Chiến dịch tiêm chủng vaccine Covid-19 ở Mỹ

Tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 ở Mỹ © NY Times.
Tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 ở Mỹ © NY Times.
(PLVN) - Đầu tháng 1 năm 2021, khi số ca nhiễm mới hàng ngày chạm đến mức 250 nghìn ca, đại dịch Covid-19 đã được coi như là một cơn ác mộng tưởng chừng không thể vượt qua đối với nước Mỹ. Tuy vậy, hai tháng sau, mỗi ngày, nước Mỹ chỉ ghi nhận thêm khoảng 65 nghìn trường hợp nhiễm virus Covid-19. 

Mặc dù số lượng bệnh nhân mắc mới vẫn còn rất cao nhưng đỉnh điểm của cơn ác mộng Covid-19 có lẽ đã đi qua với xứ sở cờ hoa. Nhiều nhà phân tích nhận định rằng, sự sụt giảm đáng kể của số ca lây nhiễm tại Mỹ là kết quả của chiến dịch tiêm vaccine lớn nhất trong lịch sử của quốc gia này. 

Chiến dịch tiêm vaccine

Là nền kinh tế lớn nhất và cũng là nơi đặt trụ sở của những tập đoàn dược phẩm với năng lực nghiên cứu và sản xuất tốt nhất thế giới, không bất ngờ khi nước Mỹ là một trong những quốc gia đầu tiên thực hiện việc tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 trên diện rộng cho người dân của mình.

Ngay từ ngày 4 tháng 1, chỉ một thời gian ngắn sau khi vaccine của hãng Pfizer-BioNTech được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ cấp phép, những liều vaccine đầu tiên đã được tiêm cho những nhân viên y tế ở tuyến đầu. Tính đến thời điểm hiện tại, có ba loại vaccine đã được cấp phép sử dụng ở Mỹ, bao gồm vaccine của Pfizer-BioNTech, Moderna và mới nhất là Johnson & Johnson.

Trong số này, hiện vaccine của Pfizer-BioNTech và Moderna đang được sử dụng chính, chính quyền liên bang Mỹ nắm vai trò kiểm soát và phân phối số lượng vaccine có được đến các tiểu bang. Cho đến đầu tháng 3, 80,5 triệu liều vaccine đã được tiêm ở Mỹ. Trung bình, một ngày có hơn 2 triệu liều vaccine được sử dụng. Tuy vậy, mới chỉ có 8,1% dân số Mỹ được tiêm đủ hai mũi vaccine. Số lượng người được tiêm ít nhất một mũi cũng vẫn đang dừng ở mức 15,9% dân số. Theo tính toán, với tốc độ này, sẽ cần khoảng 6 tháng để tiêm đủ hai mũi vaccine cho 75% dân số Mỹ. 

Tốc độ sản xuất và tiêm chủng vẫn đang được đẩy nhanh. Trong một phát biểu gần đây, Tổng thống Joe Biden đã cam kết sẽ có đủ vaccine cho toàn bộ người trưởng thành ở Mỹ vào cuối tháng 5, thay vì cuối tháng 7 như một trong tuyên bố trước đó. Tổng thống Biden cũng đặt mục tiêu sẽ tiêm vaccine cho tất cả giáo viên trong tháng này nhằm đưa trường học trở lại hoạt động bình thường.

Cuối cùng, như để chứng minh cho nỗ lực của mình, Nhà Trắng đã làm trung gian cho một thỏa thuận lịch sử giữa hai gã khổng lồ dược phẩm vốn là kỳ phùng địch thủ của nhau: Merck & Co và Johnson & Johnson. Theo thỏa thuận đó, Tập đoàn Merck & Co đã đồng ý sản xuất vaccine của đối thủ Johnson & Johnson, qua đó đẩy nhanh tốc độ sản xuất và tăng số lượng vaccine cung cấp được cho Chính phủ Mỹ. Do vaccine của Johnson & Johnson chỉ cần phải tiêm một mũi duy nhất, sử dụng loại vaccine này có thể giúp đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng ở Mỹ. 

Vaccine mới được cấp phép của Johnson & Johnson ©CNBC.
 Vaccine mới được cấp phép của Johnson & Johnson ©CNBC.

Và những vấn đề có thể ảnh hưởng đến tiêm chủng ở Mỹ

Vấn đề đầu tiên có thể làm chậm tiến độ tiêm chủng vaccine ở Mỹ là sự thiếu hụt trong nguồn cung vaccine. Mặc dù các hãng dược đang vận hành hết công suất, nước Mỹ vẫn cần một khoảng thời gian nữa để có thể sản xuất đủ vaccine cho hơn 330 triệu người. Hơn nữa, sự chậm trễ trong quá trình cấp phép cũng nhưng khó khăn trong việc tìm nhà máy sản xuất đang làm chậm tiến độ của vaccine Johnson & Johnson. Johnson & Johnson chỉ có thể giao cho chính phủ 4 triệu liều vaccine trong đợt 1, ít hơn một nửa so với kế hoạch 10 triệu liều ban đầu. Chính phủ Mỹ đang kỳ vọng thỏa thuận với Merck & Co sẽ giải quyết được vấn đề kể trên và sản lượng vaccine của Johnson & Johnson có thể được đảm bảo trong tương lai gần.

Một trở ngại nữa với chiến dịch tiêm chủng của Mỹ là quá trình phân phối và lưu trữ vaccine. Một số loại vaccine cần phải được bảo quản trong điều kiện nhiệt độ siêu lạnh. Chính vì vậy, cơ sở vật chất của một số bang chưa thể đảm bảo để có thể chứa được một lượng lớn vaccine. Trong nhiều trường hợp, vaccine thậm chí còn được phân phối thừa đến các tiểu bang. Vì thế, các bác sĩ đã buộc phải sử dụng số lượng vaccine thừa này để tiêm cho những đối tượng không phải ưu tiên. Tệ hơn, nhiều khi vaccine đã bị buộc phải thải loại do không được lưu trữ trong điều kiện thích hợp.

Cuối cùng, sự ngờ vực với vaccine của một bộ phận người dân cũng là một cản trở nhất định với chiến dịch tiêm chủng của Mỹ. Trong một cuộc khảo sát vào cuối tháng 1 của Kaiser Family Foundation, 20% số người được hỏi cho biết họ sẽ không tiêm vaccine nếu như đó là một việc làm không phạm pháp. 31% khác cũng cho biết là họ sẽ đợi để chắc chắn rằng vaccine mới được tiêm có đủ độ an toàn và hiệu quả. Tuy sự sụt giảm về số lượng ca mắc mới hàng ngày đang dần chứng minh được hiệu quả của vaccine tại Mỹ, chính quyền của Tổng thống Joe Biden vẫn còn nhiều việc phải làm để thuyết phục nhóm người kể trên đồng ý tiêm vaccine. Theo ước tính, để đạt được miễn dịch cộng đồng, nước Mỹ cần phải tiêm vaccine cho khoảng từ 70% đến 90% dân số của mình. 

Đọc thêm

2 sự kiện quốc tế đáng chú ý tuần này

2 sự kiện quốc tế đáng chú ý tuần này
(PLVN) - Tuần này, thế giới hướng tới hai ngày lễ quan quan trọng của Liên Hợp Quốc: Ngày Di dân Quốc tế (18/12) tôn vinh những đóng góp của người di cư và Ngày Quốc tế Đoàn kết Nhân loại (20/12) ) kêu gọi sự thống nhất và chia sẻ để xóa đói giảm nghèo.

Nhiều vụ việc đáng tiếc trên thế giới tuần qua

Nhiều vụ việc đáng tiếc trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Thế giới trải qua một tuần đầy biến động với hàng loạt vụ việc thương tâm: Nữ sinh Nhật Bản bị đâm chết tại nhà hàng, nhà sáng lập Mango tử nạn, xả súng kinh hoàng tại Pháp, cháy bệnh viện ở Ấn Độ…

Hành trình “dọn rác” mạng xã hội: Kinh nghiệm từ các quốc gia

Các đạo luật mới ra đời nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu các hành vi tiêu cực của người dùng trên mạng xã hội. (Nguồn: safegate.vn)
(PLVN) - Trong kỷ nguyên kỹ thuật số, mạng xã hội không chỉ là nơi kết nối mà còn trở thành trung tâm phát tán thông tin. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích to lớn, không gian này cũng trở thành “bãi rác” khổng lồ với những nội dung độc hại, tin giả và lời nói căm thù. Việc kiểm soát và “dọn rác” mạng xã hội đã trở thành thách thức không nhỏ đối với nhiều quốc gia trên thế giới.

Pháp có Thủ tướng mới

Tân Thủ tướng Pháp Francois Bayrou. Ảnh: REUTERS/TTXVN
(PLVN) - Ông Francois Bayrou, nhà lãnh đạo Phong trào Dân chủ (MoDem), là thủ tướng thứ ba được bổ nhiệm trong chính quyền của Tổng thống Emmanuel Macron.

Bangkok trở thành thành phố du lịch hàng đầu thế giới năm 2024

Bangkok trở thành thành phố du lịch hàng đầu thế giới năm 2024
(PLVN) - Thủ đô Bangkok của Thái Lan đã được Euromonitor International vinh danh là thành phố du lịch hàng đầu thế giới năm 2024, nhờ vào kỷ lục đón 32,4 triệu lượt khách quốc tế. Con số này vượt xa thành phố đứng thứ hai là Istanbul, nơi đón 23 triệu lượt khách nước ngoài.