Chương trình đào tạo chung nguồn thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư dưới góc nhìn học viên

Tập thể Lớp đào tạo chung nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư khoá 4 lần 2 tại Hà Nội.
Tập thể Lớp đào tạo chung nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư khoá 4 lần 2 tại Hà Nội.
(PLVN) -Đối với chúng tôi, lớp đào tạo chung nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư khóa 4 lần 2 Hà Nội, Học viện Tư pháp cũng như quãng thời gian học tập tại Học viện Tư pháp giống mùa thu dịu dàng hương hoa sữa, tuy không dài nhưng đầy kỷ niệm mến thương.

Lớp đào tạo chung nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư của chúng tôi thường đươc gọi với cái tên thân thương là “Lớp 3 chung”. Chúng tôi bắt đầu khóa học vào tháng 12 năm 2020 trong tâm trạng đầy háo hức, chờ mong. Còn gì tuyệt vời hơn khi dù bạn đã trưởng thành nhưng vẫn được quay lại những tháng ngày học hành cùng bạn bè, trường lớp. Với tất cả những cảm xúc tuyệt vời ấy, tôi chính thức bước vào một chặng đường mới - học tập những kỹ năng nghề nghiệp cần thiết để góp phần thực hiện mơ ước trở thành Thẩm phán, Kiểm sát viên hoặc Luật sư.

Là những cử nhân Luật, chúng tôi đã quen với môi trường học tập pháp luật phong phú đa dạng nhưng cũng có đôi phần khô khan. Trong trí tưởng tượng, chúng tôi đinh ninh rằng môi trường học tập của Học viện Tư pháp cũng không khác trường Luật là bao nhưng không phải như vậy, chúng tôi đã có một khóa học với nhiều nét khác biệt, có tính thực tiễn, các kỹ năng cần thiết bổ ích và sâu sắc.

Buổi đầu tiên, chúng tôi đươc giới thiệu đầy đủ các vấn đề liên quan tới khóa học từ nội dung chương trình, hệ thống giáo trình tài liệu, phương pháp giảng dạy và học tập, quy chế đào tạo. Điều này giúp chúng tôi hình dung rõ ràng hơn về chặng đường học tập 18 tháng tại Học viện sau này. Điều chúng tôi ấn tượng nhất ở chương trình đào tạo này là tính thực tiễn cao. Chương trình đã được thiết kế đúng với tính chất của chương trình đào tạo nghề, học viên tham gia chương trình đào tạo nhằm học hỏi kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp nhằm đáp ứng điều kiện về đào tạo theo quy định pháp luật để có thể hành nghề Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư. Tính chất đào tạo nghề chi phối tất cả các yếu tố của chương trình đào tạo như nội dung chương trình đào tạo (các bài học mang tính chất trang bị kỹ năng nghề nghiệp; phần đào tạo thực tế chiếm tỉ lệ đáng kể trong chương trình đào tạo); phương pháp đào tạo (thực hành, đóng vai, giải quyết tình huống…); tài liệu học tập (hồ sơ tình huống từ các vụ án thực tế là tài liệu đào tạo đặc thù không thể thiếu) và đội ngũ giảng viên (với sự tham gia của những người đã hoặc đang thực tế hành nghề). So với các chương trình đào tạo khác tại Học viện Tư pháp, chương trình đào tạo chung có tỉ lệ thời lượng cho kiến tập, thực tập cao nhất. Điều này giúp chúng tôi có cơ hội tiếp cận với thực tiễn tư pháp, tự tích lũy các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm cần thiết với sự hướng dẫn, hỗ trợ tận tình của các thầy cô là giảng viên cơ hữu cũng như giảng viên thỉnh giảng của Học viện.

Trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát kỹ lưỡng về sự gắn kết, những đặc thù nghề nghiệp của ba chức danh Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư, chương trình đào tạo đã đề cập toàn diện tới các kỹ năng nghề nghiệp cơ bản của ba chức danh Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư, giúp học viên được tiếp cận với kỹ năng, kinh nghiệm nghề nghiệp của cả ba chức danh qua đó hiểu biết và có cái nhìn đa chiều về cùng một vụ việc, vấn đề hay tình huống pháp lý. Qua các bài giảng chúng tôi lĩnh hội rõ hơn, trong hoạt động xét xử, mỗi chức danh tư pháp thực hiện các hoạt động tố tụng khác nhau song lại có mối quan hệ với nhau. Hoạt động nghề nghiệp của các chức danh tư pháp không riêng biệt, độc lập mà luôn có mối liên hệ mật thiết, gắn bó với nhau tạo thành một thể thống nhất trong khuôn khổ thực thi quyền lực nhà nước trong lĩnh vực tư pháp. Pháp luật là chuẩn mực, là nội dung và phương tiện hoạt động của các chức danh tư pháp. Tính chuyên môn, nghiệp vụ cao trong hoạt động của các chức danh tư pháp. Tính độc lập và chế độ trách nhiệm cá nhân cao của các chức danh tư pháp. Các chức danh tư pháp phải tuân thủ các quy tắc đạo đức nghề nghiệp nghiêm khắc. Những điểm tương đồng về đặc thù nghề nghiệp và mối quan hệ nghề nghiệp giữa Thẩm phán, Kiểm sát viên và Luật sư là cơ sở cho việc xây dựng mô hình đào tạo chung nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư của lớp chúng tôi.

Từ những ngày học đầu tiên, chúng tôi đã rất ấn tượng bởi đội ngũ giảng viên dày dạn kinh nghiệm thực tế và kiến thức chuyên môn. Dù cùng một môn học nhưng Học viện luôn sắp xếp cho lớp nhiều giảng viên giảng dạy khác nhau, giúp chúng tôi có một cái nhìn đa chiều hơn về một vấn đề pháp luật, khiến các tiết học trở nên sôi nổi, vui tươi và không hề nhàm chán. Mỗi thầy cô lại một màu sắc, một phương pháp giảng dạy khác nhau, có người là giảng viên cơ hữu của Học viện, có người đang là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư; có người đã về hưu, cũng có người vẫn còn đang công tác. Có lẽ đó là ưu điểm lớn nhất của chương trình đào tạo này, giúp chúng tôi có cơ hội được tiếp xúc và học hỏi từ mọi vị trí trong hoạt động tư pháp. Dù đặc thù công việc bận rộn nhưng mỗi lần lên lớp, thầy cô luôn đem đến những bài giảng chỉn chu, đầy tâm huyết. Chính sự yêu nghề ấy đã truyền cho lớp chúng tôi cảm hứng học tập mạnh mẽ, nhóm lên ngọn lửa đam mê - ngọn lửa mà chúng tôi tin rằng, một ngày không xa, cũng sẽ cháy hết mình và toả sáng mạnh mẽ như thầy cô bây giờ vậy.

Trong môi trường học tập nào cũng vậy, chúng ta không chỉ học từ thầy cô mà còn học hỏi rất nhiều từ bạn bè đồng môn. Đối với chúng tôi, tập thể lớp “3 chung” có rất nhiều điều đặc biệt. Một tập thể với đủ lứa tuổi khác nhau, 62 con người đến từ khắp các tỉnh thành cả nước, làm những công việc khác nhau, có hoàn cảnh sống khác nhau. Tuy khác biệt là thế nhưng không khí trong lớp lúc nào cũng vui vẻ, mọi người luôn học tập và làm việc với nhau dân chủ, chan hoà. Các em ít tuổi luôn được anh chị giúp đỡ, chỉ dạy, còn anh chị thì thấy mình như trẻ ra và sôi nổi hơn khi ở trong môi trường học tập có nhiều bạn trẻ. Không thể phủ nhận rằng, sự thân thiện, trách nhiệm của các thầy cô Học viện, đặc biệt là cô giáo quản lý lớp và cô giáo chủ nhiệm, đã giúp chúng tôi - những cá nhân độc lập, xa lạ- trở nên thân thiết và đoàn kết như ngày hôm nay.“ Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì đi cùng nhau”. Chúng tôi luôn tin rằng, một tập thể lớp đoàn kết sẽ là chiếc thuyền vững vàng đưa chúng tôi đến với tương lai nghề nghiệp rộng mở sau này.

Nhân đây, chúng tôi muốn gửi lời cám ơn chân thành tới Ban Giám đốc Học viện Tư pháp, Ban Lãnh đạo Khoa Đào tạo chung nguồn Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư; Phòng Đào tạo và Công tác học viên của Học viện. Chính các thầy cô là những người đã giúp chúng tôi có được điều kiện học tập tốt nhất. Cám ơn các thầy cô đã làm việc tận tâm để có được một chươg trình đào tạo thực tế, thu hút, hữu ích; một đội ngũ giảng viên hùng hậu, chất lượng mà chúng tôi biết rằng không dễ để mời về; một cơ sở vật chất tiện nghi giúp chúng tôi cảm thấy thoải mái dù phải học tập tại trường cả một ngày dài. Đại dịch Covid - 19 diễn biến ngày một phức tạp khiến học viên phải học trực tuyến một thời gian dài nhưng nhờ sự chu đáo của Học viện Tư pháp, chúng tôi vẫn được tiếp cận tài liệu, hồ sơ đầy đủ và nhận được sự giảng dạy chỉn chu như mọi ngày. Tuy nhiên, dù có thế nào thì việc học trực tiếp tại trường vẫn khiến chúng tôi hào hứng hơn cả vì khi đó chúng tôi được thoả sức giao lưu, trao đổi, làm việc nhóm và thảo luận cùng thầy cô. Mong rằng dịch bệnh sớm qua để chúng ta lại có thể cùng ngồi lại với nhau như những ngày đầu tiên ấy.

Nền tư pháp nước nhà đang có những chuyển biến tích cực, hệ thống Viện Kiểm sát và Toà án đã có những yêu cầu chuyên biệt hơn khi tuyển dụng. Vì vậy, mô hình đào tạo chung nguồn Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư đã mở ra cho chúng tôi một cánh cửa khác đầy hi vọng. Chúng tôi biết rằng, Học viện Tư pháp đã và đang đặt nhiều kì vọng vào các lứa học viên bước ra từ chương trình đào tạo này. Và chúng tôi cũng tin rằng với tinh thần ham học hỏi, sự nỗ lực không ngừng, tập thể Lớp Đào tạo chung nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư khoá 4 lần 2 tại Hà Nội sẽ luôn vững bước và đạt được những thành tựu của riêng mình.

Thời gian trôi thật nhanh, đã gần một năm kể từ ngày chúng tôi bắt đầu học tập tại Học viện Tư pháp. Tập thể lớp Đào tạo chung nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư khoá 4 lần 2 Hà Nội đã trở thành một phần của Học viện Tư pháp và Học viện Tư pháp cũng là một phần quan trọng trong cuộc đời của chúng tôi. Thời gian chảy trôi sẽ khiến ta quên đi nhiều điều, nhưng tôi tin rằng, dù có đi đâu về đâu, mỗi lần nhắc tới Hoc viện Tư pháp, tới lớp “3 chung” trong lòng mỗi chúng tôi sẽ luôn ngập tràn niềm mến thương, trân trọng!

Đọc thêm

Nhiều giải pháp linh hoạt tháo gỡ khó khăn trong công tác thi hành án dân sự

Ông Văn Đình Minh- Cục trưởng Cục THADS Hà Tĩnh phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Hữu Anh
(PLVN) -6 tháng đầu năm 2024, công tác Thi hành án dân sự (THADS) trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh gặp nhiều khó khăn, số việc, số tiền phải thi hành đều tăng cao trong khi đó thị trường bất động sản trầm lắng, các vụ việc liên quan đến đất đai, đánh bạc, lừa đảo có số lượng người bị hại lớn, tài sản thi hành án khó xử lý... ngành thi hành án đã khắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu, đề ra nhiều giải pháp linh hoạt đạt kết quả đáng khích lệ trên tất cả các mặt công tác.

Cảm xúc của các đại biểu lần đầu tiên được ra Đảo Bạch Long Vĩ

Cảm xúc của các đại biểu lần đầu tiên được ra Đảo Bạch Long Vĩ
(PLVN) - Trong không khí tuổi trẻ cả nước hướng tới chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024 và kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/1924), được sự đồng ý của Đảng uỷ - Lãnh đạo Bộ Tư pháp, Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp và Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam đã có những ngày trải nghiệm thật thú vị tại đảo Bạch Long Vĩ.

Truyền thông chính sách góp phần tạo sự đồng thuận xã hội

Cảnh Buổi làm việc.
(PLVN) - Ngày 26/4, Tổ Thư ký giúp việc của Hội đồng phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương (Tổ Thư ký) đã có buổi làm việc tại Bộ Giao thông vận tải (Bộ GTVT) về tình hình thực hiện Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 30/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 – 2027” (Quyết định số 407).

Diễn đàn cấp cao Việt Nam – Nhật Bản: Thúc đẩy hợp tác pháp luật và tư pháp trong khuôn khổ Dự án JICA

Diễn đàn cấp cao Việt Nam – Nhật Bản: Thúc đẩy hợp tác pháp luật và tư pháp trong khuôn khổ Dự án JICA
(PLVN) -Sáng 26/4, Bộ Tư pháp và các cơ quan đối tác pháp luật và tư pháp Việt Nam phối hợp với Bộ Tư pháp Nhật Bản, JICA Nhật Bản, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức Diễn đàn cấp cao lần thứ nhất trong khuôn khổ Dự án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật tại Việt Nam” giai đoạn 2021 -2025 - một dự án hợp tác quốc tế gắn chặt và là biểu tượng cho mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam và Nhật Bản trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp.

Tổ chức thành công hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024”

Tổ chức thành công hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024”
(PLVN) - Trong không khí tuổi trẻ cả nước hướng tới chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/1924), Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp và Đoàn Thanh niên Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam tổ chức hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024” tại đảo Bạch Long Vĩ .

Trao Quyết định tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tư pháp cho ông Đỗ Xuân Quý

Trao Quyết định tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tư pháp cho ông Đỗ Xuân Quý
(PLVN) - Ngày 25/4, Đảng ủy Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị Ban thường vụ Đảng ủy tháng 04/2024. Đồng chí Đặng Hoàng Oanh, Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Trần Tiến Dũng, Phó Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp và đồng chí Nguyễn Kim Tinh, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Bộ Tư pháp chủ trì Hội nghị.

Bắc Kạn giới thiệu văn bản pháp luật mới năm 2024

Hội nghị giới thiệu văn bản pháp luật mới năm 2024 tại Bắc Kạn (Ảnh: Hoàng Thu)
(PLVN) - Ngày 24/4, UBND tỉnh Bắc Kạn tổ chức Hội nghị triển khai các Luật được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, Kỳ họp thứ 6, Kỳ họp bất thường lần thứ 5 thông qua. Hội nghị được tổ chức trực tiếp và truyền hình trực tuyến tới các huyện, thành phố trong tỉnh.

Đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật chuyên nghiệp, khoa học, kịp thời, khả thi, hiệu quả

Thứ trưởng Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp.
(PLVN) - Ngày 24/4, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp Tổ công tác về lập đề nghị xây dựng Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Tham dự cuộc họp còn có đại diện Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ, đại diện cơ quan pháp chế một số bộ, ngành.

Hải Phòng: Chi cục THADS quận Đồ Sơn hoàn thành cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất

Lực lượng tham gia cưỡng chế di chuyển tài sản của người phải THA ra khỏi khu vực cưỡng chế.
(PLVN) - Ngày 24/4, Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) quận Đồ Sơn đã phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức cưỡng chế để chuyển giao quyền sử dụng đất cho Công ty TNHH Một thành viên Du lịch và Vui chơi Giải trí Đồ Sơn (địa chỉ tại Khu dân cư số 8, đường 353, phường Ngọc Xuyên, quận Đồ Sơn).