Chiều nay bão quần thảo đất liền, đi sâu vào Hà Tĩnh - Quảng Bình rồi suy yếu thành ATNĐ

Chiều nay bão quần thảo đất liền, đi sâu vào Hà Tĩnh - Quảng Bình rồi suy yếu thành ATNĐ
(PLVN) - Trong 6 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km, đi vào đất liền các tỉnh từ Hà Tĩnh - Quảng Trị và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới (ATNĐ). Đến 16h, tâm ATNĐ rên đất liền Hà Tĩnh - Quảng Bình. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 8.

10h hôm nay, 15/11, tâm bão trên bờ biển các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (60-90km/giờ), giật cấp 12. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 100km tính từ tâm bão.

Do ảnh hưởng của bão số 13, tại đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đã có gió mạnh cấp 9, giật cấp 11, ở đảo Cồn Cỏ có gió mạnh cấp 10, giật cấp 13; trên đất liền ven biển Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng có gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 9-10. Ở các tỉnh Trung Trung Bộ đã có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến 100-200mm.

Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia dự báo, trong 6 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km, đi vào đất liền các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị và suy yếu thành ATNĐ. Đến 16h ngày 15/11, vị trí tâm ATNĐ ở khoảng 17,8 độ Vĩ Bắc; 106,0 độ Kinh Đông, trên đất liền Hà Tĩnh, Quảng Bình. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm ATNĐ mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 8.

Trong 6 - 12 giờ tiếp theo, ATNĐ di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km, đi sâu vào đất liền và suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực Trung Lào.

Vùng nguy hiểm do bão trên biển trong 6 giờ tới (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): từ vĩ tuyến 16,0 đến 19,0 độ Vĩ Bắc; phía Tây kinh tuyến 108,5 độ Kinh Đông, toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió giật mạnh.   

Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia đồng thời cảnh báo, vùng biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị (bao gồm cả huyện đảo Cồn Cỏ) có mưa bão, gió mạnh cấp 8-9, giật cấp 12; sóng biển cao 3-5m, biển động rất mạnh. Vùng biển Bắc Vịnh Bắc Bộ (bao gồm cả huyện đảo Bạch Long Vĩ) gió Đông Bắc mạnh cấp 7, có lúc cấp 8, giật cấp 10, sóng biển cao 2-4m; biển động mạnh.

Ven biển các tỉnh từ Nghệ An đến Thừa Thiên Huế nước dâng do bão cao 0,5m. Nguy cơ ngập úng xảy ra ở vùng trũng thấp ven biển, cửa sông, đầm phá tại các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị.

Trên đất liền từ phía Nam Nghệ An đến Quảng Trị có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão cấp 8-9, giật cấp 11.

Hôm nay đến ngày 16/11, từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế có mưa to đến rất to với lượng mưa từ 70-120mm, có nơi trên 150mm. Khu vực đồng bằng Bắc Bộ, Hòa Bình, Sơn La có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to với lượng mưa phổ biến 40-80mm.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Nhiệt độ Hà Nội và cả nước hôm nay, 19/1

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày 19/1, miền Bắc vẫn duy trì trời rét, có nơi rét đậm; sáng sớm có sương mù; trưa chiều giảm mây trời nắng. Khu vực Trung Trung Bộ có mưa vài nơi, trưa chiều trời nắng. Nhiệt độ trong ngày tại Hà Nội cao nhất dao động 20 - 22 độ C...

Cháy nhà ở Hà Nội, 2 người tử vong

Lực lượng chức năng triển khai dập tắt đám cháy. Ảnh: Công an TP Hà Nội.
Lực lượng chức năng đã phát hiện, đưa 2 người bị thương tại tầng 2 ra ngoài và bàn giao lực lượng y tế đưa đến bệnh viện cấp cứu. Tuy nhiên, 2 nạn nhân không qua khỏi.

Ô nhiễm không khí kéo dài đe dọa sức khỏe người dân

Người tham gia giao thông bảo vệ sức khỏe bản thân bằng cách đeo khẩu trang. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Thời gian qua, tình trạng ô nhiễm không khí ở hai đô thị lớn nhất nước là Hà Nội và TP HCM liên tục ở mức báo động đỏ, với những chỉ số về ô nhiễm ở tốp đầu thế giới. Trong bối cảnh ô nhiễm không khí kéo dài và ngày càng nghiêm trọng, việc người dân chủ động bảo vệ sức khỏe trước tác động của ô nhiễm trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

Nhếch nhác Bãi Đá Ông Địa

Nhếch nhác Bãi Đá Ông Địa
(PLVN) -Bãi Đá Ông Địa, tọa lạc tại phường Phú Hài, TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, từ lâu đã trở thành một trong những điểm đến yêu thích của du khách và người dân địa phương.

Bước tiến trong bảo tồn động vật hoang dã

Hành trình truy tìm dấu vết tự nhiên và bảo tồn sao la là minh chứng về nỗ lực bảo tồn dài hơi, bền bỉ với sự chung tay của cả hệ thống chính trị, toàn xã hội. (Ảnh sao la trong tự nhiên: WWF Việt Nam)
(PLVN) - Mới đây, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký phê duyệt Quyết định số 49/QĐ-TTg, chính thức khởi động Chương trình Quốc gia về bảo tồn các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ đến năm 2030, tầm nhìn 2050. Đây là một bước tiến lớn nhằm thúc đẩy các nỗ lực bảo tồn động vật hoang dã, bảo vệ đa dạng sinh học, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu.