Chính quyền ở Kosovo thành lập quân đội riêng: Thâm ý sâu xa nào của Mỹ, EU và NATO?

Trang phục binh sĩ Kosovo
Trang phục binh sĩ Kosovo
(PLO) - Việc chính quyền ở Kosovo quyết định thành lập quân đội riêng cho vùng lãnh thổ này là chuyện phức tạp và nhạy cảm không chỉ về chính trị thế giới và an ninh châu lục mà còn cả về pháp lý quốc tế.  

Kosovo vốn là một phần lãnh thổ thuộc Serbia cho dù hơn 90% dân ở đây là người Anbani hoặc gốc Anbani. Cuối thập kỷ 90 của thế kỷ trước, NATO tiến hành cuộc chiến tranh ở Serbia và mấy năm sau đó, Kosovo đơn phương tuyên bố tách khỏi Serbia, trở thành quốc gia độc lập. Nhiều ý kiến cho rằng Mỹ, EU và NATO đã đạo diễn và trực tiếp diễn vở kịch này. 

Cho tới nay đã có vài chục quốc gia trên thế giới công nhận Kosovo. Một trong những quy ước của Mỹ, EU và NATO là Kosovo không có quân đội và chuyện đảm bảo an ninh trước những mối đe doạ an ninh từ bên ngoài được ba đối tác kia đảm trách.

Điều này được coi như luật và có giá trị như luật trên thực tế. Cũng nhờ thế mà đụng độ vũ trang giữa Serbia và những đối tác kia ở Kosovo không còn xảy ra kể từ sau khi cuộc chiến tranh kia chấm dứt, và sự phản đối của Nga về việc Kosovo đơn phương tuyên bố độc lập không đến mức quá quyết liệt.

Bây giờ, chính quyền ở Kosovo tự quyết định thành lập quân đội chính quy riêng cho Kosovo. Theo dự tính của chính quyền Kosovo, đội quân chính quy này trước mắt không đông đảo mà chỉ có 3.000 binh lính, về sau sẽ tăng thêm lên thành 5.000 binh lính. Dù vậy, trên danh nghĩa chính thức thì đấy cũng vẫn là quân đội chính quy và như thế trái ngược với quy ước nói trên. 

Phía Kosovo viện dẫn và dựa vào một cái lệ đơn giản nhưng không hẳn hoàn toàn vô lý là một quốc gia độc lập, có chủ quyền và lãnh thổ thì không chỉ có quyền thành lập quân đội chính quy riêng mà còn phải có quân đội chính quy riêng, quân đội ấy mạnh yếu đến đâu, được vũ trang tối tân hay thô sơ như thế nào và thực thi những sứ mệnh gì lại là chuyện khác. 

LHQ đã cảnh báo Kosovo về hệ luỵ tai hại của quyết định này. EU và NATO chỉ thấy bày tỏ lo ngại. Chính quyền mới ở Mỹ thì ủng hộ. Với quyết định này, chính quyền ở Kosovo đã vô hiệu hoá quy ước nói trên.

Tuy đã tuyên bố độc lập nhưng hiện Kosovo vẫn lệ thuộc gần như hoàn toàn về kinh tế vào EU và về chính trị an ninh vào Mỹ và NATO. Quyết định thành lập quân đội chính quy riêng của Kosovo động chạm đến chính trị thế giới, an ninh của châu lục và luật pháp quốc tế.

Vì thế, thật khó có thể hình dung ra được và khó có thể tin được rằng chính quyền ở Kosovo đã manh động khi quyết định chuyện lớn lao kia. Chắc chắn đấy phải là màn diễn theo kịch bản của Mỹ, EU và NATO.

Nó trở thành màn kịch vụng bởi chính là cái lệ kia đã được dụng để lật ngược quy ước ban đầu của họ. Nó vụng bởi ai ai cũng có thể dễ dàng rằng nếu không có sự chấp thuận của Mỹ, EU và NATO thì chính quyền ở Kosovo không thể làm gì trái ngược với chủ ý của bộ ba này.

Thâm ý sâu xa của Mỹ, EU và NATO cũng như của chính quyền ở Kosovo là dùng việc thành lập quân đội chính quy riêng và sự tồn tại của quân đội chính quy riêng để khẳng định và củng cố nền độc lập mà Kosovo đã tự tuyên cáo khi trước.

Thông điệp của họ là chính thể nhà nước ở Kosovo đang ngày càng hoàn thiện và triển vọng vào thời điểm nào đấy trong tương lai sẽ không còn quân đội NATO triền khai trên lãnh thổ Kosovo nữa. Họ muốn thể hiện cho các nước trên thế giới hiện chưa công nhận Kosovo thấy là việc Kosovo độc lập không còn có thể bị đảo ngược và khích lệ họ công nhận Kosovo.

Đồng thời, họ chủ ý tạo thêm sự đã rồi ở Kosovo và châu Âu, qua đó tác động và chi phối trực tiếp vào mối quan hệ giữa Kosovo với các bên láng giềng, đặc biệt với Serbia và Nga. Vì những lợi ích và mưu tính ấy mà họ để cho lệ lật luật.

Kosovo vốn là một tỉnh của Serbia, được tách ra sau cuộc chiến Nam Tư năm 1999, trong đó NATO do Mỹ dẫn đầu mở chiến dịch không kích Serbia nhằm buộc nước này chấm dứt chiến dịch quân sự thanh trừng thành phần ly khai gốc Albania. Tháng 6/1999, HĐBA Liên Hiệp Quốc ra Nghị quyết số 1244 đặt Kosovo dưới sự kiểm soát của chính quyền chuyển tiếp LHQ và được bảo đảm an ninh bởi lực lượng gìn giữ hòa bình do LHQ chủ trì.

Theo Nghị quyết 1244, Kosovo vẫn là một tỉnh thuộc Nam Tư nhưng được trao cho quyền tự trị rộng rãi hơn. Tháng 2/2006, tiến trình đàm phán quốc tế về quy chế cuối cùng cho Kosovo bắt đầu nhưng đến tháng 2/2008, trong khi đàm phán bế tắc, Kosovo với sự hậu thuẫn của phương Tây đã đơn phương tuyên bố độc lập.  

Việc Kosovo tuyên bố thành lập quốc gia độc lập được xem như một “thắng lợi” của phương Tây nhưng là một tiền lệ nguy hiểm về sự toàn vẹn lãnh thổ cho nhiều quốc gia trên thế giới. Không riêng khu vực nào, cả thế giới có đến hàng chục quốc gia đang có vấn đề về ly khai mà nóng bỏng nhất là Tây Ban Nha, Anh, Thổ Nhĩ Kỳ...

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.