Chủ tịch Bắc Giang: 'Chúng tôi chấp nhận rủi ro để an toàn cho cả nước'

Ông Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang nói, tạm đóng cửa bốn khu công nghiệp là quyết định khó khăn, song tỉnh chấp nhận rủi ro để giữ an toàn cho cả nước.

Chủ tịch tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương thông tin về công tác chống dịch trên địa bàn.

Bắc Giang là tỉnh đầu tiên đóng cửa bốn khu công nghiệp để phòng dịch từ khi Covid-19 xuất hiện. Tỉnh đã tính toán thế nào để đưa ra quyết định này, thưa ông?

- Trước khi đi đến quyết định tạm dừng hoạt động bốn trong sáu khu công nghiệp, tỉnh đã họp với các doanh nghiệp, thông báo diễn biến phức tạp của dịch và bàn bạc các giải pháp. Thời hạn tạm dừng sản xuất bao lâu sẽ phụ thuộc vào tiến độ kiểm soát được dịch, song chủ trương không kéo dài quá lâu ảnh hưởng sản xuất của doanh nghiệp.

Ông Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang trong phiên họp với Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19, chiều 16/5. Ảnh: MOH

Ông Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang trong phiên họp với Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19, chiều 16/5. Ảnh: MOH

Trong thời gian tạm dừng hoạt động, chính quyền sẽ cùng với doanh nghiệp thiết kế lại công tác phòng chống dịch trong từng nhà máy, sao cho đảm bảo phòng dịch, về lâu dài phải thích ứng để sống chung với dịch.

Với người lao động, chúng tôi kêu gọi công nhân lao động tỉnh ngoài ở lại Bắc Giang, không về quê lúc này khiến dịch bệnh dễ lây lan. Tỉnh chưa có chính sách hỗ trợ cụ thể cho từng người lao động, song sẽ không để công nhân thiếu thốn trong thời gian tạm ngừng việc hoặc đang phải cách ly, phong tỏa. Tỉnh giao Liên đoàn lao động, các hội nhóm phát động phong trào tương thân tương ái để hỗ trợ cho công nhân lúc này.

- Vậy Bắc Giang tính đến phương án cách ly xã hội toàn tỉnh để dập dịch không?

- Diễn biến dịch ở Bắc Giang đang hết sức phức tạp, nhưng chủ yếu là lây nhiễm trong nhà máy, khu công nghiệp. Các ca dương tính phần lớn là công nhân. Dịch trong cộng đồng, khu dân cư lác đác vài ca, không lây lan nhiều và vẫn kiểm soát được.

Tỉnh phải áp dụng các biện pháp mạnh mẽ, cụ thể từ 0h ngày 18/5 tạm đóng cửa 4 khu công nghiệp, cách ly xã hội toàn bộ Việt Yên là huyện trọng điểm phát triển công nghiệp và ba xã của huyện Yên Dũng - những nơi có đông khu nhà ở công nhân. Với các biện pháp mạnh, chắc chắn một thời gian ngắn nữa sẽ chặn được đà lây lan của dịch. Tuy nhiên, những ngày tới số ca nhiễm vẫn sẽ tăng, vì 6.500 F1 đang cách ly tập trung, kết quả xét nghiệm lần đầu có thể âm tính, nhưng lần thứ 2, 3 lại dương tính.

Tỉnh cho lấy mẫu toàn bộ 300.000 người ở Việt Yên gồm 200.000 cư dân và 100.000 công nhân, những khu vực có nguy cơ cao đều đã bị phong tỏa, cách ly y tế. Dù khả năng lây nhiễm cộng đồng cao, song tình hình chưa vượt tầm kiểm soát của địa phương, chưa đến mức phải cách ly xã hội toàn tỉnh.

Vân Trung là khu công nghiệp đầu tiên xuất hiện công nhân dương tính ngày 8/5 và tạm đóng cửa mười ngày sau đó. Ảnh: Võ Hải

Vân Trung là khu công nghiệp đầu tiên xuất hiện công nhân dương tính ngày 8/5 và đóng cửa 10 ngày sau đó. Ảnh: Võ Hải

- Có nhận định rằng Bắc Giang dập dịch chậm, ông bình luận sao về điều này?

- Nếu dịch ngoài khu dân cư, chúng ta có thể phản ứng nhanh hơn, nhiều sự lựa chọn hơn. Nhưng dịch bùng phát tại Bắc Giang lần này trong khu công nghiệp, đặc thù nhiều nhà máy lớn tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. Hàng trăm nghìn công nhân làm việc đến từ nhiều tỉnh thành trong cả nước.

Bắc Giang đã phải tính toán thời điểm để tạm dừng hoạt động các khu công nghiệp, áp dụng biện pháp mạnh là cách ly xã hội với một huyện hơn 200.000 dân. Dập dịch bằng biện pháp mạnh nhưng không thể vội vàng áp đặt mà phải chọn thời điểm thích hợp.

Tỉnh chọn dừng hoạt động các khu công nghiệp khi đã xét nghiệm gần 140.000 công nhân, sàng lọc ca nhiễm nCoV đưa đi điều trị, người tiếp xúc gần đưa đi cách ly. Những người kết quả âm tính đưa về nơi ở, tạm thời cách ly họ ở nhà, có sự kiểm soát của chính quyền, không để công nhân trở về địa phương. 57 tỉnh, thành có công nhân làm việc trên địa bàn tỉnh. Nếu Bắc Giang đóng cửa sớm khu công nghiệp, công nhân vội vã trở về quê nhà khi chưa được xét nghiệm, chưa được sàng lọc thì nguy cơ bùng phát dịch cho các tỉnh thành còn lớn hơn.

Bắc Giang đã có sự lựa chọn rất khó khăn và hầu như không còn sự lựa chọn nữa. Làm như vậy, đồng nghĩa với việc chấp nhận rủi ro cho Bắc Giang nhưng an toàn cho cả nước.

- Những ngày tới, Bắc Giang sẽ đột phá vào khâu nào để dập dịch nhanh nhất?

- Vũ khí chống dịch hiệu quả nhất hiện giờ chính là đẩy nhanh tốc độ xét nghiệm trên diện rộng. Tỉnh đã hoàn thành lấy mẫu xét nghiệm công nhân các khu công nghiệp, và một phần khu vực dân cư có nguy cơ cao, tiến tới xét nghiệm tầm soát toàn dân để sàng lọc ca nhiễm.

Tỉnh đã có văn bản đề xuất với Ban chỉ đạo, Bộ Y tế bổ sung trang thiết bị, vật tư y tế, đặc biệt là xét nghiệm cho 200.000 mẫu bằng PCR, 140.000 test chẩn đoán nhanh và một số vật tư, phương tiện phòng hộ cho các bệnh viện điều trị bệnh nhân Covid-19. Bộ nói sẽ ưu tiên hỗ trợ sinh phẩm xét nghiệm cho Bắc Giang, nên vấn đề này sẽ nhanh chóng được giải quyết. Hiện giờ tỉnh vẫn đủ sinh phẩm xét nghiệm.

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm công nhân KCN Quang Châu, chiều 15/5. Ảnh: Giang Huy

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm công nhân KCN Quang Châu, chiều 15/5. Ảnh: Giang Huy

- Chỉ còn năm ngày nữa là đến kỳ bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp, Bắc Giang làm thế nào để có thể vẹn toàn được bài toán mục tiêu kép và tổ chức thành công kỳ bầu cử?

- Sẽ không kịp dập dịch trước kỳ bầu cử, tỉnh xác định tổ chức bầu cử trong điều kiện có dịch. Bắc Giang đã lên phương án tập huấn cho bầu cử, thực hiện giãn cách vào ngày 23/5.

Từng bộ phận cử tri đi bầu theo thôn, xóm, ngõ phố, không tập trung cùng một lúc. Những nơi đang cách ly, phong tỏa sẽ tổ chức hòm phiếu phụ lưu động. Bệnh viện dã chiến nơi đang điều trị bệnh nhân Covid-19 hình thành một điểm bầu cử, kiểm phiếu ở trong đó để đảm bảo an toàn phòng dịch.

Tin cùng chuyên mục

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc

Tối 23/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) phối hợp Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Ðoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức tổng kết và trao giải thưởng Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần thứ 17 (2022-2023).

Đọc thêm

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu TNXP tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Các cựu chiến binh, cựu TNXP dự buổi gặp mặt. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 23/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phối hợp cùng Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam, Thành ủy Hà Nội, trang trọng tổ chức cuộc gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Tiếp tục củng cố cơ sở về giao thông thông minh

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Tiếp tục phiên họp thứ 32, sáng 23/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến bước đầu về dự thảo Báo cáo kết quả bước đầu giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) từ năm 2009 đến hết năm 2023” về lĩnh vực bảo đảm TTATGT đường bộ.

Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính đón Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone.
(PLVN) - Theo tin từ Bộ Ngoại giao, chiều 22/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp làm việc với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhân dịp tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Hà Nội.

Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, ngành và các cơ quan hữu quan nâng cao chất lượng hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với việc theo dõi thi hành pháp luật; khẩn trương khắc phục những hạn chế, vướng mắc, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).

Giám sát các dự án trọng điểm quốc gia: Có giải pháp để tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Hải nội dung thảo luận.
(PLVN) - Sáng 22/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem xét kết quả giám sát Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của QH về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của QH về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.

Giám sát cán bộ, đảng viên: Khắc phục bằng được tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm

Hội thảo về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội do UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức. (Ảnh: Quang Vinh)
(PLVN) - Nhằm ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, thời gian qua, Đảng ta đã ban hành nhiều quy định nhằm đẩy mạnh công tác giám sát đối với người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên. Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, vẫn còn không ít hạn chế, tồn tại cần khắc phục.

Ký kết Hiệp định Geneve: Mốc son lịch sử của dân tộc, mang ý nghĩa thời đại

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
(PLVN) - Trả lời báo chí nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneve, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, việc ký kết Hiệp định không chỉ là một mốc son lịch sử của dân tộc ta, mà còn mang ý nghĩa thời đại. Hiệp định này cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ đã cổ vũ mạnh mẽ cho các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, mở đầu cho thời kỳ sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Phát huy vai trò dẫn dắt của Việt Nam trong hợp tác khu vực

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt.
(PLVN) - Vào ngày 23/4 tới, Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN. Trả lời phỏng vấn báo chí, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, sáng kiến tổ chức Diễn đàn một lần nữa thể hiện sự chủ động, tích cực của Việt Nam, mong muốn đóng góp tích cực hơn cho hợp tác khu vực và mong muốn phát huy vai trò dẫn dắt, nòng cốt của Việt Nam trong hợp tác khu vực và trên phạm vi toàn cầu.