Chủ tịch nước bày tỏ vinh dự được ứng cử ĐBQH tại "đất thép thành đồng" Củ Chi

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại hội nghị. Ảnh: TTXVN
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại hội nghị. Ảnh: TTXVN
(PLVN) - Ngày 6/5, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và các ứng cử viên đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa 15, đơn vị bầu cử số 10, huyện Củ Chi và huyện Hóc Môn cùng các ứng cử viên HĐND TPHCM ở 4 đơn vị bầu cử tại 2 huyện này đã tham dự hội nghị báo cáo tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh của huyện Củ Chi và Hóc Môn.

Hội nghị diễn ra 3 ngày trước kỳ tiếp xúc đầu tiên giữa cử tri với người ứng cử ĐBQH đơn vị bầu cử số 10 tại huyện Củ Chi (dự kiến ngày 9/5).

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao sự sáng tạo của Ủy ban bầu cử TP HCM trong việc tổ chức hội nghị thông tin tình hình kinh tế-xã hội, giúp cho các ứng cử viên nắm bắt tình hình thực tế địa bàn nơi ứng cử. Qua buổi làm việc thiết thực này, các ứng cử viên ĐBQH và HĐND các cấp ở 2 huyện sẽ hoàn thiện được chương trình hành động sát với thực tiễn và yêu cầu của người dân, góp phần đưa vùng đất anh hùng này phát triển nhanh hơn nữa.

Chủ tịch nước bày tỏ vui mừng khi thấy TP HCM đang nỗ lực phát triển, hòa cùng với khát vọng phát triển của đất nước. TP cũng đang triển khai các chủ đề sôi nổi thực hiện Nghị quyết XIII của Đảng.

Chủ tịch nước bày tỏ vinh dự được ứng cử ĐBQH tại Củ Chi, mảnh đất anh hùng, vùng Đất thép Thành đồng, còn Hóc Môn là quê hương của cách mạng với 18 thôn vườn trầu, nơi mà nhiều nhà lãnh đạo ưu tú của Đảng đã ngã xuống.

Chủ tịch nước đánh giá, tiềm năng ở hai huyện cần được nhận định đúng, từ đó có các giải pháp thúc đẩy phát triển các lĩnh vực; trong đó, tiềm năng đất đai còn rất lớn, là lợi thế mà không phải quận, huyện nào của TP HCM cũng có được. Hai huyện cũng có những hạ tầng quan trọng về kinh tế-xã hội, là tiền đề vươn lên trong thời gian tới.

Chủ tịch nước nhấn mạnh, do điều kiện lịch sử và bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh, nên Củ Chi và Hóc Môn chưa theo kịp được khu vực nội thành TP HCM. Do đó, Đảng bộ, chính quyền và người dân hai huyện càng phải có khát vọng phát triển mạnh mẽ hơn. Nếu như trước đây là khát vọng mang lại độc lập-tự do cho Tổ quốc, thì bây giờ cần biến thành khát vọng phát triển, để đóng góp vào thành tựu của thành phố, qua đó góp phần nhiều hơn nữa vào hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước Việt Nam phồn vinh, hùng cường.

Chủ tịch nước đề nghị chính quyền và nhân dân hai huyện nghiên cứu các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp số... khai thác tiềm năng đất đai đạt hiệu quả cao nhất. Cùng với đó là rà soát lại quy hoạch, đặc biệt là quy hoạch sử dụng đất, dành nhiều đất hơn cho phục vụ thương mại, công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Hai huyện tiếp tục xây dựng nông thôn mới hiệu quả hơn, xây dựng đô thị sinh thái, vành đai xanh của TP HCM; chuyển đổi cơ cấu lao động ở địa phương để người dân được hưởng lợi, có thu nhập cao hơn.

Chủ tịch nước cũng lưu ý hai huyện tiếp tục làm tốt công tác chăm lo cho các gia đình có công với cách mạng, chăm lo cho người có hoàn cảnh khó khăn, người yếu thế trong xã hội; đồng thời, giữ gìn an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội và làm tốt công tác phòng chống dịch COVID-19 để đảm bảo sức khỏe người dân.

Đặc biệt, Chủ tịch nước mong muốn hai huyện cần phát huy truyền thống cách mạng vẻ vang, hào hùng, nỗ lực khai thác được hết những tiềm năng, thế mạnh sẵn có để đẩy nhanh tốc độ phát triển.

Đọc thêm

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tuổi trẻ Việt Nam sẽ không ngừng vươn lên tự chủ tự cường, tự hào dân tộc

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu trong phiên Đại Hội trọng thể. (Ảnh: Như Ý).
(PLVN) -  Sáng 18/12, tại Hà Nội, đã diễn ra phiên trọng thể Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ 9. Đại hội là sự kiện chính trị lớn của tuổi trẻ, ngày hội đoàn kết rộng rãi các tầng lớp thanh niên Việt Nam yêu nước, đánh dấu bước phát triển mới của tổ chức Hội và phong trào thanh niên.

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình chủ trì Hội nghị toàn quốc về tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình chủ trì Hội nghị toàn quốc về tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp
Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 là cuộc tổng điều tra quy mô lớn, được thực hiện trên phạm vi cả nước đối với tất cả các đơn vị điều tra và quá trình điều tra sẽ ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong tất cả các công đoạn, từ công tác chuẩn bị, thu thập thông tin, xử lý số liệu và công bố kết quả nhằm nâng cao chất lượng thông tin thống kê, rút ngắn quá trình xử lý thông tin và công bố kết quả.

Thủ tướng dự hội nghị toàn quốc tổng kết năm 2024 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Sáng 18/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: "Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam".

Chế độ chính sách khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy: Bảo đảm công bằng, nhân văn, hài hòa và tương quan hợp lý

Chế độ chính sách khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy: Bảo đảm công bằng, nhân văn, hài hòa và tương quan hợp lý
(PLVN) - Chiều 17/12/2024, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” chủ trì Phiên họp lần thứ tư của Ban Chỉ đạo.

Phấn đấu đến năm 2030, 70% người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ công trực tuyến

Người dân thao tác sử dụng dịch vụ công trực tuyến. (Ảnh minh họa: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao chất lượng về cung cấp và sử dụng hiệu quả dịch vụ công trực tuyến đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đặt ra các mục tiêu cụ thể đến năm 2030, trong đó mục tiêu quan trọng nhất là 70% người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ công trực tuyến.

Giảm 5 bộ và 5 cơ quan trực thuộc Chính phủ, cơ bản bỏ tổng cục và tương đương

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà. Ảnh tư liệu: Dương Giang/TTXVN
Liên quan đến sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ, sáng 17/12, trao đổi với phóng viên TTXVN, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, theo phương án hợp nhất, sáp nhập một số bộ, cơ quan, dự kiến bộ máy Chính phủ còn 13 bộ, 4 cơ quan ngang bộ, giảm 5 bộ và 5 cơ quan trực thuộc Chính phủ; giảm 12/13 tổng cục và tổ chức tương đương tổng cục thuộc bộ, cơ quan ngang bộ.

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương
Chiều 16/12, tại Hà Nội, Quân ủy Trung ương đã tổ chức Hội nghị lần thứ mười hai, nhiệm kỳ 2020 - 2025, nhằm kiểm điểm, đánh giá kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng năm 2024 và quyết nghị những chủ trương, giải pháp lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2025.

Quân đội nhân dân Việt Nam sẽ tiếp tục lập nên những chiến công xuất sắc

Chủ tịch nước Lương Cường phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo. (Ảnh trong bài: Tuấn Huy)
(PLVN) - Cuối tuần qua, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng đã chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Công an và tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia với chủ đề “Quân đội nhân dân Việt Nam - Truyền thống hào hùng, sự nghiệp vẻ vang, lực lượng nòng cốt xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh”.