Châu Âu và Hoa Kỳ chuẩn bị đối phó bạo loạn vì thiếu ăn?

FAO lo ngại đại dịch COVID-19 sẽ dẫn đến khủng hoảng lương thực trên toàn cầu. Ảnh: Sputnik
FAO lo ngại đại dịch COVID-19 sẽ dẫn đến khủng hoảng lương thực trên toàn cầu. Ảnh: Sputnik
(PLVN) - Sputnik cho rằng, việc hàng triệu người trên toàn thế giới đang bị cách ly tại nhà khiến tình trạng thiếu lương thực vì các chuỗi cung ứng bị phá vỡ có thể dẫn đến cảnh bạo loạn ngay cả ở các nước giàu. Cường độ xung đột gia tăng tới mức chín muồi ở châu Âu và Hoa Kỳ.

Đấu trường sinh tử

"Đại dịch COVID-19 đã tác động mạnh đến cuộc sống của hàng triệu người. Các quyết định chính trị không hiệu quả sẽ gây ra khủng hoảng lương thực và điều này sẽ dẫn đến thảm họa nhân đạo quy mô lớn", - ông Qu Dongyu, Tổng Giám đốc Tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên Hợp quốc (FAO), tuyên bố vào tuần trước.

Ông lưu ý rằng, sự bùng phát của dịch COVID-19 với tất cả các biện pháp kiểm dịch liên quan đã tạo ra nhiều vấn đề hậu cần. “Trên thế giới có đủ thức ăn để nuôi sống tất cả mọi người, nhưng có một rủi ro lớn là lương thực thực phẩm có thể không đến nơi này hay nơi khác” - Tổng Giám đốc FAO nhấn mạnh.

FAO kêu gọi cần ngay lập tức những nỗ lực để chặn đứng nguy cơ đại dịch COVID-19 có thể thổi bùng lên một cuộc khủng hoảng lương thực trên quy mô toàn thế giới.

Các biện pháp kiểm dịch hạn chế lưu thông lương thực

"Những hạn chế như vậy có thể dẫn tới gián đoạn nghiêm trọng thị trường lương thực thế giới, khiến giá cả sẽ tăng vọt và thực phẩm sẽ trở nên khó tiếp cận đối với nhiều người" - ông Qu Dongyu kết luận. Trong tình huống như vậy, những cuộc xung đột xã hội quy mô lớn có thể xảy ra ngay cả ở các nước giàu.

FAO có cơ sở để thể hiện sự lo lắng. Việt Nam, một trong ba nhà xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, đã tạm dừng xuất khẩu loại ngũ cốc này. Kazakhstan áp đặt lệnh cấm xuất khẩu bột mì, kiều mạch và rau quả, bao gồm hành tây, cà rốt và khoai tây. Nga không bán kiều mạch và gạo cho nước ngoài, Belarus không bán kiều mạch, hành và tỏi.

Các chuyên gia phương Tây đang thảo luận về tình trạng rất đáng ngại nếu Nga, nước xuất khẩu lúa mì lớn nhất, ngừng cung cấp ngũ cốc. Không có gì đáng ngạc nhiên khi lúa mì trên Sàn giao dịch hàng hóa Chicago (Hoa Kỳ) đã tăng 11% trong hai tuần qua.

Thiếu nhân lực sản xuất lương thực, thực phẩm

Việc đóng cửa biên giới dẫn đến tình trạng thiếu gay gắt nhân lực trong khu liên hợp công nông nghiệp - nơi làm việc của những người di cư. Không có ai thu hoạch mùa màng tại các trang trại, hầu như không còn ai ở các nhà máy giết mổ và chế biến thịt, thậm chí việc vận chuyển thực phẩm cũng là một vấn đề lớn.

Để tránh sự sụp đổ trong ngành nông nghiệp, EU, mặc dù có nguy cơ lan rộng dịch bệnh, đã cho phép nhập cảnh đối với những người lao động quan trọng, kể cả những người làm việc theo mùa vụ và lái xe tải.

Tuy nhiên, biện pháp này sẽ không giúp người dân có tiền. Thị trưởng thành phố Palermo Leoluca Orlando nói với các nhà báo rằng, nguy cơ bạo loạn ở miền Nam Italy là rất cao vì các tổ chức tội phạm có ý định sử dụng sự bất bình của người dân nhằm "gây bất ổn trong hệ thống".

Tin cùng chuyên mục

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)

Nghề giáo bốn phương

(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Đọc thêm

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.