Chống hàng giả trên môi trường thương mại: “Soi” kĩ các tài khoản có nhiều lượt theo dõi

(PLVN) - Ông Nguyễn Kỳ Minh - Tổ trưởng Tổ công tác về Thương mại điện tử (Tổng cục Quản lý thị trường) trao đổi với PLVN công tác đấu tranh chống hàng giả trên môi trường internet, các mạng xã hội đặc biệt những website, facebook có lượng người theo dõi cao.

Giao dịch chớp nhoáng, vô hình

Thời gian vừa qua, lực lượng quản lý thị trường (QLTT) đã thu giữ được nhiều loại hàng hóa vi phạm thông qua theo dõi các trang facebook, các livestream. Xin ông cho biết những khó khăn trong việc theo dõi, xác định các nghi vấn về hoạt động thương mại điện tử (TMĐT)? 

- Trong thời gian qua, từ chỉ đạo quyết liệt của Tổng cục QLTT, toàn lực lượng đã thực sự vươn cánh tay mạnh mẽ hơn để chiến đấu với nạn hàng gian, hàng giả, với các đối tượng vi phạm vô hình ẩn danh dưới những tên facebook hoặc các livetream để bán hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng giả các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới. 

Ông Nguyễn Kỳ Minh - Tổ trưởng Tổ công tác về Thương mại điện tử (Tổng cục Quản lý thị trường)
Ông Nguyễn Kỳ Minh - Tổ trưởng Tổ công tác về Thương mại điện tử (Tổng cục Quản lý thị trường) 

Tuy nhiên, trong quá trình thực thi nhiệm vụ, chúng tôi cũng gặp nhiều khó khăn trong việc điều tra, phát hiện vi phạm do các đối tượng thường giới thiệu trên website là “hàng chính hãng” nhưng khi giao thì lại là hàng giả hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ, không bảo đảm chất lượng. Như các trường hợp vi phạm rõ ràng (quả tang) hiện nay vẫn chưa có biện pháp khẩn cấp để ngăn chặn, xử lý kịp thời mà vẫn phải thông qua các quy trình như: xác minh chủ thể đăng ký, chủ sở hữu trang web, xác minh giao dịch với sàn TMĐT, kiểm tra, lập biên bản vi phạm... mất rất nhiều thời gian.

Ngoài ra, việc truy xuất, lưu trữ các giao dịch TMĐT, hàng hóa giao dịch còn gặp nhiều khó khăn. Các giao dịch, thanh toán trên mạng đều chớp nhoáng và vô hình; không có địa điểm kinh doanh rõ ràng, không thể kiểm tra được ngay. Chưa kể, hầu hết các giao dịch theo hình thức này (nếu là hàng giả, hàng nhái) đều không có hóa đơn, chứng từ cụ thể nên công tác phát hiện, quản lý và xử lý càng trở nên khó khăn.  

Vậy, khó khăn lớn nhất mà lực lượng QLTT gặp phải khi thực thi nhiệm vụ trên không gian mạng là gì, thưa ông?

- Điều đặc biệt gây khó khăn trong quá trình theo dõi xử lý các đối tượng trên không gian mạng là các đối tượng kinh doanh hàng hóa vi phạm thường có quy mô nhỏ lẻ (không có sẵn hàng hoặc cất giấu hàng ngay tại chỗ ở) nên rất khó phát hiện, kiểm tra, kiểm soát và xử lý. Hiện nay qua nhiều trường hợp phát hiện các đối tượng thường thuê các căn hộ chung cư vừa làm nhà ở, vừa làm điểm tập kết, trung chuyển hàng hóa. Các khu vực này thường có an ninh, bảo mật cao gây khó khăn cho công tác tiếp cận, trinh sát. 

Khi có sự phối hợp của chính quyền địa phương kiểm tra các điểm này thì các đối tượng thường có biểu hiện chống đối hoặc giải thích hàng hóa tập kết với nhu cầu sử dụng, tặng cho, không phải mục đích kinh doanh, không chấp nhận xử lý.

Chưa kể, các website và các trang mạng xã hội (MXH) dễ dàng được tạo ra và đóng lại trong thời gian nhanh chóng và rất khó kiểm soát. Một số đối tượng lập các website thương mại điện tử, MXH với nội dung thông tin y hệt các website, địa chỉ của các cơ sở có uy tín khác khiến người tiêu dùng bị nhầm lẫn. Những trang mạng này còn sử dụng trái phép hình ảnh của nghệ sỹ, người nổi tiếng để quảng bá các sản phẩm để đánh đòn tâm lý vào thị hiếu của người tiêu dùng… 

Giám sát các trang mạng có lượt theo dõi lớn

Đối với TMĐT, hàng hóa được rao bán luôn được khẳng định “chính hãng, có tem bảo hành”, giá bán thường rẻ hơn từ 30-50% so với các showroom chính hãng, nên thu hút được cả trăm nghìn tài khoản theo dõi... Có cách nào để QLTT có thể kiểm soát được hoạt động của  những trang bán hàng kiểu này, thưa ông? 

- Chúng tôi xác định cuộc chiến trên môi trường mạng là cuộc chiến nóng bỏng hơn bao giờ hết. Chính vì vậy, Tổng cục QLTT đã và đang đẩy mạnh hoạt động kiểm tra, kiểm soát, đặc biệt yêu cầu Cục QLTT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với các lực lượng liên quan tăng cường trinh sát, kiểm tra, kiểm soát trên môi trường intenet, các mạng xã hội đặc biệt những website, những facebook hoặc các trang có lượng người theo dõi cao để kịp thời phát hiện và ngăn chặn những vi phạm (nếu có). Chúng tôi sẽ kiên quyết xử lý các đối tượng cố tình vi phạm để làm trong sạch thị trường mạng, mang lại niềm tin cho người tiêu dùng yên tâm mua sắm.

Trân trọng cảm ơn ông!

Đọc thêm

Thu giữ hơn 10.000 chai nước hoa của 1 hot tiktoker

Ảnh: Tổng cục Quản lý thị trường
(PLVN) - Trên 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu nhập lậu được kinh doanh chủ yếu trên Tiktok, Facebook vừa bị lực lượng quản lý thị trường đột xuất kiểm tra và tiến hành tạm giữ. Đây là sản phẩm được một hot tiktoker thường xuyên livestream bán trên tiktokshop.

Thu giữ 34.000 thiết bị thuốc lá điện tử nhập lậu tại Bắc Ninh

Lực lượng QLTT tỉnh Bắc Ninh kiểm tra kho hàng.
(PLVN) -  Ngày 1/10, tin từ Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) cho biết, Đội QLTT số 3, Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh vừa phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế (PC03) - Công an tỉnh Bắc Ninh kiểm tra đột xuất Cơ sở kinh doanh H.V.M, phát hiện 34.000 thiết bị thuốc lá điện tử dùng 1 lần, trị giá gần 1,9 tỷ đồng.

Phát hiện số lượng lớn bánh trung thu không rõ nguồn gốc

Đoàn kiểm tra phát hiện, thu giữ nhiều loại bánh kẹo, thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ tại một cơ sở kinh doanh ngày 5/9.
(PLVN) -  Trong quá trình kiểm tra đột xuất hộ kinh doanh T.H tại Tp. Pleiku tỉnh Gia Lai; Đoàn kiểm tra của Cục QLTT tỉnh Gia Lai, phối hợp với Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế, tham nhũng, buôn lậu và môi trường Công an tỉnh đã phát hiện, thu giữ một số lượng lớn bánh trung thu không rõ nguồn gốc, xuất xứ…

Phát hiện gần 3 tấn hàng hóa không rõ nguồn gốc trên đường vận chuyển từ Bắc vào Nam

Số sữa bột các loại bị thu giữ.
(PLVN) - Sáng 6/9, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) cho biết, lực lượng chức năng tỉnh Phú Yên vừa tiến hành kiểm tra, phát hiện 70 mục hàng hoá, với hơn 13.500 đơn vị sản phẩm (gần 3 tấn hàng hóa) do nước ngoài sản xuất, không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp kèm theo đang trên đường vận chuyển từ Bắc vào Nam tiêu thụ.

Tạm giữ 2.800 chai bia không có chứng từ hợp pháp

Toàn bộ số bia không có chứng từ hợp pháp đã bị lực lượng QLTT tỉnh Phú Yên tạm giữ. (Ảnh: Cục QLTT Phú Yên)
(PLVN) - Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Phú Yên vừa phát hiện, tạm giữ 2.800 chai bia không có hóa đơn chứng từ hợp pháp, không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam đang trên đường vận chuyển từ tỉnh Quảng Trị vào tỉnh Bình Dương.

Tạm giữ 16 tấn đường cát Thái Lan không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp

Lực lượng chức năng tỉnh Phú Yên kiểm tra hàng hoá vi phạm.
(PLVN) - Cục Quản lý thị trường Phú Yên vừa phát hiện và thu giữ 16 tấn đường cát trắng đang được vận chuyển trên địa bàn mà không có nhãn phụ tiếng Việt và không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp. Theo lời khai ban đầu của tài xế, số hàng này được bốc từ khu vực biên giới giữa Campuchia và Long An, sau đó vận chuyển về Phú Yên để tiêu thụ.

Thu giữ gần 5.000 bánh trung thu không rõ nguồn gốc

Đội QLTT số 5 phối hợp với lực lượng Công an phát hiện gần 5.000 bánh Trung thu nhập lậu trong cao điểm kiểm tra thị trường dịp Tết Trung thu năm 2024. (Ảnh: Tổng cục QLTT)
(PLVN) - Ngày 21/8, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) thông tin, chỉ trong thời gian ngắn triển khai cao điểm kiểm tra thị trường dịp Tết Trung thu năm 2024, Cục QLTT TP Hà Nội đã phát hiện, xử lý 6 vụ vi phạm và buộc tiêu hủy gần 5.000 chiếc bánh trung thu nhập lậu.

Tạm giữ hơn 5 tấn Hắc sâm GINSENG cùng nhiều phụ tùng điện, nước, xe máy nghi nhập lậu

Hắc sâm GINSENG bị thu giữ.
(PLVN) -  Ngày 15/8 tin từ Tổng cục QLTT cho biết, lực lượng chức năng tỉnh Phú Yên vừa phát hiện, thu giữ hơn 05 tấn Hắc sâm GINSENG có xuất xứ từ Hàn Quốc và nhiều đồ điện, nước, phụ tùng xe máy các loại made in Trung Quốc, Italia không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp, khi đang lưu thông theo hướng Bắc - Nam.