Xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Chống “lợi ích nhóm” trong xây dựng và áp dụng pháp luật: Kỳ 2 - Nhận diện những hành vi tiêu cực

Các DN trong lĩnh vực vận tải biển và logistics từng gặp không ít khó khăn vì những ĐKKD rất “khó thở”. (Ảnh minh họa)
Các DN trong lĩnh vực vận tải biển và logistics từng gặp không ít khó khăn vì những ĐKKD rất “khó thở”. (Ảnh minh họa)
(PLVN) -  Xác định “lợi ích nhóm” trong lĩnh vực xây dựng pháp luật khó hơn rất nhiều so với các lĩnh vực khác, bởi nó liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều vấn đề, thậm chí “ẩn giấu” trong một văn bản… Vì thế, muốn phòng chống một cách hiệu quả, phải nhận diện cụ thể những hành vi tiêu cực này.

Tồn tại tất yếu và đa dạng

Các chuyên gia pháp luật và đại biểu Quốc hội (QH) nhận định, biểu hiện của “lợi ích nhóm” trong xây dựng và áp dụng chính sách, pháp luật rất tinh vi và đa dạng. Đó có thể là hành vi lợi dụng, lạm dụng quyền lực để đưa vào chương trình xây dựng pháp luật các văn bản chỉ có lợi cho một nhóm người hoặc một ngành, địa phương nào đó. Cũng có thể là hành vi tác động, gây ảnh hưởng đến người có chức vụ, quyền hạn để đưa chính sách chỉ có lợi cho một nhóm người, nhóm doanh nghiệp (DN)… vào các văn bản pháp luật.

Trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (QPPL), các thông tư của các bộ, ngành và văn bản của các địa phương có nguy cơ chứa đựng “lợi ích nhóm” và tiêu cực nhiều nhất, trong khi đây là những văn bản “sát sườn”, được các bộ, ngành, người dân trực tiếp áp dụng.

Đại biểu QH Vũ Trọng Kim, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho rằng, biên soạn ra một cách khác để mang lại lợi ích cho một bộ phận, một nhóm lợi ích nào đó, suy cho cùng đó cũng là tham nhũng chính sách. Từ “luật khung”, “luật ống” nên định hướng trong các chế định pháp luật chưa bao gồm được các nội hàm cụ thể để điều chỉnh, vì thế, khi “anh” làm những văn bản dưới luật có mở rộng ra nhưng không đúng với tinh thần của điều luật.

Chỗ này dễ bị nhóm lợi ích lợi dụng với lý do “cụ thể hóa điều luật” nhưng lại “ngầm” để phục vụ cho một nhóm hay một ngành nào đó. Điều đó sau khi áp dụng một thời gian mới phát hiện ra, cuộc sống đã chỉ cho chúng ta thấy tính khả thi không có, thậm chí bị lệch hướng... “Đây chính là vấn đề cụ thể hóa điều luật bằng các văn bản, nghị định, quyết định, thông tư hướng dẫn thi hành pháp luật. Do vậy, chúng ta cần phải chú ý - tất nhiên không phải là tất cả”, ông Kim lưu ý.

Là người có thâm niên công tác lâu năm ở Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Luật sư (LS) Trần Hữu Huỳnh, nguyên Trưởng Ban Pháp chế VCCI; nguyên Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam nhấn mạnh, ở bất kỳ thể chế, điều kiện nào, các cá nhân luôn hướng tới động cơ hưởng lợi và liên kết với nhau cả theo chiều ngang và chiều dọc, do vậy, nhóm lợi ích là tất yếu.

Liên kết ngang là giữa các DN trong cùng ngành hàng hoặc khác ngành hàng; hoặc những Hiệp hội cùng liên kết với nhau để vừa tác động vào thị trường (vì thế chúng ta có Luật Cạnh tranh để chống cạnh tranh không lành mạnh, chống độc quyền); vừa tác động vào chính sách (vì thế chúng ta có Luật Ban hành văn bản QPPL để hạn chế, ngăn chặn việc tác động vào chính sách). Liên kết dọc là liên kết với các cán bộ trong bộ máy Nhà nước để tác động vào chính sách, pháp luật…

Sự giằng co dai dẳng

Phân tích cụ thể hơn, LS Trần Hữu Huỳnh nhận xét: trước đây, khi Nhà nước nắm giữ nhiều nguồn lực thì vấn đề cạnh tranh không phức tạp như hiện nay. Nhưng khi chúng ta mở rộng hội nhập, thực hiện cải cách và có nhiều thành phần kinh tế thì các nhóm lợi ích đa dạng, phức tạp và tinh vi hơn.

Luật sư Trần Hữu Huỳnh.Luật sư Trần Hữu Huỳnh.

“Ngày xưa, khi chúng tôi làm Luật DN, nhóm DN Nhà nước không mong muốn có DN tư nhân ra đời - vì phải cạnh tranh; họ cũng không muốn DN nước ngoài vào nhiều - vì thích độc quyền, không thích san sẻ thị trường và mất dần lợi thế… Ngược lại, DN tư nhân mới ra đời họ cũng cần có tiếng nói, cần sự liên kết, nên cuộc đấu tranh giữa các nhóm lợi ích là cả một quá trình; đó là sự “giằng xé” lợi ích giữa các bên” - LS Huỳnh chia sẻ.

Chỉ ra hai biểu hiện của các nhóm lợi ích trong xây dựng chính sách, pháp luật, LS Huỳnh cho rằng, thứ nhất là từ phía các cơ quan xây dựng pháp luật, đó là biểu hiện của cơ chế xin - cho; cơ chế này thể hiện ở chỗ không tự do hóa các ngành nghề.

Ông cho biết: “Trước đây, chúng tôi thống kê các giấy phép, việc bỏ cái này, đấu tranh cái kia, đôi khi dai dẳng. Thủ tướng Chính phủ phải thành lập một tổ công tác để rà soát các hiện tượng giấy phép; cuối cùng, lập thống kê ra không biết bao nhiêu loại giấy phép… Khi xây dựng Luật DN năm 1999, chỉ bỏ được khoảng hơn 30 giấy phép mà phải đấu tranh ác liệt lắm. Sau này, bỏ đến hàng nghìn giấy phép”.

Về phía các DN, trước đây, khối DN Nhà nước độc quyền nhiều lĩnh vực. Đối với những lĩnh vực quan trọng như năng lượng, hàng hải…, lấy lý do yêu cầu an ninh quốc gia, an ninh năng lượng… để vận động giữ quyền lợi cho cho ngành của mình ở vị trí ưu tiên hơn. Cộng đồng DN thì vận động giảm các tiêu chuẩn môi trường, vận động để được khai thác những nguồn lợi chung của quốc gia (như khoáng sản và các ngành đưa lại lợi ích lớn, như xăng dầu, điện lực, lương thực, giao thông vận tải, cảng biển, sân bay…).

“Thông thường, họ vận động qua cơ quan quản lý trực tiếp đối với lĩnh vực đó. Ví dụ, đối với sức khỏe thì vận động qua Bộ Y tế và các cơ quan liên quan đến tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. Vấn đề về giao thông vận tải thì vận động qua Bộ Giao thông Vận tải; xăng dầu, điện, năng lượng… thì qua Bộ Công Thương và những cơ quan có liên quan khác…”, LS huỳnh chia sẻ.

(còn nữa)

Kiến nghị bỏ hơn 5.000 điều kiện kinh doanh

LS Trần Hữu Huỳnh cho biết: “Trước đây, quá trình VCCI kiến nghị để bãi bỏ các giấy phép, các điều kiện kinh doanh (ĐKKD) rất gian nan. Giai đoạn 2005 -2007, qua rà soát hơn 11.000 ĐKKD, chúng tôi kiên quyết kiến nghị bỏ hơn một nửa (hơn 5.000 ĐKKD). Không chỉ vậy, những ĐKKD dưới dạng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, các quy chuẩn, tiêu chuẩn trong các lĩnh vực, từ thương mại đến giao thông, du lịch, xây dựng, bất động sản… cũng được chúng tôi thường xuyên rà soát. Đến bây giờ vẫn làm”.

Điều kiện kinh doanh “giết chết” nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa

Báo cáo rà soát điều kiện kinh doanh (ĐKKD) và quyền tự do kinh doanh ở Việt Nam do VCCI thực hiện vào năm 2017 cho biết, Nhóm nghiên cứu đã lựa chọn một số lĩnh vực “nóng”, chứa đựng nhiều bất cập của ba Bộ: Công Thương, Giao thông Vận tải, Khoa học và Công nghệ.

Qua rà soát 14 ngành, nghề, Nhóm nghiên cứu thấy nổi lên ba vấn đề lớn. Thứ nhất, ĐKKD có tính chất áp đặt quy mô DN: các ĐKKD dạng này thường thể hiện ở các hình thức yêu cầu các chủ thể kinh doanh phải có tối thiểu cơ sở vật chất nào đó (ví dụ, thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu khí hóa lỏng (LPG) phải có kho tổng dung tích các bồn chứa tối thiểu 3.000m3…); yêu cầu tổ chức bộ máy phải có bộ phận nhất định… Thứ hai, ĐKKD có tính chất can thiệp vào quyền tự quyết của DN. Ví dụ, yêu cầu phải tổ chức kinh doanh theo một phương thức cứng nhắc; theo quy mô nhất định… Thứ ba, ĐKKD có tính chất can thiệp vào thị trường bằng các biện pháp/mệnh lệnh hành chính. Ví dụ: yêu cầu nhân viên phục vụ trên phương tiện vận chuyển khách du lịch phải được tập huấn về nghiệp vụ du lịch…

“Với những đặc điểm của ĐKKD được chỉ ra ở trên, các DN nhỏ và vừa muốn tham gia vào thị trường của các ngành, nghề trên là rất khó khăn… Thực tế cũng đã chứng minh, những điều kiện kinh doanh trên đã “giết chết” rất nhiều DN nhỏ và vừa và biến thị trường thành “sân chơi” của một số DN có tiềm lực tài chính (ví dụ: thị trường xuất khẩu gạo, phân phối khí).

Đôi khi nhà làm luật đang có sự nhầm lẫn khi xác định mục tiêu ban hành các ĐKKD, họ quan tâm quá nhiều đến hiệu quả kinh doanh của DN khi xây dựng một ĐKKD nào đó. Ví dụ, đối với vận tải biển, các DN bắt buộc phải có bộ phận pháp chế, với lý do sẽ giúp DN vận dụng, chấp hành pháp luật tốt hơn, bảo vệ được quyền lợi của mình khi xảy ra tranh chấp... Yêu cầu này là hoàn toàn không cần thiết bởi tự bản thân DN sẽ phải nhận thức được điều này xuất phát từ quyền lợi của chính họ. Ngay cả khi DN không ý thức được và thất bại trong các tranh chấp pháp lý thì quyền lợi của chính DN bị ảnh hưởng và không liên quan gì tới lợi ích công cộng” - Báo cáo của VCCI nhận xét.

Từ những bất cập trên, VCCI đã kiến nghị, trong 5 ngành, nghề kinh doanh có điều kiện thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương: đề xuất bỏ 56 ĐKKD; sửa đổi 4 ĐKKD. Trong 4 ngành, nghề kinh doanh có điều kiện thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông Vận tải, đề xuất bỏ 27 ĐKKD; sửa đổi 4 ĐKKD. Trong 5 ngành, nghề kinh doanh có điều kiện thuộc phạm vi quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ, đề xuất bỏ 13 ĐKKD; sửa đổi 5 ĐKKD.

Phần lớn những kiến nghị trong báo cáo của VCCI sau đó đã được Chính phủ và các bộ, ngành liên quan lắng nghe, chấp nhận sửa đổi, bãi bỏ nhằm thúc đẩy môi trường đầu tư, kinh doanh của nước ta trở nên thông thoáng hơn, tiệm cận với tinh thần về “quyền tự do kinh doanh” được ghi nhận tại Hiến pháp 2013.

Đọc thêm

Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ báo công và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương đọc Lời báo công dâng Bác. Ảnh: An Đăng/TTXVN
Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, sáng 14/12, tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ báo công dâng Bác. Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó  Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì buổi lễ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.