Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng dự Lễ khai mạc Diễn đàn hợp tác Vành đai và Con đường

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và lãnh đạo các nước đến dự lễ khai mạc. Ảnh: TTXVN
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và lãnh đạo các nước đến dự lễ khai mạc. Ảnh: TTXVN
(PLVN) - Theo tin từ Bộ Ngoại giao, sáng 18/10, tại Đại Lễ đường Nhân dân, thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc đã diễn ra Lễ khai mạc trọng thể Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế Vành đai và Con đường lần thứ ba (BRF 3). Nhận lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Diễn đàn.

Diễn đàn có sự tham dự của hơn 4.000 đại biểu từ hơn 140 quốc gia và 30 tổ chức quốc tế. Hơn 20 Nguyên thủ quốc gia/Người đứng đầu Chính phủ đã đến tham dự Diễn đàn, trong đó có Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào; Tổng thống các nước Nga, Indonesia, Argentina, Chile, Uruguay, Uzbekistan, Kazakhstan, Serbia, Mông Cổ, Sri Lanka, Congo, Kenya; Thủ tướng các nước Campuchia, Thái Lan, Hungary, Pakistan, Ai Cập, Ethiopia, Mozambique và Papua New Guinea.

Tổng thư ký Liên hợp quốc, Chủ tịch Ngân hàng Phát triển mới (NDB), Chủ tịch Ngân hàng Phát triển hạ tầng cơ sở châu Á (AIIB) đã tham dự sự kiện này.

Tại Lễ khai mạc, các nhà Lãnh đạo và các đại biểu đều đánh giá cao những thành tựu và đóng góp quan trọng của Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) trong 10 năm qua với hàng loạt dự án và chương trình hợp tác trong các lĩnh vực giao thông, năng lượng, kinh tế số, giáo dục, y tế, khoa học công nghệ...

Hợp tác Vành đai và Con đường đã góp phần thúc đẩy kết nối khu vực, hỗ trợ các nước chuyển đổi xanh, chuyển đổi số và tăng cường tình hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân các nước.

Hướng tới mục tiêu chung về tương lai tươi sáng, thịnh vượng và cuộc sống ấm no cho người dân, các nhà lãnh đạo nhất trí tăng cường phối hợp nhằm huy động nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia, gắn kết hơn các nền kinh tế, đồng thời bảo đảm yêu cầu bền vững về môi trường, tài chính và hài hòa xã hội.

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nêu bật những thành tựu của chặng đường 10 năm hình thành và phát triển năng động của Sáng kiến Vành đai và con đường (BRI).

Sau hơn một thập kỷ, Sáng kiến BRI đã mở rộng không gian liên kết và kết nối từ lục địa Á – Âu sang châu Phi và châu Mỹ La tinh; không chỉ hình thành các tuyến hành lang kinh tế, các tuyến đường bộ và đường sắt, mà còn đầu tư phát triển năng lượng sạch, hạ tầng thông tin, phát triển nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường và hệ sinh thái, giao lưu văn hóa nghệ thuật, trao đổi học giả, kết nối doanh nghiệp. Những thành tựu 10 năm qua sẽ là nền tảng cho “một thập kỷ vàng” tiếp theo của Sáng kiến.

Về định hướng hợp tác BRI thời gian tới, Chủ tịch Tập Cận Bình nhấn mạnh 3 nguyên tắc “cùng lên kế hoạch, cùng phát triển và cùng hưởng thành quả”.

Chủ tịch Tập Cận Bình đề xuất 8 hành động trọng tâm gồm thiết lập mạng lưới kết nối đa chiều; hỗ trợ xây dựng nền kinh tế thế giới mở; thực hiện hợp tác thiết thực; thúc đẩy phát triển xanh; đẩy mạnh đổi mới khoa học và công nghệ; tăng cường giao lưu nhân dân; thúc đẩy “hợp tác liêm chính” Vành đai và Con đường; và củng cố thể chế hợp tác Vành đai và Con đường.

Trong phát biểu tại Lễ khai mạc, Tổng Thư ký Liên hợp quốc đã chúc mừng những thành quả của hợp tác BRI thể hiện cam kết của các nước thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, triển khai Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững và phối hợp hành động hướng tới mục tiêu chung vì hòa bình, hợp tác, phát triển bền vững và thịnh vượng.

Tổng Thư ký nhấn mạnh những thách thức lớn của nhân loại như thiếu hụt cơ sở hạ tầng, gia tăng bất bình đẳng, và biến đổi khí hậu đe dọa sự tồn vong của trái đất; tiến trình triển khai Chương trình nghị sự phát triển bền vững và Hiệp định Paris đang bị chững lại.

Tổng Thư ký nhấn mạnh yêu cầu tăng cường hợp tác tìm các biện pháp mới để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, chuyển đổi hệ thống năng lượng và đẩy mạnh các giải pháp bền vững cho thế kỷ 21.

BRI cho thấy chúng ta đang đứng trước cơ hội lịch sử để xây dựng hệ thống đồng bộ đô thị, cộng đồng, mạng lưới giao thông, năng lượng với tiêu chí bền vững và sức chống chịu cao là trung tâm, qua đó đem đến phúc lợi và việc làm cho người dân một cách lâu dài và bền vững./.

Đọc thêm

Vun đắp quan hệ đoàn kết – Trách nhiệm với các vấn đề toàn cầu

Vun đắp quan hệ đoàn kết – Trách nhiệm với các vấn đề toàn cầu
Sáng 18/11, Chủ tịch nước Lương Cường cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về tới sân bay quốc tế Nội Bài, thủ đô Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hoà Chile và Cộng hoà Peru, cũng như tham dự Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình dương (APEC) 2024.

Tổng Bí thư Tô Lâm dự gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục

Tổng Bí thư Tô Lâm dự gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục
Sáng 18/11, tại Hà Nội, nhân dịp kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục; trao Huân chương Lao động hạng Ba cho Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày thành lập trường. Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự gặp mặt và phát biểu chỉ đạo.

Thủ tướng hội đàm với Tổng thống Brazil: Việt Nam – Brazil nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược

Thủ tướng hội đàm với Tổng thống Brazil: Việt Nam – Brazil nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược
Trong khuôn khổ chuyến công tác Brazil, tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại thành phố Rio de Janeiro, ngày 17/11/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Brazil, Luiz Inácio Lula da Silva. Hai bên thống nhất nâng cấp quan hệ Việt Nam - Brazil lên Đối tác chiến lược.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 3: Gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng và thi hành pháp luật​

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh nhấn mạnh, Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương, các Bộ, ngành, địa phương sẵn sàng tháo gỡ đến cùng các khó khăn, vấn đề pháp lý mà cộng đồng DN gặp phải. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Xây dựng hệ thống pháp luật bảo đảm đồng bộ, minh bạch, ổn định, khả thi…, được coi là nguồn lực quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Nhưng ban hành luật mới chỉ là bước đầu, việc triển khai hiệu quả các văn bản luật vào cuộc sống, từ đó khơi dậy mọi tiềm năng, tạo động lực cho sự phát triển đất nước mới là mục tiêu tối thượng.

Khối đại đoàn kết toàn dân tộc sẽ đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới

Phó Thủ tướng Lê Thành Long phát biểu tại chương trình (Ảnh: TTXVN).
(PLVN) - “Chúng ta tin tưởng chắc chắn rằng, với truyền thống yêu nước nồng nàn, tinh thần đoàn kết, gắn bó và bề dày lịch sử văn hóa hàng nghìn năm của dân tộc..., khối đại đoàn kết toàn dân tộc sẽ không ngừng được củng cố ngày càng vững chắc, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”, Phó Thủ tướng Lê Thành Long khẳng định.

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...