Chiến lược vaccine: Bằng mọi giá, mọi cách để có vaccine tiêm cho nhân dân

Thủ tướng Phạm Minh Chính động viên đội ngũ thầy thuốc của BV Chợ Rẫy, ngày 13/5/2021. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính động viên đội ngũ thầy thuốc của BV Chợ Rẫy, ngày 13/5/2021. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
(PLVN) -  Tối nay (5/6), Quỹ vaccine phòng chống COVID-19 sẽ chính thức ra mắt tại Hà Nội. Quỹ được thành lập nhằm bảo đảm nguồn tài chính bền vững cho việc tiêm vaccine phòng COVID-19.

Sự kiện có sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và lãnh đạo Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam. Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ có bài phát biểu quan trọng kêu gọi đồng bào chiến sĩ cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài chung sức đồng lòng với Chính phủ góp sức, góp tiền cho Quỹ vaccine để có vaccine sớm nhất tiêm cho nhân dân.

Sự kiện sẽ được tường thuật trực tiếp trên Đài Truyền hình Việt Nam, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tại địa chỉ chinhphu.vn, baochinhphu.vn, fanpage Thông tin Chính phủ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định trong thời điểm khó khăn này, sức khỏe của nhân dân là quan trọng nhất, đặt nhiệm vụ bảo vệ tính mạng của người dân lên trên hết, trước hết.

Từ khi nhậm chức Thủ tướng ngày 7/4/2021, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã quyết liệt, nhất quán, thần tốc với chiến lược vaccine, phải bằng mọi giá, mọi cách để có vaccine tiêm cho nhân dân.

Việt Nam đã đạt được kết quả tích cực trong phòng chống dịch, khẳng định vai trò một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, để tiến công thắng lợi trong cuộc chiến phòng chống dịch COVID-19, vaccine là vũ khí lợi hại nhất, là tiên quyết để cuộc chiến đi đến thắng lợi toàn diện.

Theo các tính toán, để đạt được miễn dịch cộng đồng, Việt Nam cần có khoảng 150 triệu liều vaccine phòng COVID-19 để tiêm phòng cho khoảng 75 triệu người dân, với tổng nhu cầu kinh phí ước khoảng hơn 25 nghìn tỷ đồng. Cùng với đó, dịch bệnh được dự báo chưa thể kết thúc sớm, “sống chung với dịch bệnh” trở thành yêu cầu thường trực, hiệu lực của vaccine lại không kéo dài, việc tiêm vaccine phải tiến hành định kỳ. Tất cả những điều này đòi hỏi nguồn kinh phí rất lớn trong khi Việt Nam còn nhiều khó khăn, ngân sách nhà nước hạn hẹp.


Cuộc chiến chống COVID-19 đòi hỏi sự chung tay, nỗ lực của toàn xã hội. Ảnh: báo Tuyên Quang

Cuộc chiến chống COVID-19 đòi hỏi sự chung tay, nỗ lực của toàn xã hội. Ảnh: báo Tuyên Quang

Trong bối cảnh đó, Chính phủ đã quyết định thành lập Quỹ vaccine phòng chống COVID-19, với mục tiêu tiếp nhận, quản lý, sử dụng các nguồn tài trợ, hỗ trợ, đóng góp trong nước và ngoài nước để cùng với nguồn lực ngân sách nhà nước mua, nhập khẩu vaccine, nghiên cứu, sản xuất vaccine trong nước để tiêm chủng cho người dân, bảo đảm nguồn tài chính bền vững cho việc tiêm vaccine phòng COVID-19.

Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, với hình thức ủng hộ qua tin nhắn, bất kỳ người dân nào cũng có thể ủng hộ Quỹ vaccine phòng chống COVID-19 với đơn vị nhỏ nhất là 1.000 đồng.

Theo số liệu cập nhật tới 16h ngày 4/6 của Ban Quản lý Quỹ Vaccine phòng COVID-19, Quỹ đã tiếp nhận được hơn 264,8 tỷ đồng, hơn 8.700 USD và hơn 2.700 EUR.

Tại sự kiện, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ kêu gọi và gửi lời cảm ơn tới đồng bào, chiến sĩ cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài, các doanh nghiệp, doanh nhân, mọi tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, những người bạn, các đối tác quốc tế của Việt Nam tự nguyện tham gia đóng góp, tài trợ, hỗ trợ cho Quỹ vaccine phòng chống COVID-19 bằng kinh phí, vật chất, công sức, trí tuệ, tình cảm, theo mọi hình thức, ở mọi nơi, mọi lúc.

Một đồng đóng góp cho Quỹ cũng quý. Quan điểm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ là mọi khoản kinh phí đóng góp dù nhiều hay ít, mọi lời góp ý, mọi sự ủng hộ cho công cuộc phòng chống COVID-19 nói chung và cho Quỹ vaccine phòng COVID-19 nói riêng đều được nâng niu, trân trọng.

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu mọi tổ chức, cá nhân liên quan cần hành động khẩn trương nhất với tinh thần trách nhiệm cao nhất, tạo điều kiện cho người dân, cho các nhà hảo tâm để đóng góp cho Quỹ bằng mọi hình thức thuận tiện nhất; quản lý công khai, minh bạch, sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng, tiết kiệm, hiệu quả nhất để tiêm vaccine cho người dân.

Các tổ chức, cá nhân có thể đóng góp trực tiếp cho Quỹ vaccine phòng COVID-19 theo nhiều hình thức:

Qua tài khoản tiếp nhận tiền trong nước:

a) Tại Sở Giao dịch Kho bạc Nhà nước:

- Tên tài khoản: Quỹ vaccine phòng COVID-19

- Số hiệu tài khoản: 3761.0.9098866.91999 (VND); 3761.0.9098869.91999 (USD) và 3761.0.9098786.91999 (EUR)

b) Tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Hà Nội:

- Tên tài khoản: Quỹ vaccine phòng COVID-19

- Số tài khoản: 21110009116868 (VND); 21110371116868 (USD) và 21110142996868 (EUR)c, Tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Sở giao dịch:- Tên tài khoản: Quỹ vaccine phòng COVID-19- Số tài khoản: 2019002019 (VND); 2019662019 (USD) và 2019882019 (EUR).

Qua tài khoản tiếp nhận tiền từ nước ngoài:a, - Account name: Fund for Vaccination Prevention of Coronavirus Disease 2019

- Account number: 21110009116868 (VND), 21110371116868 (USD) and 21110142996868 (EUR)

- Bank: Bank for Investment and Development of Vietnam JSC, Hanoi branch - 4B Le Thanh Tong Street, Phan Chu Trinh Ward, Hoan Kiem District, Hanoi City, Vietnam

- Swift code: BIDVVNVXb, - Account name: Fund for Vacination Prevention of Coronavirus Disease 2019- Account number: 2019002019 (VND); 2019662019 (USD) và 2019882019 (EUR).

- Beneficiary Bank: JSC Bank for Foreign Trade of Vietnam - Operation center Branch.

- Swift code: BFTVVNVX001.

Qua hình thức nhắn tin theo cú pháp:

Soạn: Covid NK gửi 1408. Trong đó, N là số bất kỳ trong khoảng từ 1 đến 2.000, K thể hiện đơn vị nghìn đồng. Mỗi tin nhắn được gửi đi, người nhắn đã đóng góp số tiền 1.000 đồng nhân N lần.

"Bài/Loạt bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ"

Đọc thêm

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình chủ trì Hội nghị toàn quốc về tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình chủ trì Hội nghị toàn quốc về tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp
Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 là cuộc tổng điều tra quy mô lớn, được thực hiện trên phạm vi cả nước đối với tất cả các đơn vị điều tra và quá trình điều tra sẽ ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong tất cả các công đoạn, từ công tác chuẩn bị, thu thập thông tin, xử lý số liệu và công bố kết quả nhằm nâng cao chất lượng thông tin thống kê, rút ngắn quá trình xử lý thông tin và công bố kết quả.

Thủ tướng dự hội nghị toàn quốc tổng kết năm 2024 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Sáng 18/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: "Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam".

Chế độ chính sách khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy: Bảo đảm công bằng, nhân văn, hài hòa và tương quan hợp lý

Chế độ chính sách khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy: Bảo đảm công bằng, nhân văn, hài hòa và tương quan hợp lý
(PLVN) - Chiều 17/12/2024, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” chủ trì Phiên họp lần thứ tư của Ban Chỉ đạo.

Phấn đấu đến năm 2030, 70% người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ công trực tuyến

Người dân thao tác sử dụng dịch vụ công trực tuyến. (Ảnh minh họa: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao chất lượng về cung cấp và sử dụng hiệu quả dịch vụ công trực tuyến đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đặt ra các mục tiêu cụ thể đến năm 2030, trong đó mục tiêu quan trọng nhất là 70% người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ công trực tuyến.

Giảm 5 bộ và 5 cơ quan trực thuộc Chính phủ, cơ bản bỏ tổng cục và tương đương

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà. Ảnh tư liệu: Dương Giang/TTXVN
Liên quan đến sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ, sáng 17/12, trao đổi với phóng viên TTXVN, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, theo phương án hợp nhất, sáp nhập một số bộ, cơ quan, dự kiến bộ máy Chính phủ còn 13 bộ, 4 cơ quan ngang bộ, giảm 5 bộ và 5 cơ quan trực thuộc Chính phủ; giảm 12/13 tổng cục và tổ chức tương đương tổng cục thuộc bộ, cơ quan ngang bộ.

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương
Chiều 16/12, tại Hà Nội, Quân ủy Trung ương đã tổ chức Hội nghị lần thứ mười hai, nhiệm kỳ 2020 - 2025, nhằm kiểm điểm, đánh giá kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng năm 2024 và quyết nghị những chủ trương, giải pháp lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2025.

Quân đội nhân dân Việt Nam sẽ tiếp tục lập nên những chiến công xuất sắc

Chủ tịch nước Lương Cường phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo. (Ảnh trong bài: Tuấn Huy)
(PLVN) - Cuối tuần qua, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng đã chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Công an và tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia với chủ đề “Quân đội nhân dân Việt Nam - Truyền thống hào hùng, sự nghiệp vẻ vang, lực lượng nòng cốt xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh”.