Chính quyền Cần Thơ tiếp xúc cử tri trước kỳ họp HĐND giữa năm 2024

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Chiều ngày 5/6, tổ đại biểu HĐND TP Cần Thơ và quận Ninh Kiều tổ chức buổi tiếp xúc cử tri, nhằm chuẩn bị cho kỳ họp thường lệ giữa năm 2024 của HĐND TP Cần Thơ khóa X, nhiệm kỳ 2021 – 2026. Đồng thời, thông tin đến cử tri những nội dung chủ yếu của kỳ họp sắp tới cũng như kết quả giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri đã gửi đến kỳ họp.

Tại buổi tiếp xúc, đại diện tổ đại biểu HĐND TP Cần Thơ thông tin đến cử tri tình hình kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của TP trong tháng 5 và 5 tháng đầu năm. Các cử tri đánh giá trong nửa nhiệm kỳ vừa qua, TP Cần Thơ đã làm được nhiều việc như nâng cấp đường nội ô, nâng cấp sửa chữa các công viên, hồ Xáng Thổi cũng như khánh thành cầu Trần Hoàng Na, qua đó giúp nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Quang cảnh buổi hội nghị.

Quang cảnh buổi hội nghị.

Nhiều cử tri cũng phản ánh một số thực trạng làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân trên địa bàn quận Ninh Kiều. Cụ thể, cử tri Lâm Văn Hoà (ngụ khu vực 4, phường An Cư, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) kiến nghị lãnh đạo TP Cần Thơ cần có giải pháp nâng cao ý thức tham gia giao thông của người dân. Đặc biệt là xử lý các trường hợp vừa điều khiển phương tiện giao thông, vừa sử dụng điện thoại.

Cử tri Vũ Đức Long (ngụ khu vực 4, phường An Cư, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) phản ánh tuyến đường nối giữa hai đường Lò Mổ và đường Trần Nam Phú chưa được cải tạo, không có đèn đường, nhếch nhác, không biết khi nào làm lại. Đồng thời, việc quy hoạch treo nhiều dự án đã làm ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của người dân sinh sống tại khu vực có quy hoạch treo, đặc biệt là quy hoạch cải tạo, mở rộng đường Mạc Đĩnh Chi.

Cử tri Lâm Văn Hoà (ngụ khu vực 4, phường An Cư, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) phát biểu ý kiến.

Cử tri Lâm Văn Hoà (ngụ khu vực 4, phường An Cư, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) phát biểu ý kiến.

Còn cử tri Huỳnh Văn Thuận (ngụ khu vực 7, phường Cái Khế, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) bày tỏ niềm vui khi TP Cần Thơ cho vận hành thử âu thuyền Cái Khế đã cải thiện được việc ngập úng trong nội ô khi triều cường. Tuy nhiên, người dân ở khu vực 7, đoạn đường Cách Mạng Tháng Tám với cồn Khương vẫn còn chịu ảnh hưởng nặng nề vì ngập úng nặng mỗi khi triều cường. Theo đó, cử tri đặt câu hỏi trong thời gian tới, TP sẽ có kế hoạch gì về việc xây dựng âu thuyền chống ngập cho khu vực này hay không...

Giải trình một số vấn đề cử tri nêu ra, ông Nguyễn Ngọc Ánh – Phó Chủ tịch Thường trực UBND quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ cho biết: Dự án cải tạo đường nối hai đường Lò Mổ và Trần Nam Phú chậm nhất đầu năm 2025 sẽ triển khai. Về quy hoạch cải tạo mở rộng đường Mạc Đĩnh Chi nối dài, ông Ánh cho biết, do chưa có nguồn vốn để thực hiện, quận sẽ họp bàn để bổ sung nguồn vốn giai đoạn sau, nếu không đủ vốn thì sẽ trả lời cử tri trong kỳ họp sau.

Ông Nguyễn Ngọc Ánh – Phó Chủ tịch Thường trực UBND quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ giải trình một số vấn đề cử tri nêu ra tại buổi tiếp xúc.

Ông Nguyễn Ngọc Ánh – Phó Chủ tịch Thường trực UBND quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ giải trình một số vấn đề cử tri nêu ra tại buổi tiếp xúc.

Đối với vấn đề khu vực 7 phường Cái Khế bị ngập úng mỗi khi triều cường, ông Ánh cho biết vì âu thuyền Cái Khế không tác động đến khu vực này. Theo đó, quận đã đề xuất UBND TP về việc xin kinh phí làm hệ thống kè xung quanh cồn Khương, rạch giữa đường Cách Mạng Tháng Tám với cồn Khương. Cạnh đó, đường Cách Mạng Tháng Tám cũng đã được trung ương đồng ý cấp kinh phí cải tạo nâng cấp (đoạn km0-km7), hiện đang trong quá trình kiểm đếm.

Còn vấn đề đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn, ông Ánh cho biết, thời gian qua, quận Ninh Kiều đã chỉ đạo lực lượng chức năng, cũng như phối hợp với các cơ quan, ban, ngành TP Cần Thơ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tuần tra, kiểm soát và xử lý các trường hợp vi phạm. Tuy nhiên, để đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn, thì ý thức khi tham gia giao thông người dân vẫn là yếu tố cốt lõi.

Cũng tại buổi tiếp xúc, thay mặt tổ đại biểu, ông Nguyễn Trung Nhân – Chủ tịch Ủy ban MTTQVN TP Cần Thơ đã tiếp thu các ý kiến của cử tri, cũng như trả lời thêm một số vấn đề cử tri nêu ra. “Yêu cầu về phát triển của TP Cần Thơ là rất lớn nhưng nguồn lực còn hạn hẹp nên phải chắt chiu từng chút. Do đó, cái nào cấp thiết thì làm trước và phải cân đối để làm từ từ, vì làm bằng vốn ODA là đi vay, trả nợ chứ không phải được cho”, ông Nhân chia sẻ thêm.

Đọc thêm

Triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát và phát triển nhà ở xã hội tại Cà Mau

Triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát và phát triển nhà ở xã hội tại Cà Mau
(PLVN) - Ông Nguyễn Tiến Hải - Ủy viên BCH TW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát và phát triển nhà ở xã hội tỉnh Cà Mau, mới chủ trì cuộc họp Ban chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát và phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh.

Quảng Ngãi hiện thực hóa giấc mơ nhà ở cho người nghèo

Quảng Ngãi hiện thực hóa giấc mơ nhà ở cho người nghèo
(PLVN) - Với sự đồng lòng của cả hệ thống chính trị, người dân, các mạnh thường quân, tỉnh Quảng Ngãi đang tích cực hiện thực hóa giấc mơ nhà ở cho người nghèo trên địa bàn. Đây không chỉ là những ngôi nhà được xây dựng bằng gạch ngói xi măng… mà còn được xây bởi những tấm lòng.

Cụm Trại Tạm giam Công an 11 tỉnh thành khu vực ĐBSCL trao đổi nghiệp vụ

Quang cảnh Hội nghị
(PLVN) - Tại TP Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, Cụm Trại Tạm giam Công an 11 tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL gồm: An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh và Vĩnh Long (do Trại Tạm giam Công an Kiên Giang làm Cụm trưởng), mới tổ chức Hội nghị trao đổi nghiệp vụ trong công tác thi hành tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù và xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng Trại Tạm giam giai đoạn 2023 - 2024.

Tín dụng chính sách góp phần đưa Quảng Bình phát triển toàn diện

Tín dụng chính sách góp phần đưa Quảng Bình phát triển toàn diện
(PLVN) - Nhờ được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), người dân nghèo tỉnh Quảng Bình có thêm nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế. Nguồn vốn tín dụng chính sách trở thành “đòn bẩy” giúp người dân phát triển sản xuất, góp phần giảm nghèo bền vững, từng bước làm giàu, bảo đảm an sinh xã hội gắn với xây dựng nông thôn mới.