Chợ Tết quê giữa lòng phố Hà Nội

Mặc cho những tất bật, hối hả, mặc cho những đổi tay của cuộc sống hiện đại len lỏi từng ngõ nhỏ, phố nhỏ, cứ tới những ngày áp Tết, người Làng Mọc, quận Thanh Xuân, Hà Nội, mong chờ một ngày chợ phiên, chợ 27 Tết...


Mặc cho những tất bật, hối hả, mặc cho những đổi tay của cuộc sống hiện đại len lỏi từng ngõ nhỏ, phố nhỏ, cứ tới những ngày áp Tết, người Làng Mọc - Ngã Tư Sở Hà Nội mong chờ một ngày chợ phiên, chợ 27 Tết...

Phiên chợ mong nhớ

Ai đó nói, một trong những nét làm nên cái hồn của Hà Nội là những gánh hàng rong, những món quà quê kiểng - bởi ở đó mỗi người nhìn thấy một miền quê đầy thương nhớ của mình.

Phiên chợ quê truyền thống và độc đáo của Hà Nôi được họp tại phố Quan Nhân, phường Nhân Chính. Không giống những phiên chợ khác, chợ quê Nhân Chính một năm chỉ họp một lần và “vẻn vẹn” trong một buổi sáng ngày 27 tháng Chạp.

Từ tối muộn 26 Tết, một số hộ đã lục đục chuyển hàng về đây. Nhà nào cẩn thận thì vẽ vôi trắng khoanh vùng, “xí” chỗ chuẩn bị cho buổi chợ được bắttừ 4h. Phiên chợ thực sự tập nấp và đông vui từ quãng 7h hơn. Hàng đổ về chợ càng nhiều. Con đường nhỏ Quan Nhân  bỗng chốc đã biến thành một phiên chợ đông đúc. Các nghệ nhân nặn tò he, bán tu huýt, chị bán lá mùi lỡ có đến muộn nhưng cũng chẳng vội phiền bởi không khó để tìm được chỗ ngồi bán hàng.

Chợ Tết quê giữa lòng phố Hà Nội ảnh 1

Bác Lê Sỹ Thận, người gốc Quan Nhân cho hay: Có lẽ vì xưa kia, khu Quan Nhân gắn với cầu Mọc hiện nay vốn là vùng đất nông nghiệp thuần túy nằm ở phía Nam TP và chợ 27 Tết dần dần được hình thành từ nếp kinh doanh đó.

“Suốt hơn nửa thế kỷ qua, dù có bận mấy, chỉ cần dạo chợ một vòng là sắm đủ đồ dùng cho mấy ngày Tết. Cây nêu, các mặt hàng lương thực - thực phẩm, các loại rau hoa quả của vườn nhà dân dã mà tươi ngon. Đã là chợ quê thì không thể thiếu tranh Đông Hồ và các trò chơi dân gian như tò he, tu huýt, chơi cò quay...”, bác Phương, nhà số 1, ngõ 144 nhớ lại.

Nếu như tại những vùng quê Bắc Bộ, đi chợ phiên là tới với một không gian quen thuộc, là nơi thăm hỏi thân quen thì tại chợ 27, những người bán hàng không phải người vùng này mà là dân từ khắp nơi cứ quen nếp, đến ngày đó mang hàng về chợ bày bán.

Bao nhiêu năm qua, cho dù mọi sự có thay đổi, làng giờ đã chuyển thành phố; siêu thị hiện đại đã về với Quan Nhân; hàng hoá phục vụ tận cửa nhà nhưng chợ 27 vẫn nguyên nếp xưa cũ với thời gian. Đó là những gánh hoa tươi mộc mạc; mớ rau thơm làng Láng nổi tiếng; chiếu chuối xanh, bưởi vàng, phật thủ, hồng, khế, mía tím; mẹt cau; gánh củ đậu, lá rong, dây lạt làm bánh chưng…

Trong khi người lớn tất bật chọn hàng thì trẻ em lại thích thú với những chùm bóng bay rực rỡ hay quây quanh bác nặn tò he với đôi mắt tròn xoe kinh ngạc… Đâu đó, một vài cụ già lớn tuổi dắt cháu thong dong dạo bước, ngắm dòng người đi lại mua sắm.

Về miền kí ức

Hơn 20 năm sinh sống ở nước ngoài, trở về với ngày Tết quê hương, anh Hùng - người con của làng - đã thực sự thảng thốt và bất ngờ. “Ngày 27 Tết, bước ra cửa, tôi ngạc nhiên vì chợ vẫn tồn tại, giữ nguyên những nét hoang sơ và dân dã của những năm 60 – 70 thế kỷ XX. Ngày đó lũ trẻ con chúng tôi háo hức lắm, thức suốt đêm hôm trước để chờ sớm mai được theo mẹ đi chợ Tết. Cả năm mới có một lần mà. Sống xa nhà đến 20 năm, tưởng rằng chợ đã bị mai một dần. Vậy mà ở tuổi 50 rồi vẫn được cùng con, dắt cháu ngắm chợ thì thật chẳng có gì bằng”, anh Hùng chia sẻ.

Không chỉ gia đình anh Hùng, nhiều người Quan Nhân khác dù đã sắm Tết đầy đủ nhưng đến ngày 27 Tết cũng phải ghé qua chợ. Nếu không mua được món hàng thì cũng chẳng sao bởi trong không khí chợ phiên ấm áp, hiền lành đó, mỗi người đều thấy những vẻ đẹp khó tả. Từ mớ lạt, ống giang, bó lá dong làm bánh chưng cho đến các loại thịt, cá, quần áo, tranh dân gian… Tất cả đều mang đậm sắc hương, mùi vị của hương đồng gió nội được kết tinh từ hồn quê, hồn đất và để rồi như cất lên lời mời thưởng thức…

Ai cũng có một miền quê sinh ra và do đó ai cũng có hình ảnh phiên chợ quê trong lòng. Ai cũng có tuổi ấu thơ đã từng mong bà, mong mẹ, chị đi chợ về để có quà, dù đó chỉ là gói xôi, gói bánh cuốn, củ khoai, khúc sắn luộc, bắp ngô nướng… mà sao ta mong, ta nhớ. Chợ quê với những mái lá đơn sơ, cọc tre mộc mạc nhưng dường như mãi mãi chẳng thể xóa nhòa trong kí ức...

Miên Thảo

Đọc thêm

Chuyển đổi số trong Quân đội gắn với an toàn thông tin

Hội nghị triển khai nhiệm vụ về CĐS và thực hiện Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ CĐS quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) trong Bộ Quốc phòng năm 2024. (Ảnh: mod.gov.vn)
(PLVN) - Chuyển đổi số trong Quân đội nhân dân Việt Nam không chỉ là một xu thế tất yếu trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0 mà còn là nhiệm vụ chiến lược, góp phần nâng cao sức mạnh chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, Quân đội đã và đang triển khai đồng bộ các chính sách, giải pháp nhằm xây dựng lực lượng “Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”, đáp ứng yêu cầu quốc phòng trong kỷ nguyên số.

Hành trình bảo vệ chủ quyền không gian mạng trước thách thức thời đại

Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, đồng chí Đại tá Vũ Hữu Hanh - PBTĐU, Tư lệnh Bộ Tư lệnh 86 trao Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba trao tặng Trung tâm 586. (Ảnh trong bài: Trung tâm 586)
(PLVN) - Không gian mạng là vùng “lãnh thổ đặc biệt” của quốc gia. Đấu tranh và bảo vệ chủ quyền không gian mạng là nhiệm vụ quan trọng thiết yếu, lâu dài của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 (khóa IX) về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”, Đảng ta nhận định rõ: Nguy cơ xảy ra chiến tranh mạng, mất an ninh thông tin ngày càng tăng và đặt ra mục tiêu phải chủ động phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả chiến tranh mạng.

80 năm vẻ vang Quân đội nhân dân Việt Nam

Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 được nhân dân thế giới ngợi ca là “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. (Ảnh tư liệu: dangcongsan.vn)
(PLVN) - Ngày 22/12/1944, Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam chính thức ra đời, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong cuộc đấu tranh giành độc lập và bảo vệ Tổ quốc. Trải qua 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, QĐND Việt Nam không chỉ ghi dấu ấn trong những chiến công vang dội, mà còn tiếp tục là lực lượng tiên phong trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ thiêng liêng!

Tổng Bí thư Tô Lâm trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất cho Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 12/12/2024. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
(PLVN) - Thời gian qua, tình hình thế giới, khu vực diễn biến nhanh, phức tạp, khó dự báo. Tình hình càng phức tạp, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng càng nặng nề, khó khăn càng nhiều hơn. Trong bối cảnh đó, Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam đã và đang hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, góp phần quan trọng vào những thành tựu toàn diện của đất nước.

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Sáng 20/12, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng, trọng thể tổ chức Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương, dự và đọc Diễn văn tại Lễ kỷ niệm.

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày QĐND Việt Nam

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày QĐND Việt Nam
Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944- 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989- 22/12/2024), sáng 20/12/2024, tại Hà Nội, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Quân ủy Trung ương – Quốc Bộ Quốc phòng đến đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nâng cao nhận thức quốc tế về tình hình nhân quyền ở Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ Đỗ Hùng Việt phát biểu chỉ đạo Hội thảo. Ảnh: BTC
(PLVN) - Ngày 19/12, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Báo Thế giới và Việt Nam tổ chức Hội thảo “Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới”. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ Đỗ Hùng Việt phát biểu chỉ đạo Hội thảo.