Chỉ thị của Ban Bí thư về công tác thu hồi tài sản tham nhũng (Bài 5): Thu hồi tài sản tham nhũng - không còn là việc riêng của cơ quan tố tụng

Thu hồi tài sản tham nhũng không còn là việc riêng của cơ quan tố tụng. (Trong ảnh: Hà Văn Thắm và đồng phạm hầu tòa vì liên quan đến sai phạm tại OceanBank)
Thu hồi tài sản tham nhũng không còn là việc riêng của cơ quan tố tụng. (Trong ảnh: Hà Văn Thắm và đồng phạm hầu tòa vì liên quan đến sai phạm tại OceanBank)
(PLVN) - Nguyên Phó Chánh án TANDTC, nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thúy Hiền trao đổi với Báo PLVN về Chỉ thị số 04-CT/TW.

Nguyên Phó Chánh án TANDTC, nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thúy Hiền trao đổi với Báo PLVN về Chỉ thị số 04-CT/TW - Chỉ thị đầu tiên về công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án tham nhũng, kinh tế do Ban Bí thư Trung ương ban hành đang được dư luận rất ủng hộ.

Tăng cường trách nhiệm và sự phối hợp của các cơ quan liên quan

- Chỉ thị 04 đã khẳng định, công tác thu hồi tài sản là nhiệm vụ của tất cả cơ quan, từ kiểm tra của Đảng đến thanh tra, kiểm toán, cơ quan tiến hành tố tụng, thi hành án dân sự các cấp. Bà nhận định gì về điểm mới này?

- Chỉ thị 04 đã nêu rất toàn diện từ việc phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả việc tẩu tán tài sản do phạm tội tham nhũng, kinh tế mà có, hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai, bất động sản để công khai, minh bạch các tài sản quan trọng, hoàn thiện pháp luật nói chung và pháp luật về ngân hàng, chuyển nhượng vốn góp, cổ phần, thanh toán không bằng tiền mặt nói riêng... cho đến các biện pháp thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng, kinh tế để góp phần kiểm soát tài sản chặt chẽ, chính xác hơn, tạo thuận lợi cho công tác phòng chống tham nhũng nói chung, thi hành án dân sự nói riêng. Từ đó, tôi tin tưởng rằng trong trường hợp tổ chức thực hiện tốt Chỉ thị này thì việc phòng ngừa tham nhũng, thu hồi tài sản tham nhũng chắc chắn sẽ đạt hiệu quả cao hơn.

Chỉ thị khẳng định công tác thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng, kinh tế là nhiệm vụ của tất cả các cơ quan từ kiểm tra của Đảng đến thanh tra, kiểm toán, cơ quan tiến hành tố tụng, thi hành án dân sự các cấp. Nói cách khác, ngay từ những bước đầu tiên của hoạt động kiểm tra, thanh tra, tố tụng, các cơ quan này nếu phát hiện dấu hiệu, khả năng tham nhũng, sai phạm kinh tế nghiêm trọng thì phải sớm chủ động tính tới các biện pháp đảm bảo cho việc thu hồi tài sản sau này, không để đối tượng vi phạm tẩu tán, xóa dấu vết tài sản bất minh.

Đây là nhiệm vụ chung nhằm nâng cao hơn nữa trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế. Còn nhiệm vụ cụ thể của từng cơ quan thì phải xác định căn cứ vào quy định pháp luật về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan, tránh trùng lặp, đảm bảo hiệu quả và tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan này.

Bà Nguyễn Thúy Hiền.

Bà Nguyễn Thúy Hiền.

Tiếp tục rà soát, hoàn thiện các quy định pháp luật

- Như bà vừa nói, Chỉ thị 04 yêu cầu các cơ quan chuyên môn nghiên cứu, sửa pháp luật, bổ sung thẩm quyền cho các lực lượng này. Ở giai đoạn xét xử, theo bà, chúng ta cần nghiên cứu, hoàn thiện những quy định nào để bảo đảm gắn thẩm quyền và trách nhiệm của cơ quan Tòa án trong công tác thu hồi tài sản?

- Qua công tác xét xử và hoàn thiện pháp luật, ban hành các Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán TANDTC thì tôi cho rằng cần có các giải pháp sau:

Thứ nhất là tổ chức thi hành tốt Nghị quyết số 03/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 324 Bộ luật Hình sự về tội Rửa tiền của Hội đồng Thẩm phán TANDTC ngày 24/5/2019 và Nghị quyết số 03/2020/NQ-HĐTP ngày 30/12/2020 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự trong xét xử tội phạm tham nhũng và tội phạm khác về chức vụ.

Cụ thể, Nghị quyết số 03/2019 hướng dẫn một số tình tiết định tội với tội Rửa tiền như hành vi sử dụng tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác thực hiện hành vi phạm tội để thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi; để làm dịch vụ, xây dựng trường học, bệnh viện hoặc sử dụng dưới danh nghĩa tài trợ, từ thiện, viện trợ nhân đạo hoặc các hoạt động khác...

Còn Nghị quyết 03/2020 đã hướng dẫn một số tình tiết là dấu hiệu định tội như: “Lợi ích vật chất khác” quy định tại các Điều 354, 358, 364 và 366 Bộ luật Hình sự là lợi ích vật chất không phải là tài sản quy định tại Điều 105 Bộ luật Dân sự (ví dụ: Hối lộ bằng cách tài trợ kinh phí đi du học, đi du lịch...); “Lợi ích phi vật chất” quy định tại điểm b khoản 1 các Điều 354, 358, 364, 365 và 366 Bộ luật Hình sự là những lợi ích không phải lợi ích vật chất (ví dụ: Hối lộ bằng cách tặng thưởng, đề xuất tặng thưởng các danh hiệu, giải thưởng; bầu, cử, bổ nhiệm chức vụ; nâng điểm thi, hứa hẹn cho tốt nghiệp, cho đi học, đi thi đấu, đi biểu diễn ở nước ngoài; hối lộ tình dục...);

Hay tình tiết “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn” quy định tại khoản 1 Điều 355 Bộ luật Hình sự là sử dụng vượt quá quyền hạn, chức trách, nhiệm vụ được giao hoặc tuy không được giao, không được phân công nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực đó nhưng vẫn thực hiện; rồi tình tiết “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn” quy định tại khoản 1 Điều 356 Bộ luật Hình sự là dựa vào chức vụ, quyền hạn được giao để làm trái, không làm hoặc làm không đúng quy định của pháp luật (ví dụ: Nguyễn Văn A là Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện B đã thực hiện hành vi trái công vụ, trình lãnh đạo UBND huyện B ký quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đối với thửa đất không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai).

Các quy định về các vấn đề trên có thể vẫn cần tiếp tục được rà soát, hoàn thiện để TAND các cấp thống nhất áp dụng pháp luật, nhất là hướng dẫn áp dụng các biện pháp thu hồi tài sản trong quá trình xét xử như tịch thu tài sản.

Thứ hai, việc kê biên tài sản tham nhũng trong các bản án để thu hồi tiền, tài sản cho Nhà nước cần chính xác, kịp thời và có thể thi hành được trong thực tiễn.

- Chỉ thị 04 cũng yêu cầu tăng cường hợp tác quốc tế trong thu hồi tài sản tham nhũng; chủ động phối hợp với các tổ chức quốc tế và các cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài để xác minh, truy tìm và xử lý tài sản do phạm tội mà có đang ở nước ngoài. Theo bà, đối với ngành Tòa án, việc xác minh, truy tìm và xử lý tài sản do phạm tội mà có đang ở nước ngoài gặp những vướng mắc gì, có giải pháp gì để tháo gỡ?

- Tăng cường hợp tác quốc tế trong thu hồi tài sản tham nhũng; chủ động phối hợp với các tổ chức quốc tế và các cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài để xác minh, truy tìm và xử lý tài sản do phạm tội mà có đang ở nước ngoài là rất cần thiết vì tiền, tài sản tham nhũng có thể “chảy” ra nước ngoài, rửa tiền thông qua đầu tư ở nước ngoài.

Khi xét xử các vụ án hình sự nói chung và tham nhũng nói riêng, TAND các cấp đều phải dựa trên cơ sở điều tra, truy tố (cáo trạng), hồ sơ hiện có do cơ quan điều tra, viện kiểm sát cung cấp. TAND chỉ xác minh, điều tra trong trường hợp rất đặc biệt theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự. Thực tế cho thấy, hầu như chưa có trường hợp nào TAND điều tra thêm bởi vấn đề nhân lực và cũng chưa có văn bản hướng dẫn chi tiết. Bởi vậy, nếu xảy ra trường hợp này, TAND sẽ trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung làm rõ.

Việc hợp tác quốc tế trong thu hồi tài sản tham nhũng được thực hiện theo Công ước của Liên Hợp quốc về chống tham nhũng (UNCAC) và các thỏa thuận hợp tác song phương, đa phương, các hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam ký kết với các nước.

Trong đó, UNCAC quy định tương đối đầy đủ và toàn diện về chế định thu hồi tài sản như những chuẩn mực tối thiểu cho công tác thu hồi tài sản nói chung trên phạm vi toàn cầu. Công ước đã dành riêng một chương về chế định thu hồi tài sản với tuyên bố: Việc hoàn trả tài sản theo quy định tại chương này là nguyên tắc căn bản của Công ước này và các quốc gia thành viên sẽ dành cho nhau sự hợp tác, trợ giúp tối đa trong vấn đề này (Điều 51 UNCAC).

Trong khuôn khổ các nước ASEAN thì có cơ chế Hội đồng Chánh án các nước ASEAN (CACJ). Chúng ta có thể hợp tác quốc tế trong thu hồi tài sản tham nhũng thông qua cơ chế này.

- Trân trọng cảm ơn bà!

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trao Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị TP Hải Phòng

Chủ tịch Quốc hội: Hải Phòng tiếp tục có chính sách, cơ chế đặc thù để phát triển kinh tế - xã hội bước vào kỷ nguyên mới

(PLVN) - Chiều 18/12, tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt Tiệp - Hải Phòng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị công bố Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị TP Hải Phòng và Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của TP Hải Phòng giai đoạn 2023-2025.

Đọc thêm

Chế độ chính sách khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy: Bảo đảm công bằng, nhân văn, hài hòa và tương quan hợp lý

Chế độ chính sách khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy: Bảo đảm công bằng, nhân văn, hài hòa và tương quan hợp lý
(PLVN) - Chiều 17/12/2024, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” chủ trì Phiên họp lần thứ tư của Ban Chỉ đạo.

Phấn đấu đến năm 2030, 70% người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ công trực tuyến

Người dân thao tác sử dụng dịch vụ công trực tuyến. (Ảnh minh họa: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao chất lượng về cung cấp và sử dụng hiệu quả dịch vụ công trực tuyến đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đặt ra các mục tiêu cụ thể đến năm 2030, trong đó mục tiêu quan trọng nhất là 70% người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ công trực tuyến.

Giảm 5 bộ và 5 cơ quan trực thuộc Chính phủ, cơ bản bỏ tổng cục và tương đương

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà. Ảnh tư liệu: Dương Giang/TTXVN
Liên quan đến sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ, sáng 17/12, trao đổi với phóng viên TTXVN, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, theo phương án hợp nhất, sáp nhập một số bộ, cơ quan, dự kiến bộ máy Chính phủ còn 13 bộ, 4 cơ quan ngang bộ, giảm 5 bộ và 5 cơ quan trực thuộc Chính phủ; giảm 12/13 tổng cục và tổ chức tương đương tổng cục thuộc bộ, cơ quan ngang bộ.

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương
Chiều 16/12, tại Hà Nội, Quân ủy Trung ương đã tổ chức Hội nghị lần thứ mười hai, nhiệm kỳ 2020 - 2025, nhằm kiểm điểm, đánh giá kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng năm 2024 và quyết nghị những chủ trương, giải pháp lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2025.

Quân đội nhân dân Việt Nam sẽ tiếp tục lập nên những chiến công xuất sắc

Chủ tịch nước Lương Cường phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo. (Ảnh trong bài: Tuấn Huy)
(PLVN) - Cuối tuần qua, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng đã chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Công an và tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia với chủ đề “Quân đội nhân dân Việt Nam - Truyền thống hào hùng, sự nghiệp vẻ vang, lực lượng nòng cốt xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh”.