“Chia lửa”, cứu người ở Nam Sudan

Ca phẫu thuật mổ bắt con từ người mẹ bị gù vẹo cột sống.
Ca phẫu thuật mổ bắt con từ người mẹ bị gù vẹo cột sống.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Khi biến chủng Omicron làm bùng phát dịch trở lại ở khu vực Bentiu, Nam Sudan, kíp phẫu thuật của Bệnh viện MSF bị nhiễm COVID-19 phải cách ly và điều trị, Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 3 Việt Nam đã tiến hành ca mổ bắt con thành công cho một phụ nữ trẻ mang thai bị gù vẹo cột sống nặng. Các y, bác sĩ của bệnh viện đã nhiều lần “chia lửa”, cứu người ở Nam Sudan.

Cứu sống 2 mẹ con sản phụ

Trưa 3/1/2022, Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 3 (BVDC 2.3) Việt Nam tại Nam Sudan được giao một nhiệm vụ đặc biệt: Hỗ trợ Bệnh viện Bác sĩ Không biên giới (MSF) thực hiện thành công ca mổ lấy thai cấp cứu một ca suy thai tiên lượng xấu.

Ngay khi nhận được yêu cầu từ Bệnh viện MSF, Ban Giám đốc Bệnh viện đã giao nhiệm vụ cho Khoa Ngoại cử 1 kíp phẫu thuật khẩn cấp sang bệnh viện bạn hội chẩn gồm: Thiếu tá, bác sĩ Nguyễn Thành Nam, Trưởng khoa Ngoại; Thượng úy, bác sĩ sản khoa Tống Vân Anh - phẫu thuật viên chính; Đại uý, bác sĩ Nguyễn Văn Tú; Đại úy, bác sĩ Ngô Quốc Hoàn cùng với ê kíp gây mê và phụ dụng cụ.

Ngay sau khi thăm khám bệnh nhân, bác sĩ Tống Vân Anh xác định đây là 1 ca khó, có chỉ định mổ bắt con cấp cứu do suy thai có thể gây mất tim thai. Bệnh nhân nữ 22 tuổi người Nam Sudan mang thai lần 2, thai 35 tuần có dấu hiệu vỡ ối chuyển dạ kéo dài, tuy nhiên đầu bé không lọt gây suy thai.

Bà mẹ bị gù vẹo cột sống nặng nề do di chứng lao cột sống gây khó khăn trong khi mổ cũng như không thể vô cảm bằng phương pháp gây tê tủy sống mà phải gây mê nội khí quản với hệ thống máy thở thô sơ, kíp gây mê phải liên tục bóp bóng bằng tay trong suốt quá trình phẫu thuật gần 2 giờ.

Bé trai 4kg được mổ bắt ra nhưng bé không khóc, trương lực cơ yếu, phải bóp bóng trợ thở. Tiến hành hồi sức sơ sinh tích cực khoảng 15 phút thì bé khóc được, trương lực cơ tốt. Tiếng khóc đầu tiên của em bé làm vỡ òa niềm vui của mọi người trong phòng mổ.

Ca mổ thành công một phần nhờ sự phối hợp nhiệt tình của đồng nghiệp Bệnh viện MSF trong điều kiện thuốc men, trang thiết bị, dụng cụ trong phòng mổ không đầy đủ.

Nữ bác sĩ trẻ Vân Anh chia sẻ: “Tôi thấy rất hồi hộp bởi đây là ca mổ sản đầu tiên mà tôi đứng ở vị trí phẫu thuật viên chính ở Nam Sudan trong điều kiện dã chiến. Hình ảnh bệnh nhân mới 22 tuổi mà thấp bé, gù vẹo biến dạng cột sống rất đáng thương là động lực để tôi cùng kíp mổ hạ quyết tâm cứu lấy đứa bé”.

Em bé sinh ra khỏe mạnh.

Em bé sinh ra khỏe mạnh.

BVDC 2.3 Việt Nam được các cơ quan chức năng của phái bộ giao nhiệm vụ luôn sẵn sàng hỗ trợ phẫu thuật cấp cứu cho Bệnh viện MSF, nơi có trách nhiệm khám chữa bệnh cho trên 100.000 người dân ở khu tị nạn Bentiu nên thường xuyên trong tình trạng quá tải. Cũng như nhiều nơi khác trên thế giới, biến chủng Omicron làm bùng phát dịch trở lại ở khu vực Bentiu, khiến nhiều nhân viên y tế bị nhiễm phải được cách ly và điều trị, trong đó có kíp phẫu thuật của Bệnh viện MSF.

Bác sĩ Nguyễn Thành Nam cho biết, mặc dù bệnh viện đang trong thời gian thiếu hụt nhân lực do 25% quân số đang về nước nghỉ phép, ngoài nhiệm vụ chuyên môn thông thường còn có vai trò chính trong sàng lọc và điều trị các ca COVID-19 trong phân khu Bentiu, nhưng khi được giao nhiệm vụ đột xuất hỗ trợ Bệnh viện MSF, bệnh viện đã nhanh chóng bố trí nhân sự để thực hiện nhiệm vụ.

Sau khi thực hiện ca mổ lấy thai thành công, Trưởng Y tế phái bộ (CMO) đã gửi thư đánh giá cao, ghi nhận sự đóng góp của đội ngũ y, bác sĩ Bệnh viện dã chiến Việt Nam và đề nghị bệnh viện tiếp tục tham gia hỗ trợ Bệnh viện MSF trong những ca phẫu thuật tiếp theo khi được đề nghị, góp phần thực hiện tốt sứ mệnh gìn giữ hòa bình của Liên Hợp quốc tại Nam Sudan.

Dấu ấn đầu tiên tại Cộng hòa Nam Sudan

Ngày 1/10/2018, Việt Nam lần đầu tiên cử Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 1 lên đường thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên Hợp quốc tại Bentiu, Nam Sudan. 63 thành viên Bệnh viện dã chiến 2.2 (BVDC 2.2) Việt Nam xuất quân lên đường làm nhiệm vụ tại địa bàn Bentiu, thay thế BVDC 2.1 trong Phái bộ gìn giữ hòa bình Liên Hợp quốc tại Nam Sudan ngày 13/11/2019.

Đội AMET luôn theo dõi tình trạng sức khỏe bệnh nhân trong suốt quá trình vận chuyển lên Thủ đô Juba.

Đội AMET luôn theo dõi tình trạng sức khỏe bệnh nhân trong suốt quá trình vận chuyển lên Thủ đô Juba.

Trong nhiệm kỳ công tác (kéo dài thêm 5 tháng do COVID-19), BVDC 2.2 đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cấp cứu điều trị và chăm sóc cho gần 2.000 bệnh nhân là nhân viên Liên Hợp quốc và người dân địa phương; phẫu thuật 28 ca và vận chuyển cấp cứu đường không lên tuyến trên cho 11 ca đảm bảo an toàn tuyệt đối, trong đó có nhiều trường hợp bệnh nặng và phức tạp.

Bệnh viện số 3 sang thay thế cho Bệnh viện số 2 vào tháng 4/2021. Sau khi tiếp nhận nhiệm vụ từ BVDC 2.2, tháng 5/2021, BVDC 2.3 tại Cộng hòa Nam Sudan đã thực hiện thành công nhiệm vụ khó khăn đầu tiên.

Đội vận chuyển cấp cứu đường không (AMET) của BVDC 2.3 đã vận chuyển thành công 1 bệnh nhân theo dõi đột quỵ não tuần hoàn. Đó là bệnh nhân nam, 39 tuổi của đơn vị Ghana. Đây là 1 ca khó chẩn đoán với triệu chứng đau đầu dữ dội kèm theo nôn ói, chóng mặt, đi lại khó khăn. Bệnh nhân đã được xử lý hạ áp tại Bệnh viện cấp 1 Ghana nhưng sau 24 giờ có triệu chứng nặng hơn nên được chuyển lên BVDC cấp 2 Việt Nam.

Ngay sau khi tiếp nhận bệnh nhân, kíp trực gồm: Thiếu tá, bác sĩ Nguyễn Tiến Duy; Đại úy, bác sĩ Đặng Long Triêu và Đại uý, điều dưỡng Đặng Văn Giáp đã khẩn trương triển khai các công việc cấp cứu bệnh nhân. Theo y lệnh của bác sĩ, các xét nghiệm máu, nước tiểu, siêu âm bụng, siêu âm tim, X-quang tim phổi, điện tim được tiến hành ngay sau đó.

Trước ca bệnh có những dấu hiệu phức tạp, BVDC 2.3 đã xin ‎ý kiến Giám đốc Y khoa vùng cho phép chuyển bệnh nhân khẩn cấp lên bệnh viện tuyến trên (cấp 2 cộng) của Ấn Độ ở Thủ đô Juba bằng chuyến bay đặc biệt trên chiếc trực thăng Mi-8.

Ngay sau khi được sự đồng ý của cơ quan quản lý y tế phái bộ và nhận lệnh thực hiện nhiệm vụ khẩn cấp, tổ AMET gồm Thượng úy Đinh Văn Hồng cùng Trung úy QNCN Hà Minh Tuấn, Thượng úy QNCN Nguyễn Mạnh Hiệp đã triển khai nhanh quy trình chuẩn vận chuyển cấp cứu đường không MEDEVAC, chuyển bệnh nhân ra sân bay dã chiến Helipad. Sau hơn 2 giờ bay, bệnh nhân đã được chuyển an toàn đến bệnh viện Ấn Độ ở Thủ đô Juba.

Bệnh viện cấp 2 cộng Ấn Độ cho biết sau khi chụp CT scan cho thấy bệnh nhân bị đột quỵ nhồi máu não bán cầu tiểu não 2 bên (phù hợp với chẩn đoán đột quỵ não tuần hoàn sau của BVDC 2.3) và bệnh nhân này sẽ được chuyển lên tuyến cao hơn ở bên ngoài lãnh thổ Nam Sudan. BVDC 2.3 đã chẩn đoán, xử lý, chuyển chính xác và kịp thời, dựa vào khám lâm sàng là chủ yếu dù không đủ phương tiện cận lâm sàng như CT scan.

Trung tá Trịnh Mỹ Hòa, Giám đốc BVDC 2.3 cho biết, thành công của ca cấp cứu và vận chuyển đường không bằng chuyến bay đặc biệt là nhờ sự phối hợp tốt trong chuyên môn, các nhân viên y tế hỗ trợ nhau tích cực, đội AMET được huấn luyện bài bản và công tác chuẩn bị sẵn sàng cho mọi tình huống được thực hiện tốt…

Tin cùng chuyên mục

Đã có hơn 100 trường hợp mắc bệnh X thiệt mạng ở Congo được ghi nhận. (Ảnh: Africa CDC)

Dịch bệnh bí ẩn bùng phát ở Congo, nhiều quốc gia lo ngại nguy cơ lây lan

(PLVN) - Cộng hòa Dân chủ Congo đang phải đối mặt với một dịch bệnh bí ẩn, được gọi là bệnh X. Tính đến ngày 11/12, có 416 ca bệnh được báo cáo, trong đó có hơn 100 ca tử vong. Có hơn 50% số ca tử vong là trẻ em, đặc biệt là trẻ suy dinh dưỡng. Căn bệnh này bùng phát từ khu vực y tế Panzi, tỉnh Kwango, vào cuối tháng 10/2024 và đang trở thành tâm điểm chú ý trên toàn cầu.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.