Chưa có căn cứ để nói Vinashin được bao che


Trước ý kiến của đại biểu Quốc hội về việc những sai phạm tại Vinashin có dấu hiệu được bao che, nuông chiều, Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền cho rằng, chưa thấy có dấu hiệu hoặc có căn cứ để nói như vậy.

Trước ý kiến của đại biểu Quốc hội về việc những sai phạm tại Vinashin có dấu hiệu được bao che, nuông chiều, Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền cho rằng, chưa thấy có dấu hiệu hoặc có căn cứ để nói như vậy.

Ông Truyền cho hay, báo cáo Chính phủ cũng xác định rõ trách nhiệm của Chính Phủ còn lúng túng trong việc xác định cơ chế quản lý trong khi giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho tập đoàn thuộc các tổng công ty, nhưng thể chế, cơ chế, kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán thì chưa tương xứng, kém hiệu quả, do đó chưa phát hiện kịp thời những yếu kém, vi phạm trong hoạt động quản lý của tập đoàn để ngăn chặn và xử lý kịp thời.

Tuy nhiên, một số ý kiến chưa đồng tình và có lập luận Chính Phủ còn buông lỏng quản lý, nhất là buông lỏng việc kiểm tra, giám sát và thậm chí còn có biểu hiện bao che, dung túng để Tập đoàn Vinashin vi phạm nghiêm trọng mà không biết, không xử lý để đánh giá đúng vi phạm của tập đoàn và trách nhiệm của mỗi cấp, mỗi cơ quan, cá nhân để xảy ra vi phạm của Vinashin. Đặc biệt hiện nay, cơ quan chức năng đang xem xét, làm rõ và đề nghị xử lý theo thẩm quyền, theo đúng quy định của pháp luật.

Vinashin.jpg

Cũng theo ông Truyền, vào nửa năm 2008, Thanh tra Chính phủ đã đề xuất kế hoạch thanh tra toàn diện Vinashin nhưng do Bộ Tài chính có 2 cuộc thanh tra liên tiếp về quản lý vốn của Vinashin, theo nghị định chung của Chính phủ quy định mỗi đơn vị kinh tế mỗi năm chỉ thanh tra một lần, nếu đã có cơ quan này thanh tra thì cơ quan khác không làm, vì vậy Thanh tra Chính phủ phải lùi lại để năm sau.Năm 2009, Thanh tra Chính phủ tiếp tục đề xuất kế hoạch thanh tra toàn diện Vinashin, Chính phủ đã duyệt kế hoạch thanh tra và đến tháng 3/2009 Chính phủ họp ra nghị quyết là phải điều chỉnh để giảm áp lực thanh tra các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty Nhà nước để các đơn vị này tập trung vào nhiệm vụ khắc phục hậu quả kinh tế, khắc phục suy thoái.

Chính phủ cũng yêu cầu thanh tra điều chỉnh kế hoạch để hướng vào thực hiện thúc đẩy các gói kích cầu hỗ trợ lãi suất của ngân hàng nên kế hoạch thanh tra bị hoãn lại.

Đến năm 2010, trước tình hình rất cấp bách, Thanh tra Chính phủ tiếp tục ghi vào đề nghị kế hoạch thanh tra toàn diện đối với Vinashin và cũng được Chính phủ duyệt, nhưng đến tháng 1/2010, Ủy ban kiểm tra Trung ương vào kiểm tra thấy có dấu hiệu vi phạm, cũng theo nguyên tắc, Ủy ban kiểm tra Trung ương đang làm thì Thanh tra Chính phủ chưa làm.

Như vậy, trong 3 lần thanh tra này, tuy có kế hoạch, nhưng chưa được tiến hành và đi đến nhận định chung của đại biểu Quốc hội là chưa có cuộc thanh tra toàn diện để đánh giá đầy đủ toàn diện, kịp thời.

Theo ông Truyền, việc này có một phần lỗi do trách nhiệm là do hệ thống như vậy nên tuy thanh tra nhiều nhưng phát hiện không đầy đủ, không kịp thời, không có xử lý kịp thời đúng mức các lỗi phạm của Vinashin mang tính chất ngăn chặn. Tuy nhiên, cũng có phần do cơ chế là làm rất nhiều nhưng vì chồng chéo hoặc do không phân định rõ, dẫn đến có sự chờ đợi lẫn nhau, cái này cũng có ý kiến cho rằng nhùng nhằng.

“Trên thực tế không có sự đùn đẩy hoặc là sự nhùng nhằng ở đây, vấn đề là do điều hành còn có những khiếm khuyết”, ông Truyền cho hay.

Trước ý kiến cho rằng, có dấu hiệu là Chính phủ bao che cho Vinashin, nhưng dưới góc độ quản lý nhà nước về công tác thanh tra, ông Truyền khẳng định đã báo cáo rất rạch ròi, còn “Chính phủ bao che như thế nào thì chúng tôi chưa thấy có dấu hiệu hoặc có căn cứ để nói như vậy”, ông Truyền, cho biết.

Việt Hưng

Tin cùng chuyên mục

Biểu dương 95 Gương sáng công nhân tiền phong

Biểu dương 95 Gương sáng công nhân tiền phong

(PLVN) - Tối 16/2, tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức chương trình biểu dương 95 công nhân lao động tiêu biểu là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam lần I năm 2025, với chủ đề “Gương sáng công nhân tiền phong”. Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại chương trình.

Đọc thêm

Khát vọng mãnh liệt và quyết tâm vươn lên của dân tộc

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị phát triển KH-CN, ĐMST, CĐS và nhân lực chất lượng cao.
(PLVN) - Tại Hội nghị phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tuần qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh về việc thực hiện Nghị quyết 57, phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và đào tạo nhân lực chất lượng cao là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu cho sự phát triển đất nước, lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, chủ thể...

Chủ tịch nước: Văn hóa truyền thống của 54 dân tộc là nguồn lực quý báu xây dựng một Việt Nam hùng mạnh

Chủ tịch nước: Văn hóa truyền thống của 54 dân tộc là nguồn lực quý báu xây dựng một Việt Nam hùng mạnh
Sáng 15/2, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” Xuân Ất Tỵ 2025, nhằm giới thiệu những nét văn hóa, phong tục đặc sắc của 54 dân tộc anh em trên khắp mọi miền Tổ quốc.

Xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước: Bảo đảm quyền lợi của đối tượng bị tác động sau sáp nhập

Xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước: Bảo đảm quyền lợi của đối tượng bị tác động sau sáp nhập
(PLVN) -  Sáng 14/2, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước. Các đại biểu đã đóng góp nhiều ý kiến xác đáng nhằm hoàn thiện dự thảo Nghị quyết.

Thời cơ vàng để tinh gọn bộ máy

Tổng Bí thư Tô Lâm.
(PLVN) - Trong chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi); dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có những phát biểu, dẫn chứng vô cùng thuyết phục.

Thanh niên ưu tú toàn quốc phấn khởi lên đường nhập ngũ

Thanh niên ưu tú toàn quốc phấn khởi lên đường nhập ngũ
(PLVN) - Ngày 13 - 14/2/2025, nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước đã long trọng tổ chức lễ giao quân năm 2025. Với sự chuẩn bị chu đáo, tích cực trong không khí vui tươi phấn khởi các địa phương đã hoàn thành tốt chỉ tiêu giao, nhận quân năm 2025.

Cần cơ chế, chính sách đặc thù, đủ mạnh để đẩy nhanh tiến độ điện hạt nhân Ninh Thuận

Quang cảnh phiên họp sáng 14/2. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương, Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận là dự án đặc biệt quan trọng, có công nghệ phức tạp, chỉ một số ít quốc gia sở hữu; nhu cầu vốn đầu tư rất lớn và lần đầu tiên được đầu tư xây dựng tại nước ta nên rất cần có các cơ chế, chính sách đặc thù, đủ mạnh để đẩy nhanh tiến độ, rút ngắn thời gian thực hiện.

Động lực phát triển mới từ Nghị quyết 57-NQ/TW

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Những năm gần đây, Việt Nam đã, đang có những thành công vượt bậc về lĩnh vực đổi mới sáng tạo (ĐMST). Chỉ số ĐMST toàn cầu (GII) của Việt Nam cải thiện tích cực. Năm 2024, Việt Nam có thứ hạng GII là 44, tăng 2 bậc so với năm 2023. Trong 11 năm qua, tính từ năm 2013, thứ hạng GII của Việt Nam tăng 32 bậc (từ vị trí 76 lên 44).

Sắp xếp, tinh gọn là để bộ máy hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại thảo luận Tổ. (Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội)
(PLVN) - Sáng 13/2, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở Tổ về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi); dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi); dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước.

Đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt phát triển đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Trong chiều 13/2, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV, đại diện Chính phủ đã trình bày Tờ trình và Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội trình bày Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025: Xây dựng Cộng đồng ASEAN đoàn kết, tự cường

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025: Xây dựng Cộng đồng ASEAN đoàn kết, tự cường
(PLVN) -  Chiều 13/2, ông Trịnh Minh Mạnh, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Học viện Ngoại giao - đơn vị chủ trì sự kiện cho biết, sự kiện Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025 (ASEAN Future Forum - AFF 2025) sẽ được tổ chức trong hai ngày 25 - 26/2/2025 tại Hà Nội với chủ đề “Xây dựng ASEAN đoàn kết, bao trùm và tự cường trong một thế giới biến động” .

Bộ Ngoại giao thông tin về nhiều hoạt động đối ngoại nổi bật

 Bộ Ngoại giao thông tin về nhiều hoạt động đối ngoại nổi bật
(PLVN) - Chiều 13/2, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Phạm Thu Hằng đã thông tin về hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong thời gian tới, trong đó nổi bật có chuyến thăm chính thức đến Việt Nam của Bộ trưởng Ngoại giao Lào Thongsavanh Phomvihane từ ngày 12-17/2; Việc Mỹ dừng các dự án USAID ở Việt Nam