Chuyên gia Đức: Nước thải có thể là chìa khóa để ngăn chặn sự bùng phát dịch COVID-19

Các nhà khoa học Đức hy vọng có thể cảnh báo sớm ổ dịch COVID-19 thông qua phân tích nước thải.  Ảnh: CNN
Các nhà khoa học Đức hy vọng có thể cảnh báo sớm ổ dịch COVID-19 thông qua phân tích nước thải. Ảnh: CNN
(PLVN) - Các nhà khoa học nói với CNN, các dòng sông bùn rộng lớn chảy vào các nhà máy xử lý nước thải trên khắp nước Đức có thể nắm giữ chìa khóa để phát hiện sớm bất kỳ làn sóng mới nào của dịch do virus corona gây ra.

Trung tâm nghiên cứu môi trường Helmholtz đang thực hiện thử nghiệm lấy mẫu nước thải từ các nhà máy phục vụ một số khu vực đô thị lớn nhất và cố gắng tìm ra bằng chứng về virus corona. Mục tiêu cuối cùng là cài đặt các hệ thống cảnh báo sớm virus corona cho hầu hết các nhà máy xử lý nước thải để theo dõi sự lây lan của virus.

"Đây sẽ là thử nghiệm đầu tiên. Thông qua các chỉ số sẽ phát hiện ra ổ dịch COVID-19 (thông thường là bệnh viện, thậm chí một nhà máy) để có thể kiểm tra tất cả những người có liên quan" - nhà vi trùng học Hauke Harms, một trong những người lãnh đạo của nghiên cứu cho biết. 

Khái niệm này có vẻ khá đơn giản: Nước thải chứa tàn dư của virus từ phân người. Nếu những nồng độ đó đột nhiên tăng vọt, các nhà máy xử lý nước thải sẽ phát hiện ra và cảnh báo các cơ quan chức năng để tiến hành thử nghiệm khu vực đó.

Tiến sĩ Ulrich Meyer, Giám đốc kỹ thuật nhà máy xử lý nước thải TP Leipzig cho biết: "Nếu có thể có ý tưởng về nồng độ virus corona trong nước thải, chúng ta có thể tính toán số người nhiễm bệnh ở Leipzig và điều này sẽ rất có lợi trong các chiến lược để chống lại virus".

Nhưng trong thực tế, nó không đơn giản như vậy. Tại nhà máy xử lý nước thải chính của Leipzig, các mẫu được chiết xuất cứ sau hai phút khi nước thải chảy qua 24 giờ mỗi ngày. Các nhà khoa học tại Helmholtz thừa nhận rằng việc tìm thấy một lượng nhỏ vật liệu di truyền (hoặc RNA) từ virus trong một dòng sông thải khổng lồ là một nhiệm vụ to lớn.

Tuy nhiên, các nhà khoa học nói rằng họ có thể phát hiện sự gia tăng dấu vết virus corona trong vòng một ngày và truyền thông tin đó cho chính quyền địa phương.

Một thách thức khác là số lượng ca nhiễm mới ở Đức hiện nay thấp khiến cho việc tìm kiếm virus trở nên khó khăn hơn và có nghĩa là một người nhiễm bệnh có thể làm sai lệch kết quả xét nghiệm.

Dù thừa nhận vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết, nhưng các nhà khoa học Đức tin tưởng, hệ thống sẽ hoạt động vào nửa cuối năm 2020, kịp thời giúp ngăn chặn làn sóng dịch COVID-19 thứ hai có thể xảy ra.

Truy dấu virus trong phân không phải là mới và các nhà nghiên cứu Đức không phải là những người duy nhất thử nghiệm việc sử dụng nước thải như một hệ thống cảnh báo virus. Vào tháng 2, các nhà khoa học tại Viện nghiên cứu nước KWR của Hà Lan đã tìm thấy virus này trong sáu nhà máy xử lý nước thải, trong đó có một nhà máy phục vụ sân bay quốc tế chính ở Schipol. KWR cho biết họ đã phát triển một phương pháp để theo dõi sự xuất hiện của virus trong nước thải và cho biết nước thải thử nghiệm có lợi ích rõ ràng.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.