Châu Âu đau đầu vì bài toán vợ, con của phần tử IS muốn hồi hương

Những bà mẹ, bà ngoại ở Bỉ đang theo đuổi vụ kiện để đưa con, cháu về nước
Những bà mẹ, bà ngoại ở Bỉ đang theo đuổi vụ kiện để đưa con, cháu về nước
(PLO) - Trong một thời gian khi tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) phát triển mạnh, nhiều nước châu Âu đã báo động về làn sóng những cô gái bỏ trốn sang Trung Đông để kết hôn với những gã đàn ông. Nay, khi IS đã bị đánh bật ở nhiều nơi và trở nên suy yếu, họ lại phải đau đầu tìm lời giải cho bài toán những cô gái năm nào, nhiều người nay đã có con với các chiến binh IS, muốn trở về.

Những lá thư từ phương xa

Nhiều năm liền sau khi con gái bất chấp can ngăn bỏ trốn sang Trung Đông để gia nhập IS, các gia đình ở châu Âu gần như không nhận được thông tin gì. Đến nay, khi nhận được tin, nhiều gia đình lại trở nên bối rối trước những thông điệp tuyệt vọng xin được trở về nhà từ con gái, và có thể là cả cháu ngoại. Kể từ khi IS liên tiếp bị đánh bại và mất đi phần lớn quyền kiểm soát lãnh thổ Syria hồi năm ngoái, những người phụ nữ đó và con của họ - những đứa trẻ có cha là những tay súng IS - phải sống tại 3 khu trại tập trung do lực lượng dân quân người Kurd quản thúc ở Syria. 

Thống kê cho thấy hiện có khoảng 650 người châu Âu, bao gồm những phụ nữ và trẻ mới sinh, hiện đang chịu sự quản thúc như vậy. Lực lượng người Kurd không hề muốn giữ họ lại còn giới chức châu Âu cũng đang đau đầu trong việc giải bài toán với những phụ nữ này. Trong những lá thư gửi qua tổ chức Chữ thập đỏ và các tin nhắn điện thoại gửi về quê nhà, những phụ nữ này khẩn thiết cầu xin được mang con trở lại quê nhà để chúng có thể được nuôi dưỡng và lớn lên ở nơi mà mẹ chúng từng cương quyết bỏ đi theo tiếng gọi thánh chiến.

Tại một quán café ở Antwerp, Bỉ, mỗi lần bật đoạn ghi âm cuộc nói chuyện với đứa cháu ngoại còn đang bập bẹ tập nói, người phụ nữ chủ quán lại bùng lên mong muốn được muốn đón con gái và cháu về nhà. Tại Paris, Pháp, một phụ nữ từng vô cùng tức giận khi cô con gái mới tròn 18 tuổi của mình nhất quyết không nghe khuyên can của gia đình bỏ trốn sang Syria nay cũng muốn chăm lo cho 3 đứa cháu ngoại mà bà chưa bao giờ gặp. “Những đứa trẻ không có tội gì cả. Chúng đâu có liên quan gì tới những chuyện này”, người phụ nữ nói về những đứa cháu nhỏ. 

Cho đến nay, một số nước như Mỹ, Nga, Indonesia đã nhận lại một số công dân của họ từng đi theo IS về nước. Trước lo ngại những trại tập trung có thể sẽ là môi trường khiến những đứa trẻ ngây thơ trở thành một thế hệ phiến quân cực đoan mới, Washington cũng đang thúc giục châu Âu cũng có động thái tương tự. “Chúng tôi vẫn đang thúc giục chính phủ các nước ở châu Âu nhận công dân về nước, truy tố họ. Mối đe dọa từ việc để họ ở đó còn lớn hơn so với việc nhận lại họ về quê nhà”, một quan chức chống khủng bố Mỹ nói cho biết.

Sau cùng con trẻ vẫn là nạn nhân

Reuters cho rằng châu Âu phần lớn vẫn đang lưỡng lự trong việc này. Bởi thực tế là nhiều người châu Âu không mấy cảm thông với gia đình của những phần tử cực đoan khi nỗi đau do những vụ cuộc tấn công chết người vẫn còn hiện hữu rất rõ ở nhiều thủ đô của các nước châu Âu. Các nhà ngoại giao châu Âu thì cho hay họ không thể hành động ở những khu vực do người Kurd kiểm soát vì trên thực tế quyền quản lý của người Kurd tại đây không được cộng đồng quốc tế công nhận.

Vì vậy, số phận của những đứa trẻ là con của các phần tử IS lúc này phụ thuộc vào quốc gia mà mẹ chúng là công dân trước khi đi theo tổ chức khủng bố khét tiếng. Người Kurd tuyên bố không có trách nhiệm trong việc truy tố hay giữ những phụ nữ châu Âu và con cái của những người này vô thời hạn. Chính vì vậy, những phụ nữ và con của họ rơi vào tình trạng lơ lửng về mặt pháp lý. “Chắc chắn là không một ai mong muốn họ. Sao có thể nói với công chúng rằng bạn đang tích cực giúp đỡ gia đình kẻ thù của mình?”, một nhà ngoại giao cấp cao đang phụ trách vấn đề “khó nhằn” này cho hay.

Song, trước những lo ngại ngày càng tăng về những hậu quả có thể phát sinh nếu bỏ mặc những đứa trẻ phần lớn đều dưới 6 tuổi đang thúc đẩy các Chính phủ đang phải lặng lẽ nghiên cứu các giải pháp để có thể giải quyết những vấn đề phức tạp trong việc mang những người phụ nữ từng lầm lỡ và con của họ về nước. “Mối đe dọa phát sinh từ những đứa trẻ được sinh ra ở vùng đất của những kẻ thánh chiến là chưa từng có tiền lệ, không rõ ràng và rất phức tạp. Đây là vấn đề mà chúng tôi đang phải giải quyết”, ông Robert Bertholee - người đứng đầu Cơ quan Tình báo AIVD của Hà Lan – thừa nhận. Ông Bertholee cũng cho rằng, sau cùng, những đứa trẻ cũng chỉ là nạn nhân.

Giới chức Pháp cho biết họ sẽ có các động thái để đưa những đứa trẻ hồi hương nhưng sẽ không nhận mẹ chúng trở lại. Hai nguồn tin tình báo châu Âu cho hay, một số nước EU khác hiện đang đàm phán với đại diện của người Kurd nhưng quá trình đàm phán khá phức tạp do người Kurd muốn các chính phủ phải nhận lại hết công dân của mình, tức bao gồm cả những bà mẹ và con của họ chứ không chỉ riêng những đứa trẻ. “Chúng tôi đồng ý tất cả các điều khoản liên quan đến những đứa trẻ nhưng không đồng ý về các vấn đề liên quan đến cha mẹ chúng”, một nguồn tin an ninh cấp cao của EU nói.

Một phụ nữ châu Âu ở trại tập trung tại Syria
Một phụ nữ châu Âu ở trại tập trung tại Syria

Điều kiện sống tệ hại

Hồi đầu năm nay, Tổ chức Chữ thập đỏ đã tới thăm 3 trại tập trung Al Roj, Al Hol và Ain Issa. Những phụ nữ châu Âu từng là vợ của các phần tử thánh chiến IS hiện đang ở trong các trại này. Qua chuyến thăm, Tổ chức Chữ thập đỏ đã thu thập được khoảng 1.290 lá thư mà những phụ nữ châu Âu muốn thông qua tổ chức này để gửi cho người thân ở châu Âu. “Bố, mẹ, hãy tha thứ cho con về mọi chuyện. Con đang sống trong tình cảnh không thể tưởng tượng nổi. Con chỉ muốn về để được sống với bố mẹ và không bao giờ rời đi nữa”, một phụ nữ 23 tuổi nức nở khi viết thư cho cha mẹ. 

Những phụ nữ này cho biết, cuộc sống của họ ở các trại tập trung vô cùng tệ: bệnh lao tràn lan, trong khi thực phẩm, sữa cho trẻ nhỏ và các dịch vụ chăm sóc y tế thiết yếu đều thiếu thốn. Một số phụ nữ đã qua đời. “Những trại đó rõ ràng không đủ khả năng để đảm bảo cuộc sống của những người ở đó. Về lâu dài, việc giữ họ ở đó không phải là giải pháp khả thi”, một thành viên trong đoàn công tác tới các trại trên cho hay.

Theo chính quyền người Kurd, họ đang tạm giữ khoảng 900 tay súng IS, 500 phụ nữ và hơn 1.000 đứa trẻ là công dân nước ngoài. Trong bối cảnh, lực lượng liên quân chống khủng bố do Mỹ dẫn đầu đang tiếp tục tấn công nhằm giành lại những khu vực mà IS vẫn đang kiểm soát, các nguồn  tin an ninh phương Tây cho rằng con số này chắc chắn sẽ còn tiếp tục tăng trong tương lai.

Một báo cáo do Trung tâm nghiên cứu về chủ nghĩa cực đoan quốc tế có trụ sở tại London, Anh thực hiện cho biết, phụ nữ chiếm khoảng 20% trong tổng số 5.900 người châu Âu đã gia nhập IS. Tuy nhiên, vấn đề là họ đã sinh ít nhất 566 đứa con ở nước ngoài. Rất ít người trong số những phụ nữ châu Âu từng gia nhập IS trở về nước.

Vùng xám pháp lý

Thời gian qua, một số gia đình ở Bỉ, Pháp và Hà Lan đã nộp đơn đề nghị chính phủ can thiệp để mang con gái và cháu của họ về nước. Tại Bỉ, nơi có ít nhất 20 phụ nữ được xác định đang sống ở các trại tập trung ở Syria, một phụ nữ trong suốt 7  tháng qua vẫn miệt mài gửi đơn đã nhẫn nại yêu cầu chính phủ giúp đưa con bà về. Tuy nhiên, việc này không hề đơn giản bởi trong mắt của ngay cả những người xung quanh, họ cũng đã bị xem là cha mẹ của những kẻ khủng bố. 

Người phụ nữ này đã cùng một số người mẹ có con gái đi theo IS khác đệ đơn kiện giành quyền nuôi 6 đứa cháu nhỏ dưới 5 tuổi từ mẹ của chúng ở trại Roj tại Syria nhưng không thành công. Thẩm phán trong vụ kiện cho rằng dù Bỉ có trách nhiệm đạo đức theo Công ước của Liên Hợp quốc về quyền trẻ em nhưng các trách nhiệm này không thể được áp dụng ở khu vực chiến sự đang trong tình trạng vô chính phủ. Không đồng tình với phán quyết này, hiện những phụ nữ có con và cháu đang ở các trại tập trung ở Syria đang tiếp tục vận động để theo đuổi một vụ kiện khác. 

Tại Hà Lan, luật sư của 3 trong khoảng 35 phụ nữ đang ở các trại tập trung tại Syria đã giành được một chiến thắng nhỏ khi thẩm phán trong vụ việc ra phán quyết cho rằng Chính phủ Hà Lan cần hồi hương họ về nước để hầu tòa hoặc xử vắng mặt họ vì vai trò của họ trong các hoạt động của IS. Tuy nhiên, nếu Chính phủ Hà Lan không có động thái để đưa những phụ nữ này về nước để thực hiện phán quyết thì phiên tòa của họ cũng chỉ có thể dừng lại ở đó. Tại Pháp, nỗ lực để đưa ít nhất 60 phụ nữ đang có mặt tại các trại tập trung ở Syria cũng rất khó khăn. Khoảng 150 trẻ là con của những phụ nữ này cũng đang bị giữ ở các trại đó.

Các nhà quan sát cho biết, việc đưa con cái của những người phụ nữ từng bỏ châu Âu đi theo IS khó khăn do những đứa trẻ này dù được coi là nạn nhân của người lớn nhưng cũng bị xem là mối đe dọa. Vì vậy, việc đưa chúng về quê hương của mẹ, tới trường học và hòa nhập với cuộc sống ở châu Âu sẽ nảy sinh rất nhiều vấn đề phức tạp, nhất là với những nước từng xảy ra các vụ tấn công khủng bố thời gian qua. Ngoài ra, việc chia tách trẻ em khỏi cha mẹ bị coi là hành động vi phạm luật nhân đạo quốc tế. 

Đọc thêm

Bangkok trở thành thành phố du lịch hàng đầu thế giới năm 2024

Bangkok trở thành thành phố du lịch hàng đầu thế giới năm 2024
(PLVN) - Thủ đô Bangkok của Thái Lan đã được Euromonitor International vinh danh là thành phố du lịch hàng đầu thế giới năm 2024, nhờ vào kỷ lục đón 32,4 triệu lượt khách quốc tế. Con số này vượt xa thành phố đứng thứ hai là Istanbul, nơi đón 23 triệu lượt khách nước ngoài.

Những ngày lễ quốc tế đáng chú ý tuần này

Những ngày lễ quốc tế đáng chú ý tuần này
(PLVN) - Tuần này đánh dấu những ngày lễ quốc tế quan trọng, nhắc nhở chúng ta về trách nhiệm chung trong việc xây dựng một thế giới công bằng, tôn trọng nhân quyền và bảo vệ môi trường tự nhiên.

Trường hợp khẩn cấp, công dân Việt tại Syria nên liên hệ đường dây nóng Đại sứ quán Việt Nam

Khói bốc lên trong cuộc giao tranh tại Syria. Ảnh: IRNA/TTXVN
Đại sứ quán Việt Nam tại Iran kiêm nhiệm Syria đã đề nghị Syria cung cấp thông tin về công dân Việt Nam có khả năng đang sinh sống, làm việc tại Syria. Trong trường hợp khẩn cấp, công dân hãy liên hệ số đường dây nóng bảo hộ công dân +98 933 965 8252/+98 991 205 7570 (Whatsapp); hoặc Tổng đài Bảo hộ công dân của Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao: +84 981 84 84 84.

Loạt thảm kịch trên thế giới tuần qua

Loạt thảm kịch trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Thế giới chứng kiến nhiều sự kiện đáng buồn, từ thiên tai, tai nạn, hoả hoạn, đến tội ác nhằm vào nhà báo và bệnh dịch bí ẩn..., khiến hàng trăm sinh mạng bị cướp đi.

Đàm phán FTA giữa Khối EFTA và Thái Lan chính thức đặt dấu mốc

Đại diện các nước EFTA (Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sỹ) và Thái Lan họp trực tuyến về việc kết thúc việc đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa hai bên.
(PLVN) - Ngày 29/11/2024, Hiệp hội Thương mại Tự do châu Âu (EFTA), gồm Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sĩ, chính thức kết thúc đàm phán với Thái Lan về Hiệp định Thương mại tự do (FTA).  Thỏa thuận này mở ra một chương mới trong quan hệ thương mại giữa hai bên, với mục tiêu thúc đẩy hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực và mang lại những cơ hội lớn cho các doanh nghiệp tại cả hai khu vực.

Namibia có nữ tổng thống đầu tiên

Bà Netumbo Nandi-Ndaitwah trở thành Tổng thống thứ 5 của Namibia kể từ khi nước này giành độc lập hồi năm 1990.
(PLVN) - Ngày 3/12 (giờ địa phương), Chủ tịch Uỷ ban Bầu cử Namibia (ECN) Elsie Nghikembua thông báo, nước này đã bầu ra tân Tổng thống sau cuộc bầu cử diễn ra hôm 27/11.

Nhà Trắng nêu lý do Tổng thống Joe Biden ân xá cho con trai

Hunter Biden, con trai Tổng thống Joe Biden
(PLVN) - Tổng thống Joe Biden đã gây tranh cãi khi ký lệnh ân xá vô điều kiện cho con trai Hunter Biden, người bị buộc tội vi phạm thuế và sở hữu súng trái phép. Nhà Trắng giải thích, đây là quyết định nhằm bảo vệ Hunter trước các cuộc công kích chính trị, nhưng động thái này đã vấp phải chỉ trích từ cả Đảng Cộng hòa lẫn Đảng Dân chủ.