Chiến lược phát triển năng lượng Quốc gia giai đoạn mới: Phát triển hài hòa, đạt trình độ tiên tiến của khu vực ASEAN

Khu vực miền Trung có lợi thế sản xuất điện gió và điện mặt trời. (Ảnh minh họa)
Khu vực miền Trung có lợi thế sản xuất điện gió và điện mặt trời. (Ảnh minh họa)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Bộ Công Thương vừa hoàn thành việc lập Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Chiến lược) trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.

Sự cần thiết xây dựng Chiến lược

Theo Bộ Công Thương, trong giai đoạn 2007 - 2020, ngành năng lượng đã đạt được nhiều thành tựu, đã tích cực phát huy và thực hiện hiệu quả vai trò là đầu tàu kinh tế của đất nước. Nguồn lực lớn cho đầu tư phát triển ngành năng lượng được huy động với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, nòng cốt là các doanh nghiệp Nhà nước.

Theo đó, tổng tiêu thụ năng lượng cuối trong giai đoạn 2010 - 2020 tốc độ tăng bình quân 5,2%/năm, từ 39,8 triệu tấn dầu quy đổi (TOE) vào năm 2010 lên 66,0 triệu TOE vào năm 2020. Giai đoạn 2016 - 2020 có tốc độ tăng tổng tiêu thụ năng lượng cuối cùng cao hơn giai đoạn 2010 - 2015 với tốc độ tăng bình quân hàng năm 6,8%. Trong đó, điện có mức tăng 8,9%/năm, than có tốc độ tăng rất cao trong giai đoạn 2016 - 2020 với mức tăng bình quân 20,8%/năm, khí tự nhiên 5,1%/năm và xăng dầu có mức tăng bình quân 1,7%/năm (do tác động của dịch COVID-19, nhu cầu xăng dầu vào năm 2020 giảm so với năm 2019).

Theo đánh giá của Bộ Công Thương, sau 10 năm, ngành năng lượng nước ta đã có bước phát triển mạnh, tương đối đồng bộ trong tất cả các phân ngành, lĩnh vực và phù hợp với các định hướng đề ra. Tuy nhiên, ngành năng lượng vẫn còn nhiều tồn tại và đang phải đối diện với nhiều thách thức.

Đứng trước yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới, cần có những đổi mới về tư duy và cách tiếp cận trong phát triển năng lượng quốc gia, sớm ban hành một số chủ trương, định hướng chính sách mới làm cơ sở cho xây dựng các chiến lược, quy hoạch phát triển năng lượng quốc gia giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Trước những vấn đề ngành năng lượng đang gặp phải, ngày 11/02/2020, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 55-NQ/TW về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết số 55-NQ/TW). Theo đó, quan điểm xuyên suốt của Nghị quyết số 55-NQ/TW là ưu tiên phát triển năng lượng nhanh và bền vững, đi trước một bước, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm quốc phòng, an ninh, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ môi trường.

Trong bối cảnh tình hình trong nước đã xác định hướng đi ưu tiên cho phát triển năng lượng theo chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Nghị quyết số 55-NQ/TW, trên diễn đàn thế giới, Việt Nam cũng đã thể hiện quyết tâm mạnh mẽ trong việc nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu, song song với phát triển kinh tế, đồng thời đóng góp có trách nhiệm cùng với cộng đồng quốc tế. Tại Hội nghị các Bên tham gia Công ước Khung của Liên Hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP26), Việt Nam cũng đã tuyên bố sẽ triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính mạnh mẽ để đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.

Trên cơ sở Nghị quyết số 55-NQ/TW và trong bối cảnh thực hiện Cam kết của Việt Nam tại COP26 về phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050, để ngành năng lượng Việt Nam phát triển bền vững phù hợp với xu hướng chuyển dịch năng lượng trên toàn thế giới, việc xây dựng và hoàn thiện chiến lược phát triển năng lượng được kỳ vọng sẽ tiếp tục góp phần hoạch định hướng phát triển toàn diện ngành năng lượng quốc gia và kết nối việc phát triển năng lượng với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội - môi trường của Việt Nam.

Phấn đấu vào top 4 dẫn đầu ASEAN về cung cấp điện năng

Theo Bộ Công Thương, một trong những mục tiêu quan trọng của Chiến lược giai đoạn tới là phải bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia; cung cấp đầy đủ năng lượng ổn định, có chất lượng cao với giá cả hợp lý cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, bảo đảm quốc phòng, an ninh, nâng cao đời sống của nhân dân, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. Tiến hành chuyển đổi năng lượng góp phần quan trọng đáp ứng mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.

Ngành năng lượng phát triển hài hoà giữa các phân ngành với hạ tầng đồng bộ và thông minh, đạt trình độ tiên tiến của khu vực ASEAN. Xây dựng thị trường năng lượng cạnh tranh, minh bạch, hiệu quả, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên năng lượng trong nước kết hợp với xuất, nhập khẩu năng lượng hợp lý; triệt để thực hành tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng. Chủ động sản xuất được một số thiết bị chính trong các phân ngành năng lượng; nâng cấp, xây dựng lưới điện truyền tải, phân phối điện tiên tiến, hiện đại.

Trong bối cảnh thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26 về phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050, các mục tiêu chính của Chiến lược phát triển năng lượng được đề xuất để phù hợp và đạt hơn so với với Nghị quyết số 55-NQ/TW như sau:

Đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng trong nước, phục vụ cho các mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, trong đó năng lượng sơ cấp đến năm 2030 đạt khoảng 155 - 195 triệu tấn dầu quy đổi (TOE), đến năm 2045 đạt khoảng 260 - 350 triệu TOE; Tỷ trọng năng lượng tái tạo trong tổng năng lượng sơ cấp 20 - 25% năm 2030 và 60 - 65% năm 2045; Tổng tiêu thụ năng lượng cuối cùng đến năm 2030 đạt mức 105 - 115 triệu TOE, năm 2045 đạt mức 140 - 190 triệu TOE. Cường độ năng lượng sơ cấp năm 2030 đạt từ 400 - 460kgOE/1.000 USD GDP, năm 2045 từ 330 -410kgOE/1.000USD GDP.

Đồng thời xây dựng hệ thống điện thông minh, hiệu quả, có khả năng kết nối an toàn với lưới điện khu vực; bảo đảm cung cấp điện an toàn, đáp ứng tiêu chí N-1 đối với vùng phụ tải quan trọng và N-2 đối với vùng phụ tải đặc biệt quan trọng.

Một mục tiêu khác theo Bộ Công Thương là đến năm 2030, độ tin cậy cung cấp điện năng thuộc tốp 4 nước dẫn đầu ASEAN, chỉ số tiếp cận điện năng thuộc tốp 3 nước dẫn đầu ASEAN. Các cơ sở lọc dầu đáp ứng tối thiểu 70% nhu cầu xăng dầu cả nước; bảo đảm mức dự trữ chiến lược xăng dầu đạt tối thiểu 90 ngày nhập ròng sau năm 2030. Đủ năng lực nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) khoảng 8 - 15 tỷ m3 vào năm 2030 và khoảng 20 tỷ m3 vào năm 2045.

Cùng với đó, tỉ lệ tiết kiệm năng lượng trên tổng tiêu thụ năng lượng cuối cùng so với kịch bản phát triển bình thường đạt khoảng 7 - 9% vào năm 2030 và khoảng 14 - 20% vào năm 2045; Giảm phát thải khí nhà kính từ hoạt động năng lượng so với kịch bản phát triển bình thường ở mức 20% vào năm 2030, lên mức 70% vào năm 2045.

Đẩy mạnh công tác tìm kiếm, thăm dò

Về định hướng phát triển các phân ngành năng lượng, đáng chú ý, theo Bộ Công Thương, giai đoạn tới sẽ tập trung đẩy mạnh công tác tìm kiếm, thăm dò tại các khu vực nước nông, truyền thống: các bể Cửu Long, Nam Côn Sơn, Mã Lai - Thổ Chu, Sông Hồng, đặc biệt 03 khu vực: bể Cửu Long, Mã Lai - Thổ Chu, Nam bể Sông Hồng và Trung tâm bể Nam Côn Sơn; song song với công tác tận thăm dò, thăm dò mở rộng đối tượng truyền thống nhằm bổ sung trữ lượng và đưa vào phát triển khai thác sử dụng hệ thống hạ tầng cơ sở có sẵn, dần chuyển hướng nghiên cứu, thăm dò các đối tượng tìm kiếm thăm dò mới để bổ sung trữ lượng phục vụ khai thác lâu dài.

Tiếp tục mở rộng thăm dò tại khu vực nước sâu, xa bờ như khu vực bể Phú Khánh, bể Tư Chính - Vũng Mây,… Tiếp tục đo đạc khảo sát, thu thập các số liệu địa chấn - địa vật lý trong nước để nghiên cứu đặc điểm cấu trúc địa chất và đánh giá tiềm năng dầu khí khu vực bể Trường Sa - Hoàng Sa khi điều kiện thuận lợi. Phát triển và đưa các mỏ đã có phát hiện dầu khí của các giai đoạn trước vào khai thác hợp lý và có hiệu quả để sử dụng tài nguyên dầu khí trong nước lâu dài. Xây dựng phương án hợp tác phù hợp với pháp luật quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển 1982.

Tiếp tục triển khai công tác phát triển, đưa vào khai thác cùng với việc triển khai công tác tận thăm dò các dự án khí Lô B, mỏ khí Cá Voi Xanh, các mỏ thuộc dự án khí Tây Nam và mỏ Báo Vàng, Báo Trắng. Tập trung nguồn lực đẩy nhanh tiến độ hai dự án khí lớn: dự án Lô B&48/95 và 52/97 và dự án Cá Voi Xanh.

Duy trì vận hành an toàn, ổn định, hiệu quả các nhà máy: Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Nhà máy đạm Cà Mau, Nhà máy đạm Phú Mỹ, các nhà máy chế biến condensate, Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn và các nhà máy khác; đa dạng hóa sản phẩm của các nhà máy; Tập trung duy trì sự ổn định trong sản xuất, cung ứng xăng dầu, phân bón và các nguyên, nhiên liệu khác nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao tính cạnh tranh, đổi mới và phát triển; Nghiên cứu, đề xuất và triển khai công tác đầu tư xây dựng các dự án lọc hóa dầu mới gắn với các trung tâm chế biến dầu khí tại các khu vực tiềm năng (Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ).

Về phân ngành công nghiệp than, một trong những định hướng lớn là tập trung phát triển, duy trì các mỏ hầm lò sản lượng lớn theo tiêu chí “Mỏ xanh, Mỏ hiện đại, Mỏ sản lượng cao, Mỏ an toàn”. Phát triển các mỏ khai thác lộ thiên theo hướng nâng cao hệ số bóc giới hạn, phù hợp với điều kiện kỹ thuật - kinh tế và quy hoạch liên quan; thực hiện công tác đổ thải đất đá theo hướng sử dụng tối đa bãi thải trong. Đầu tư một số đề tài/đề án/dự án nghiên cứu khai thác thử nghiệm tại bể than Sông Hồng để lựa chọn công nghệ khai thác hợp lý.

Cùng với đó, đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác chế biến than nhằm đa dạng hóa sản phẩm từ than đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường và cam kết của Việt Nam tại COP26.

Về phân ngành điện, một mục tiêu đáng chú ý là phát triển nhanh và bền vững các nguồn phát điện với cơ cấu và phân bố hợp lý, bảo đảm an toàn, tin cậy, ổn định theo hướng đa dạng hoá, chú trọng nâng cao hệ số công suất khả dụng và có dự phòng công suất phù hợp; đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường sinh thái; Tiếp tục phát triển nguồn thủy điện có chọn lọc, liên kết đồng bộ với kết cấu hạ tầng thủy lợi để điều tiết, chủ động nguồn nước tại chỗ đáp ứng nhu cầu nước phục vụ đời sống dân sinh, sản xuất, phòng, chống ngập úng, hạn hán, thiếu nước, bảo đảm an ninh nguồn nước, đặc biệt là các khu vực khó khăn, vùng sâu, vùng xa thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai.

Phát triển công suất nguồn điện cân đối, hài hòa trên từng vùng, hướng tới đảm bảo cân bằng cung - cầu nội vùng; nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, giảm tổn thất truyền tải và khai thác hiệu quả các nguồn điện. Phát triển đồng bộ, hợp lý và đa đạng hóa các loại hình nguồn điện. Tiếp tục đẩy mạnh phát triển các nguồn năng lượng tái tạo (đặc biệt là điện gió ngoài khơi), năng lượng mới và điện khí trong nước nhằm khai thác hiệu quả nguồn năng lượng quốc gia. Nâng cao tỷ trọng nguồn năng lượng tái tạo so với các mục tiêu đặt ra trong các chính sách hiện hành.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Quyết liệt thực hiện các dự án nguồn điện

Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng được yêu cầu hoàn thành sớm hơn dự kiến 6 tháng. (Ảnh: EVN)
(PLVN) - Theo báo cáo mới nhất, hiện hầu như tất cả các dự án trong Quy hoạch điện VIII đều đang bị chậm tiến độ, do đó, Bộ Công Thương đã có những động thái dứt khoát với những dự án này.

Loạt đơn từ nhiệm của các lãnh đạo ngân hàng ngay đầu năm mới

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) là một trong những ngân hàng có biến động về nhân sự cấp cao (Ảnh minh hoạ).
(PLVN) -  Những ngày đầu năm 2025, thị trường tài chính chứng kiến loạt biến động khi nhiều lãnh đạo cấp cao tại các ngân hàng lớn đồng loạt từ nhiệm. Từ Phó tổng giám đốc đến Kế toán trưởng, các lý do đưa ra là "theo nguyện vọng cá nhân" hoặc để chuyển sang đảm nhận vị trí mới.

Tổng cục Hải quan: Đồng lòng, chung sức hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát

20 căn nhà trị giá 1,8 tỷ đồng đã được trao cho các hộ nghèo, cận nghèo huyện Tân Biên. (Ảnh: T.D)
(PLVN) - Vừa qua, Tổng cục Hải quan phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Tây Ninh tổ chức Lễ bàn giao nhà đại đoàn kết cho 20 hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn Trung ương và hộ nghèo theo chuẩn nghèo tỉnh trên địa bàn huyện Tân Biên năm 2024, góp phần cùng địa phương xóa nhà tạm, nhà dột nát.

GDP năm 2024 ước tăng 7,09%

Bà Nguyễn Thị Hương - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê thông tin về số liệu thống kê kinh tế xã hội năm 2024
(PLVN) - Theo công bố, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV/2024 ước tính tăng 7,55% so với cùng kỳ năm trước. GDP cả năm duy trì xu hướng quý sau cao hơn quý trước (quý I tăng 5,98%, quý II tăng 7,25%, quý III tăng 7,43%).

Nỗ lực vượt khó, NHCSXH đạt nhiều thành tựu nổi bật trong năm 2024

Nguồn vốn chính sách đã và đang hỗ trợ hộ nghèo phát triển kinh tế bền vững.
(PLVN) -  Năm 2024, thiên tai, bão lũ và biến đổi khí hậu gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống kinh tế - xã hội của nhiều tỉnh, thành; các hộ nghèo và nhóm yếu thế chịu thiệt hại nặng nề cả về vật chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, cùng sự hỗ trợ tích cực từ các bộ, ngành và chính quyền địa phương, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị được giao, khẳng định vai trò nòng cốt trong việc hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới.

Làm gì để hỗ trợ lao động trước “làn sóng” AI?

AI đã giúp tự động hóa nhiều quy trình, giảm thiểu sai sót và tăng hiệu suất lao động nhưng cũng khiến nhiều công việc truyền thống biến mất. (Ảnh: CP)
(PLVN) - Trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0, trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang thay đổi cách con người làm việc. Bên cạnh cơ hội, AI đặt ra những thách thức không nhỏ đối với người lao động, đặc biệt là nhóm lao động thủ công và những người ít có khả năng thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ. Để đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau, điều cần làm là triển khai các phương án hỗ trợ người lao động ngay từ bây giờ.

Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai thăm, làm việc với Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai

Quang cảnh buổi làm việc
(PLVN) - Nhằm nắm bắt tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng từ doanh nghiệp, chiều ngày 03/01, tại TP Pleiku, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung đến thăm và làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL). Chủ tịch HĐQT HAGL Đoàn Nguyên Đức và Tổng Giám đốc Nguyễn Xuân Thắng đã tiếp Đoàn.

Chuẩn bị nguồn nhân lực cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội nghị phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ phục vụ chương trình điện hạt nhân. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Đào tạo nguồn nhân lực cho điện hạt nhân cần có sự chuẩn bị hàng chục năm, hoặc hơn trước khi đưa nhà máy điện hạt nhân được đưa vào vận hành. Do đó, việc chuẩn bị nguồn nhân lực cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận đang được các đơn vị liên quan khẩn trương thực hiện.

Doanh nghiệp cần lưu ý những chính sách mới của Singapore

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Thương vụ Việt Nam tại Singapore, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam cần đặc biệt lưu ý các chính sách mới của Singapore, bao gồm quy định về sản phẩm thịt, trứng chế biến và mức phí cấp phép nhập khẩu, nhằm tránh vi phạm quy định sở tại.