Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp: Đổi mới theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả

Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp: Đổi mới theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả
(PLVN) -Theo Nghị định số 98/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp có một số điểm mới nổi bật.

Ngày 29/11/2022, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 98/2022/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp. Nghị định được xây dựng và ban hành trong bối cảnh triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và yêu cầu về tinh gọn tổ chức bộ máy theo Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập.

Theo Nghị định số 98/2022/NĐ-CP, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp có một số điểm mới nổi bật sau:

Cụ thể hóa chức năng của Bộ Tư pháp đối với trợ giúp pháp lý và công tác pháp chế

Điều 1 của Nghị định số 98/2022/NĐ-CP tiếp tục kế thừa vị trí, chức năng của Bộ Tư pháp quy định tại Nghị định số 96/2017/NĐ-CP: “Bộ Tư pháp là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Xây dựng và thi hành pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; thi hành án dân sự, thi hành án hành chính, bồi thường nhà nước, hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý, công tác pháp chế; quản lý nhà nước các dịch vụ sự nghiệp công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ”. Trong đó, Nghị định mới bổ sung chức năng về trợ giúp pháp lý và công tác pháp chế nhằm thể chế hóa chức năng quan trọng của Bộ Tư pháp triển khai qua nhiều năm theo quy định của luật chuyên ngành tại Luật Trợ giúp pháp lý và Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế.

Hoàn thiện nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ

Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp đã được rà soát, sửa đổi đảm bảo không trùng lắp, chồng chéo chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực quản lý với các bộ, ngành khác. Điều 2 của Nghị định số 98/2022/NĐ-CP quy định bổ sung 03 khoản so với Nghị định số 96/2017/NĐ-CP. Cụ thể, Nghị định mới đã cập nhật, bổ sung một số nhiệm vụ thống nhất với quy định tại các văn bản luật chuyên ngành thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Tư pháp như: tiếp cận thông tin; hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp vừa và nhỏ; công tác pháp luật quốc tế; hợp tác quốc tế về cải cách tư pháp và pháp luật… Bên cạnh đó, các nhóm nhiệm vụ đã được sắp xếp lại so với Nghị định số 96/2017/NĐ-CP để đảm bảo quy định ngắn gọn và có tính liên kết giữa các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp.

Sắp xếp tổ chức bộ máy của Bộ theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả

Tổ chức bộ máy của Bộ Tư pháp được kiện toàn trên nguyên tắc kết hợp hài hoà giữa kế thừa, ổn định với đổi mới, phát triển. So với Nghị định số 96/2017/NĐ-CP, hiện nay cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp quy định tại Điều 3 Nghị định số 98/2022/NĐ-CP đã giảm 02 đơn vị, trong đó sáp nhập Vụ Thi đua - Khen thưởng vào Vụ Tổ chức cán bộ, sáp nhập Cục Công tác phía Nam vào Văn phòng Bộ. Một số đơn vị thuộc Bộ được chuyển đổi mô hình theo yêu cầu sắp xếp tổ chức bộ máy theo quy định và đảm bảo hiệu lực, hiệu quả trong triển khai nhiệm vụ của Bộ, ngành Tư pháp, cụ thể: chuyển đổi Cục Con nuôi thành Vụ Con nuôi, chuyển đổi Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật thành Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật; đồng thời, đổi tên Viện Khoa học pháp lý thành Viện Chiến lược và khoa học pháp lý nhằm thực hiện Quyết định số 1030/QĐ-TTg ngày 16/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Tư pháp đến năm 2021, định hướng đến năm 2030.

Điều 3 Nghị định số 98/2022/NĐ-CP đã bỏ các quy định mang tính liệt kê số lượng phòng thuộc Văn phòng, Thanh tra thuộc Bộ và số lượng phòng của các Cục trong Nghị định để phù hợp với quy định của Nghị định số 101/2020/NĐ-CP ngày 28/8/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ. Dự kiến trong thời gian tới, cơ cấu tổ chức của các Cục thuộc Bộ sẽ tiếp tục được rà soát theo hướng thu gọn cấp trung gian và đáp ứng các tiêu chí thành lập Phòng theo quy định của Nghị định số 101/2020/NĐ-CP.

Nghị định số 98/2022/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2023. Vụ Thi đua - Khen thưởng, Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Cục Con nuôi, Cục Công tác phía Nam tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ cho đến khi Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Tổ chức cán bộ, Văn phòng Bộ, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Vụ Con nuôi.

Tin cùng chuyên mục

Bạc Liêu: Triển khai các Luật mới được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 6

Bạc Liêu: Triển khai các Luật mới được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 6

(PLVN) - Sáng 28/3, Sở Tư pháp - Cơ quan thường trực Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Bạc Liêu tổ chức Hội nghị trực tiếp và được kết nối trực tuyến đến các điểm cầu cấp huyện, cấp xã triển khai các Luật mới được Quốc hội khóa XV thông qua tại kỳ họp thứ 6, Kỳ họp bất thường lần thứ 5. Ngoài điểm cầu chính, Hội nghị còn kết nối trực tuyến đến 7 điểm cầu cấp huyện và 64 điểm cầu cấp xã.

Đọc thêm

Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm công tác thu hồi tài sản cho Nhà nước

Hội thảo “Trao đổi về đổi mới tổ chức, hoạt động, nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự của Việt Nam - kinh nghiệm từ Vương Quốc Anh”
(PLVN) -  Sáng 14/3, tại TP Hồ Chí Minh, Bộ Tư pháp đã chủ trì, phối hợp với Đại sứ quán Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ai-Len tại Việt Nam tổ chức Hội thảo “Trao đổi về đổi mới tổ chức, hoạt động, nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự của Việt Nam - kinh nghiệm từ Vương Quốc Anh”.

Tư pháp Đồng Tháp “thay cách nghĩ, đổi cách làm” nâng cao hiệu quả công việc

Tư pháp Đồng Tháp “thay cách nghĩ, đổi cách làm” nâng cao hiệu quả công việc
(PLVN) -  Vượt qua nhiều thử thách, khó khăn, ngành tư pháp Đồng Tháp luôn nỗ lực, chung sức, chung lòng hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ Bộ và lãnh đạo tỉnh giao phó. Đặc biệt, không ngừng khẳng định vị thế công tác tư pháp trong nhận thức của cán bộ, người dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Để hiểu rõ hơn về những thành tựu này, chúng tôi đã có buổi trao đổi với bà Lê Thị Hồng Phượng – Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Đồng Tháp.

Tuổi trẻ Bộ Tư pháp triển khai Tháng ba biên giới và truyền thông pháp luật

Tuổi trẻ Bộ Tư pháp triển khai Tháng ba biên giới và truyền thông pháp luật
(PLVN) - Ngày 8/3, tại xã Phú Sơn, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre, Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp phối hợp với Tỉnh đoàn Bến Tre tổ chức chương trình truyền thông, giáo dục pháp luật năm 2024. Tham dự có ông Trịnh Xuân Tùng - Ủy viên BCH Đoàn Khối, Bí thư Đoàn Bộ Tư Pháp; ông Võ Tuấn Thông - Phó Bí thư thường trực, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Tỉnh đoàn Bến Tre; ông Lê Thanh Bằng - Phó Giám đốc Sở Tư pháp Bến Tre.

Đầu Xuân, “gõ cửa” Tư pháp địa phương

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long trao Cờ đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua năm 2023 cho Sở Tư pháp TP HCM. (Nguồn ảnh: Sở Tư pháp TP HCM)
(PLVN) - Những ngày đầu Xuân Giáp Thìn, tại các cơ quan Tư pháp địa phương không khí làm việc diễn ra hết sức khẩn trương. Ngành Tư pháp các tỉnh quán triệt và thực hiện nghiêm chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Tư pháp “vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm”, bảo đảm chất lượng, tiến độ công việc và không để chậm trễ, ảnh hưởng đến người dân trong việc giải quyết những thủ tục hành chính.

Công tác Thi hành án dân sự: Sự nỗ lực, bứt phá của những “cánh chim đầu đàn”

Cục trưởng Cục THADS Hà Nội Phạm Văn Dũng tặng thưởng cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác THADS năm 2023.
(PLVN) -Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng và Cần Thơ là 5 thành phố trực thuộc Trung ương với số lượng án phải thi hành rất lớn, kết quả của 5 địa phương này quyết định việc hoàn thành chỉ tiêu chung của cả nước. Với vai trò “cánh chim đầu đàn”, năm 2023 vừa qua, 5 thành phố đã có nhiều giải pháp bứt phá, góp phần quan trọng đưa công tác thi hành án dân sự đạt cao nhất từ trước đến nay.

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu dự lễ viếng Anh hùng LLVT Võ Thị Sáu và tặng quà gia đình chính sách

Đồng chí Nguyễn Thanh Tịnh cùng các đại biểu đến dâng hoa, dâng hương tại tượng đài Anh hùng LLVT, liệt sỹ Võ Thị Sáu.
(PLVN) - Ngày 4/2, đồng chí Nguyễn Thanh Tịnh, Thứ trưởng Bộ Tư pháp - nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cùng các đại biểu đã đến thăm, tặng quà cho người có công, gia đình chính sách, các hộ có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp Tết Nguyên đán tại huyện Đất Đỏ (Bà Rịa - Vũng Tàu) và dâng hương tại tượng đài Anh hùng LLVT, liệt sỹ Võ Thị Sáu.

Ông Nguyễn Duy Tuấn giữ chức Phó Giám đốc Sở Tư pháp Bạc Liêu

Ông Nguyễn Duy Tuấn giữ chức Phó Giám đốc Sở Tư pháp Bạc Liêu
(PLVN) - Chiều ngày 2/2, Sở Tư pháp tỉnh Bạc Liêu tổ chức Hội nghị triển khai Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu về công tác cán bộ. Theo đó, bổ nhiệm ông Nguyễn Duy Tuấn - Trưởng Phòng Hành chính và Bổ trợ Tư pháp giữ chức vụ Phó Giám đốc Sở Tư pháp.