Châu Á có thể đóng vai trò đầu tàu vượt khỏi khủng hoảng toàn cầu hậu đại dịch

Châu Á có thể đóng vai trò đầu tàu vượt khỏi khủng hoảng toàn cầu hậu đại dịch
(PLVN) - Các nhà lãnh đạo châu Á nên tổ chức hội nghị thượng đỉnh để phối hợp các chính sách tài chính, thương mại, y tế công cộng và an ninh lương thực - các chuyên ra đưa ra sáng kiến này trong báo cáo có tên "Chiến lược phục hồi và tái thiết châu Á giai đoạn hậu Covid-19".

Các tác giả của bản báo cáo là một nhóm các chuyên gia kinh tế và cố vấn chính phủ từ Úc, Trung Quốc, Indonesia, Ấn Độ, Nhật Bản, Singapore, Malaysia và Thái Lan. Nhiều người trong số họ đã giữ chức vụ cao trong các cơ quan điều hành của đất nước họ. Dự án này được thực hiện dưới sự điều phối của các trung tâm nghiên cứu thuộc Đại học Quốc gia Úc.

Các nhà nghiên cứu cho rằng, tham gia hội nghị thượng đỉnh phải có các đối tác đối thoại ASEAN theo định dạng ASEAN + 6, bao gồm Úc, Ấn Độ và Trung Quốc. Nỗ lực phối hợp của các nước châu Á là chìa khóa để đưa nền kinh tế thế giới vào con đường phục hồi sau khủng hoảng do đại dịch. Các tác giả của báo cáo cho rằng, hội nghị thượng đỉnh nên được dành riêng cho việc mở rộng cơ chế hoán đổi tiền tệ song phương để phòng ngừa rủi ro tài chính, và để duy trì và mở cửa các thị trường cho các sản phẩm y tế và thực phẩm.

Nên tiến hành những nỗ lực bổ sung ở cấp cao nhất để phối hợp thực hiện thủ tục nối lại các liên hệ thương mại quốc tế, và để ký kết Hiệp định RCEP là hiệp định thương mại tự do giữa các nước thành viên ASEAN và 6 quốc gia mà ASEAN ký hiệp định FTA. Theo các nhà nghiên cứu, tất cả điều này sẽ cho phép tránh những hành động vì lợi ích vị kỷ của một số quốc gia, điều gần như chắc chắn đẩy thế giới tới một cuộc suy thoái kinh tế sâu hơn và lâu hơn.

Công nhân tại một nhà máy ở Hồ Châu, Trung Quốc. Ảnh: Reuters.

Công nhân tại một nhà máy ở Hồ Châu, Trung Quốc. Ảnh: Reuters.

Một trong những tác giả của báo cáo, Phó Viện trưởng Viện Phát triển Quốc gia tại Đại học Bắc Kinh, lưu ý rằng, bản báo cáo đã được chuẩn bị để tìm cách giải quyết các vấn đề nghiêm trọng liên quan đến hậu quả của đại dịch đối với nền kinh tế toàn cầu, sự gia tăng liên tục của các rủi ro địa chính trị, ưu thế của chủ nghĩa dân túy trong quan hệ quốc tế. Ý kiến của ông được công bố trên trang web https://www.nsd.pku.edu.cn/sylm/xw/503288.htm. 

Đồng thời, chuyên gia cho rằng, Hoa Kỳ đã mất hứng thú và sức mạnh trong sự hợp tác đa phương. Cạnh tranh chiến lược giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ cũng sẽ hạn chế khả năng của hai nước đóng góp mang tính xây dựng hơn cho sự phục hồi kinh tế toàn cầu. Hợp tác quốc tế đang gặp nhiều khó khăn, chuyên gia Trung Quốc nhận xét. Trong những điều kiện này, các quốc gia châu Á nên đoàn kết lại để đối phó với những thách thức trong lĩnh vực y tế công cộng quốc tế và để thoát khỏi khủng hoảng kinh tế.

"Nếu các nước châu Á lắng nghe và hưởng ứng lời kêu gọi của các tác giả báo cáo, thì hậu quả của cuộc khủng hoảng có thể ít kịch tính hơn so với dự đoán của các nhà khoa học chính trị và kinh tế chỉ một tháng trước", chuyên gia Alexander Salitsky từ Viện Kinh tế Thế giới và Quan hệ Quốc tế (IMEMO) nói trong cuộc phỏng vấn của Sputnik.

Chuyên gia Nga giải thích tại sao châu Á có thể đóng vai trò đầu tàu trong quá trình vượt khỏi khủng hoảng toàn cầu hậu đại dịch: “Điều này là dễ hiểu, bởi vì trong 3-4 tháng đầu năm nay nền kinh tế châu Á không chìm quá sâu vào khủng hoảng, khác với các nền kinh tế của Hoa Kỳ và Châu Âu. Hơn nữa, ở Mỹ và châu Âu quý thứ hai thậm chí tồi tệ hơn nhiều so với quý I năm nay. Và ở châu Á, tình hình không tệ lắm so với họ. Ở nhiều nước, sự tăng trưởng vẫn tiếp tục. Ngoài ra, các nền kinh tế châu Á đã phải đối mặt với dịch bệnh sớm hơn Mỹ và châu Âu, và do đó, họ có thể sớm vượt khỏi cuộc khủng hoảng do các biện pháp kiểm dịch gây ra."

Đương nhiên, ở các quốc gia này sẽ xuất hiện xu hướng đẩy tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu tác động tích cực đến các trung tâm công nghiệp cũ ở châu Âu và Hoa Kỳ. Trên thực tế, khu vực kinh tế châu Á đang phục hồi đã trở thành trung tâm mới của nền kinh tế toàn cầu, có tính đến sự đóng góp của Trung Quốc, ASEAN và Hàn Quốc. Đại dịch đã làm tăng ảnh hưởng của các nền kinh tế của Đông Á và Đông Nam Á đối với nền kinh tế thế giới”.

Công nhân một nhà máy quần áo ở thành phố Đông Quan của Trung Quốc. Ảnh: Reuters.
 Công nhân một nhà máy quần áo ở thành phố Đông Quan của Trung Quốc. Ảnh: Reuters.

"Nói cụ thể về vai trò của Trung Quốc, nước này có thị trường nội địa đầy tiềm năng, có đủ khả năng tài chính và tổ chức để chiếm vị trí hàng đầu trong nỗ lực chung của các nước châu Á để thoát khỏi khủng hoảng", chuyên gia Alexander Salitsky nói.

Ông Salitsky phân tích, người Trung Quốc đang có tâm trạng tốt. Họ hy vọng rằng, trong nửa cuối năm nay các hoạt động ngoại thương sẽ hồi phục. Vào tháng Tư họ đã đạt được kết quả tốt, bao gồm cả lượng nhập khẩu, bằng cách này Bắc Kinh hỗ trợ các nước láng giềng bởi vì thị trường Trung Quốc là rất quan trọng đối với nhiều nước.

Ngoài ra, trong năm nay sẽ tổ chức Hội chợ nhập khẩu quốc tế Trung Quốc lần thứ 3. Đây là một sự kiện phi thường trong nền kinh tế toàn cầu, khi một quốc gia mời các nhà xuất khẩu nước ngoài tham gia cuộc triển lãm trên lãnh thổ của mình. Phía Trung Quốc cũng có ý muốn dành một số dự trữ ngoại hối để kích thích tăng trưởng kinh tế của các nước láng giềng.

"Để không bỏ lỡ những cơ hội quý báu, các đối tác kinh tế của Trung Quốc nên hưởng ứng và giới thiệu khả năng của mình. Trong mọi trường hợp, năm nay thị trường Trung Quốc trông hấp dẫn hơn thị trường Mỹ, và đây là một động lực cho sự phát triển hợp tác trên các sàn giao dịch của Trung Quốc” - ông nói.

Báo cáo “Chiến lược phục hồi và tái thiết châu Á giai đoạn hậu Covid-19” nhận định rằng, nếu các nước châu Á tận dụng cơ hội tăng cường hợp tác và điều phối phát triển kinh tế, họ có thể được coi là tấm gương sáng và điển hình cho Hoa Kỳ và châu Âu.

Tin cùng chuyên mục

Quản lý nước là một trong những dự án được ưu tiên cho vay để bảo vệ môi trường. (Ảnh minh họa/Vneconomy)

Tiềm năng huy động vốn tư nhân cho phát triển xanh

(PLVN) - Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) mới phát hành thành công 2.000 tỷ đồng trái phiếu xanh để cho vay các dự án thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường và dự án mang lại lợi ích về môi trường. Điều này cho thấy nhu cầu về trái phiếu xanh là rất lớn và là tín hiệu tích cực về tiềm năng trong việc huy động dòng vốn từ khối tư nhân cho quá trình chuyển đổi hướng đến phát thải ròng bằng 0 của Việt Nam.

Đọc thêm

VNPT giới thiệu hệ sinh thái số toàn diện tại Diễn đàn quốc gia Phát triển Kinh tế số & Xã hội số lần thứ II

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tham khu trình diễn các giải pháp số của VNPT tại Diễn đàn Quốc gia Phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II. (Ảnh: Chi Tưởng)
(PLVN) - Những “lát cắt” của các thành tựu bước đầu trên hành trình làm chủ công nghệ số và cung cấp hệ sinh thái số trong mọi lĩnh vực đời sống KTXH đã được Tập đoàn VNPT giới thiệu tại Diễn đàn Quốc gia Phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II do Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương tổ chức.

Sẽ sớm chính thức thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Diễn đàn thu hút gần 400 khách mời trong nước và quốc tế tham dự. (Ảnh trong bài: Vũ Vân Anh)
(PLVN) - Đà Nẵng đang hoàn thiện đề án trình Thủ tướng Chính phủ vào cuối năm 2024, sớm chính thức thành lập Khu thương mại tự do (Free Trade Zone - FTZ) Đà Nẵng. Thông tin này vừa được công bố tại Diễn đàn “Khu thương mại tự do Đà Nẵng - Động lực mới phát triển ngành logistics TP Đà Nẵng”, tổ chức hôm qua (14/11).

Trị tận gốc hành vi chuyển giá trốn thuế

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 218/NQ-CP ngày 12/11/2024 phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10 năm 2024. Một trong các nhiệm vụ được nêu rõ phải quyết liệt thực hiện nhằm thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; là “thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý thu, chống thất thu, chuyển giá trốn thuế, đặc biệt trong hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh ăn uống… bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, mở rộng cơ sở thu”.

Thúc đẩy đầu tư tín dụng nông nghiệp công nghệ cao

Mô hình trồng rau trong nhà kính. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Để đẩy mạnh đầu tư tín dụng có hiệu quả phục vụ phát triển nông nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ phối hợp với các Bộ, ngành, đơn vị đề xuất sửa đổi, bổ sung chính sách, tạo thuận lợi tối đa cho đầu tư vào lĩnh vực này.

Bộ NN&PTNT ra 'tối hậu thư' xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng

Bộ NN&PTNT ra 'tối hậu thư' xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan mới có văn bản chỉ đạo thực hiện Công điện của Thủ tướng về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, khẩn trương hoàn thành, đưa vào sử dụng, báo cáo Bộ trước ngày 20/11/2024.

Còn nhiều ý kiến với dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu mới

Nhiều chuyên gia cho rằng, không thể quy định mức lợi nhuận cụ thể cho từng mắt xích của hệ thống phân phối. (Ảnh: baodautu.vn).
(PLVN) - Đã nhiều lần tổ chức xin ý kiến cũng như nhận được các văn bản góp ý cho dự thảo Nghị định xăng dầu, thế nhưng dự thảo lần 4 vẫn còn nhiều vấn đề gây tranh luận ở một số đề xuất mới, đặc biệt quy định thương nhân phân phối chỉ được lấy hàng từ đầu mối kinh doanh xăng dầu.

Xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản: Quyết tâm 'cán' mốc kỷ lục 60 tỷ USD

Tăng tốc XK nông, lâm, thủy sản cán mốc 60 tỷ USD vào cuối năm 2024. (Ảnh minh họa: DNTT).
(PLVN) -  Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) thông tin, 10 tháng năm 2024, xuất khẩu (XK) nông, lâm, thủy sản đạt 51,74 tỷ USD, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm 2023. Hai tháng cuối năm 2024 sẽ là thời gian tăng tốc quyết liệt của các ngành hàng với mục tiêu mới nhất là đưa kim ngạch XK cán mốc kỷ lục khoảng 60 tỷ USD.

Nhiều chính sách ưu đãi thu hút đầu tư vào Thái Bình

Nhiều chính sách ưu đãi thu hút đầu tư vào Thái Bình
(PLVN) - Với những chính sách ưu đãi của tỉnh, ưu thế nổi trội về vị trí địa lý, Thái Bình thuộc nhóm các tỉnh, thành thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) hàng đầu cả nước. Năm 2023, lần đầu tiên Thái Bình lọt top 5 cả nước về thu hút FDI. Từ 2021 đến nay, Khu kinh tế (KKT) tỉnh thu hút được 3,73 tỷ USD vốn FDI.

Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn

Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn
(PLVN) - Ngày 12/11 hội thảo chuyên đề “Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn” đã diễn ra với sự có mặt của nhiều đại diện cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước, các chuyên gia và doanh nghiệp . Sự kiện do Báo Đầu tư thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức.

Họp 'nóng' về dự án thép ngàn tỷ bị 'trùm mền' nhiều năm

Dự án TISCO 2 - một "địa chỉ" của sự lãng phí về nguồn lực đầu tư.
(PLVN) - Ngày sau khi Thủ tướng Phạm Minh Chính có Công điện hỏa tốc số 112/CĐ-TTg về giải quyết các dự án tồn đọng, dừng thi công..., hôm 12/11, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã triệu tập cuộc họp xử lý Dự án mở rộng giai đoạn 2 Nhà máy Gang thép Thái Nguyên (TISCO 2).

Tổng cục Hải quan yêu cầu ‘siết’ kỷ luật, kỷ cương công vụ

Tổng cục Hải quan mới đây đã ban hành Chỉ thị số 5269/CT-TCHQ về việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong khi thi hành công vụ. (Ảnh: Quang Hùng)
(PLVN) - Để chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, văn minh, hiện đại và bảo đảm công tác quản lý công chức, xây dựng lực lượng, bảo vệ chính trị nội bộ, Tổng cục Hải quan mới đây đã ban hành Chỉ thị số 5269/CT-TCHQ về việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong khi thi hành công vụ.

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?
(PLVN) - Các tổ chức, cá nhân bán hàng hóa thông qua phiên livestream thực hiện đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế theo nguyên tắc: tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm và xuất hóa đơn đầy đủ khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ.