Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc làm việc với thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc: Đà Nẵng là thành phố trung tâm của miền Trung. Đà Nẵng - Quảng Nam là đầu tàu tăng trưởng của miền Trung và là cực tăng trưởng quan trọng của cả nước. Ảnh: TTXVN
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc: Đà Nẵng là thành phố trung tâm của miền Trung. Đà Nẵng - Quảng Nam là đầu tàu tăng trưởng của miền Trung và là cực tăng trưởng quan trọng của cả nước. Ảnh: TTXVN
(PLVN) - Ngày 10/4, tại thành phố Đà Nẵng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc có buổi làm việc với đại diện lãnh đạo thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam.
Lãnh đạo thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội của hai địa phương.

Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao những kết quả đạt được của thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam trong thời gian qua.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, Quảng Nam và Đà Nẵng là vùng đất điển hình cho tinh thần chiến đấu, hy sinh trong chiến tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Hòa bình lập lại, Quảng Nam và Đà Nẵng đã vươn lên mạnh mẽ. Hai địa phương không những phát triển du lịch mà còn tập trung vào các thế mạnh khác.

Chủ tịch nước nhấn mạnh, năm 2020, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, kinh tế của Quảng Nam và Đà Nẵng tăng trưởng âm. Đầu năm 2021, sau Đại hội XIII của Đảng, hai địa phương đã có bước tổ chức lại bộ máy, vì vậy có những chuyển biến đáng mừng. Vào quý I/2021, tỉnh Quảng Nam và Đà Nẵng có sự tăng trưởng vượt bậc.

Đà Nẵng đã chính thức ghi danh vào mục đầu tư Cảng Liên Chiểu, Quy hoạch điều chỉnh mới để công bố cho các nhà đầu tư và đặc biệt là Nghị định 19 về quy hoạch đô thị Đà Nẵng. Thành phố Đà Nẵng đã thu hút nhiều nhà đầu tư, đang tích cực triển khai dự án xây dựng trung tâm tài chính, thu hút nhiều hơn nữa các nhà đầu tư.

Tỉnh Quảng Nam đã giải quyết nhiều khó khăn trong thiên tai, lũ lụt, khắc phục hậu quả và không để người dân chịu cảnh "màn trời chiếu đất". Đặc biệt, Quảng Nam đã phát triển nhiều dự án mới, tập trung định hướng, chiến lược phát triển du lịch, dịch vụ.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc với các đại biểu. Ảnh: TTXVN
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc với các đại biểu. Ảnh: TTXVN

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đề nghị, hai địa phương cần đổi mới phương thức cách làm, để thúc đẩy các sở, ban, ngành tháo gỡ khó khăn, tìm ra lĩnh vực mũi nhọn; phải ý thức sâu sắc các giá trị lịch sử, văn hóa của địa phương, từ đó có cách ứng xử với nhân dân, với tinh thần cần dân, trọng dân, học dân.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, Đà Nẵng là thành phố trung tâm của miền Trung. Đà Nẵng - Quảng Nam là đầu tàu tăng trưởng của miền Trung và là cực tăng trưởng quan trọng của cả nước.

Theo Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Quảng Nam và Đà Nẵng cần có khát vọng, tạo dấu ấn riêng, trở thành nơi đáng sống; nỗ lực chung tay vào công cuộc xây dựng một Việt Nam hùng cường. Đặc biệt trong thời điểm hậu COVID-19, hai địa phương này phấn đấu là thiên đường du lịch an toàn của quốc tế.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc lưu ý, lãnh đạo hai địa phương cần tiếp tục thực hiện mục tiêu kép, có quyết tâm, khát vọng, huy động sự đồng lòng, ủng hộ của người dân. Đà Nẵng, Quảng Nam cần sớm khắc phục yếu kém, tồn tại; hoàn thiện bộ máy tổ chức; nâng cao ý chí, sức chiến đấu, cần tạo ra sinh khí, đặc biệt khuyến khích các nhân tố mới; thúc đẩy cải cách, loại bỏ yếu kém, sắp xếp bộ máy tinh gọn, yêu cầu cao; thường xuyên lắng nghe ý kiến người dân; khắc phục, sửa chữa những chính sách không phù hợp; phát huy dân chủ, dám nghĩ dám làm, khuyến khích tinh thần duy tân, đổi mới, tinh thần doanh nhân, khởi nghiệp. Cùng với đó, hai địa phương triển khai sớm, hiệu quả việc tiêm vaccine, đảm bảo nhanh chóng phục hồi kinh tế sau COVID-19…

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm phòng truyền thống của Thành uỷ Đà Nẵng. Ảnh: TTXVN
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm phòng truyền thống của Thành uỷ Đà Nẵng. Ảnh: TTXVN

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu hai địa phương cần tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, chống tiêu cực, lợi ích nhóm trong quá trình đầu tư, tạo phúc lợi cho người dân tại khu vực dự án; xây dựng niềm tin và môi trường đầu tư mới, phải nhất quán quyền sở hữu tài sản và quyền tự do kinh doanh cho người dân, doanh nghiệp trong bất cứ hoàn cảnh nào…

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, khi Đà Nẵng xác định mũi nhọn là ngành công nghiệp công nghệ cao, cần quán triệt tư tưởng là phải có nhà đầu tư tốt, tuân thủ luật pháp trong công tác phát triển kinh tế, xã hội. Thành phố thực hiện chế độ của người lao động, tạo môi trường làm việc tốt hơn nhằm tăng năng suất lao động, phát triển kinh tế - xã hội…

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.

'Chìa khóa' để Việt Nam vươn mình, bứt phá vào kỷ nguyên mới

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Vân Anh
(PLVN) - Sáng nay (15/11), tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.