ xảy ra ở Hà Nội, mà còn ở một số địa phương khác.