Chạnh lòng những vụ hòa giải không thành

 

Bên cạnh niềm vui, những người làm công tác hòa giải cũng chạnh lòng khi mà họ đã làm hết khả năng của mình nhưng vụ việc vẫn phải giải quyết bằng pháp luật. Đáng buồn hơn nữa là sau đó, dù phán quyết có công minh thì nghĩa tình anh em, xóm làng cũng không thể hàn gắn...

 

Xóm làng đang chìm trong giấc ngủ thì từ một ngôi nhà cao tầng cất lên tiếng người cha kêu cứu; trong cơn mưa giông gió giật đùng đùng điện thoại hàng xóm reo liên hồi vì người vợ bị chồng bạo hành… Đó là những tình huống mà có lẽ trong cuộc đời mỗi người làm hòa giải đều đã trải qua.

Một buổi hòa giải tại Yên Bái
Một buổi hòa giải tại Yên Bái

Khó - hòa giải được mới vui

Làm hòa giải ở miền núi có cái khó riêng. Mỗi nhà cách nhau đến cả “mấy con dao quăng”, bất hòa nhiều khi không phải lúc nào cũng phát hiện kịp thời mà hóa giải. Lao động miền núi chủ yếu sống bằng nương rẫy, nên gặp họ cũng phải lựa lúc.

Ngược lại, làm hòa giải ở thành phố lại mang tính đặc thù. Cuộc sống ở phố phường gần như khép kín, nhà nào biết nhà nấy, những ai thường xuyên tham gia các cuộc họp tổ dân phố thì còn biết mặt tổ trưởng chứ khó mà biết đến hòa giải viên. Để bước chân được qua cánh cửa nhà họ có khi phải là cả một nghệ thuật.

“Có người hỏi tôi là tại sao lại cứ thích “xông pha” vào những chỗ phức tạp, ví dụ như vợ chồng người ta đang cãi nhau, anh em mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm. Nước sôi lửa bỏng thế mà mình lao vào, không phải đầu phải tai thì cũng bị người ta mời ra khỏi cửa”, bác T. một hòa giải viên ở phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, Hà Nội tâm sự.

Bác T. có ưu thế là một cán bộ công an nghỉ hưu, từ thời bác còn đang tại vị, bất cứ cuộc họp tổ dân phố nào bác cũng có mặt, hăng hái phát biểu, tham gia góp ý kiến…Trên cương vị công tác, thỉnh thoảng bác xuất hiện trên ti vi nên hầu như ai cũng biết. “Nhưng làm hòa giải ở thành phố cũng có cái khó riêng, nhất là khi mâu thuẫn xảy ra trong nội bộ gia đình, vợ chồng, anh em, con cháu..”, bác T. chia sẻ.

Câu chuyện mà bác T. nhớ nhất là chuyện liên quan đến việc chia thừa kế trong một gia đình cách đây đã nhiều năm. Khi đó, đất đai Hà Nội bắt đầu lên giá chóng mặt. Nhà chị M có 5 anh chị em, khi còn sống bố mẹ chị cắt phần đất mặt đường cho anh cả làm nhà kinh doanh, cậu em thứ 2 cũng có phần ngay cạnh đó. Ba cô con gái ông bà chia đều mỗi đứa một mảnh.

Chia là thế nhưng các cụ chỉ nói miệng mà không để lại di chúc. Khi các cụ mất đi, bất hòa nảy sinh giữa những người ruột thịt, họ tính kiện nhau ra tòa để chia di sản một cách “sòng phẳng”. Từng ngồi ghế hội thẩm nhiều năm, lại đã công tác trong ngành pháp luật, bác T. đã kiên trì gặp gỡ từng người trong gia đình họ, vận động, thuyết phục. Bác bảo anh chị em ruột thịt mà đưa nhau ra tòa thì còn gì là tình nghĩa. Suy đi, tính lại, cả 5 anh chị em thấy bác T. nói đúng nên mỗi người đã yên phận mình, ông anh cả cũng hỗ trợ cho mỗi người thêm chút ít khi chiếm giữ ngôi nhà mặt phố.

Rầu lòng những vụ hòa giải không thành

Thống kê cho thấy, hàng năm có những địa phương hòa giải thành đến hơn 90% /tổng số vụ việc tiếp nhận. Số không hòa giải thành đôi khi chỉ là những mâu thuẫn, tranh chấp đơn giản, nhưng cũng có khi là cả án mạng kinh hoàng.

Câu chuyện của chị Lại Thị Mai (Phủ Lý, Hà Nam) là một ví dụ điển hình. Gia cảnh không dư giật, nên thu nhập của gia đình chị vẫn chủ yếu nhờ mấy sào ruộng khoán, gần đây vợ chồng chị lại nảy sinh mâu thuẫn. Ban đầu từ những chuyện nhỏ như va chạm trong sinh hoạt nhưng sau đó cứ tích tụ dần. Mùa đông rét buốt, chồng chị còn bệnh hoạn tra tấn vợ bằng cách bắt vợ… cởi bỏ hết quần áo để canh giấc cho mình ngủ. Không chịu nổi, chị Mai quyết định ly hôn dù đã được các hòa giải viên đến động viên chị rút đơn nhiều lần.

Khi chưa được giải phóng khỏi cảnh “ngục tù”, thì trước ngày diễn ra phiên xử ly hôn, anh chồng về nhà với ý định tẩu tán tài sản. Đang làm đồng, chị Mai tức tốc về nhà thì bị em chồng ngăn cản. Đôi bên xô xát dẫn đến việc chị bị ngã đập đầu xuống nền nhà và tử vong sau đó.

Vụ án được đưa ra xét xử với mức án dành cho người em chồng là 3 năm tù giam. Tuy nhiên, quá bất bình trước vụ việc này, Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng khoa học về giới - gia đình - phụ nữ và vị thành niên (Csaga) đã vào cuộc và kết quả cuối cùng thêm một cái án 11 năm tù cho người chồng.

Dư luận hẳn cũng chưa quên vụ thảm án đã xảy ra ở Phú Thọ khiến 4 người chết. Thủ phạm trong vụ án kinh hoàng này là Nguyễn Công Dụng ở khu 10, xã Bình Bộ, huyện Phù Ninh. Nguồn cơn của vụ việc này ít ai ngờ đến chỉ vì một bức tường rào đổ. Dù đã được chính quyền can ngăn, hòa giải nhưng Dụng vẫn giấu nỗi ấm ức trong lòng. Để giải quyết mâu thuẫn, Dụng đã tước đoạt sinh mạng 4 con người để cuối cùng phải trả giá bằng án tử hình. Trong vụ việc này, người ta chợt tiếc giá như mâu thuẫn giữa hai nhà hàng xóm đó được hòa giải triệt để hơn.

Bên cạnh niềm vui, những người làm công tác hòa giải cũng chạnh lòng khi mà họ đã làm hết khả năng của mình nhưng vụ việc vẫn phải giải quyết bằng pháp luật. Đáng buồn hơn nữa là sau đó, dù phán quyết có công minh thì nghĩa tình anh em, xóm làng cũng không thể hàn gắn.

Đông Bình

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Mai Lương Khôi dự hội nghị triển khai công tác của Cục Thi hành án dân sự TP. Hồ Chí Minh

Thứ trưởng Mai Lương Khôi dự hội nghị triển khai công tác của Cục Thi hành án dân sự TP. Hồ Chí Minh

(PLVN) - Ngày 12/12, Cục Thi hành án Dân sự (THADS) TP HCM tổ chức hội nghị triển khai thực hiện chỉ tiêu nhiệm vụ theo dõi THADS, theo dõi thi hành àn hành chính năm 2025 và ký kết quy chế phối hợp liên ngành trong công tác THADS tại TP. HCM. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi dự, chỉ đạo hội nghị và chứng kiến lễ ký kết.

Đọc thêm

184 luật cần sửa đổi, bổ sung khi tinh gọn bộ máy

Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh
(PLVN) -  Chiều 11/12, tại TPHCM, phát biểu tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TP. HCM, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết: Bộ Tư pháp đang được Chính phủ giao rà soát toàn bộ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo Nghị quyết 18- NQ/TW

TP.Hồ Chí Minh: Tập trung hơn nữa nguồn lực cho công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế

Lễ kí kết Chương trình phối hợp công tác về tăng cường hợp tác trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành công tác Tư pháp trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2025 - 2030 giữa Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Chủ tịch UBND TP. HCM
(PLVN) - Chiều 11/12, Đoàn Công tác Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, Uỷ viên Ban chấp hành TW Đảng dẫn đầu đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TP.Hồ Chí Minh về nâng cao hiệu quả phối hợp công tác lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác tư pháp và thi hành án dân sự trên địa bàn Thành phố.

Hết sức cần thiết hình thành thiết chế luật sư công

Thạc sĩ Đỗ Thu Hương. (Ảnh PV)
(PLVN) -  Trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng như hiện nay, việc hình thành thiết chế luật sư công là hết sức cần thiết và nên được sớm thông qua trong lần sửa đổi, bổ sung Luật Luật sư sắp tới.

Công tác Thi hành án dân sự 2024: Giải pháp đột phá từ những địa bàn trọng điểm

Cưỡng chế THADS tại TP.Hồ Chí Minh, ảnh Cẩm Tú
(PLVN) -Số lượng biên chế giảm, trong khi lượng án tăng cả về việc, về tiền và tính chất phức tạp tăng cao ở nhiều thành phố lớn. Tuy nhiên, khắc phục khó khăn, năm 2024, các cơ quan Thi hành án dân sự (THADS) ở những địa bàn trọng điểm đã thực hiện nhiều giải pháp, góp phần quan trọng đưa công tác THADS toàn quốc vượt chỉ tiêu đề ra.

Đề xuất thời gian tham gia bồi dưỡng chuyên môn của đấu giá viên ít nhất 8 giờ/năm

Đề xuất thời gian tham gia bồi dưỡng chuyên môn của đấu giá viên ít nhất 8 giờ/năm
(PLVN) -Đây là vấn đề đáng chú ý tại Dự thảo Thông tư quy định về chương trình khung của khóa đào tạo nghề đấu giá, cơ sở đào tạo nghề đấu giá; tập sự và kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá; chương trình, nội dung và tổ chức bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ của đấu giá viên; hướng dẫn lựa chọn tổ chức hành nghề đấu giá tài sản; biểu mẫu trong lĩnh vực đấu giá tài sản do Bộ Tư pháp xây dựng.

Cân nhắc kéo dài thời hạn thực hiện Nghị quyết 09

Toàn cảnh cuộc họp.
(PLVN) -Ngày 10/12, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng đã chủ trì cuộc họp thẩm định dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chi tổ chức và hoạt động bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) năm 2025.

Bộ Tư pháp thăm dò ý kiến đối với các sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành

Bộ Tư pháp thăm dò ý kiến đối với các sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành
(PLVN) - Thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Tư pháp và Quy chế Bình xét, công bố các sự kiện nổi bật hàng năm của ngành Tư pháp (ban hành kèm theo Quyết định số 2972/QĐ-BTP ngày 22/12/2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp), để có cơ sở đánh giá, bình chọn 10 sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành Tư pháp, Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức thăm dò dư luận đối với các sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành.

Cần thiết xây dựng đội ngũ luật sư công đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế

Luật sư Nguyễn Hưng Quang phát biểu tại Hội thảo "Hợp tác quốc tế trong thu hồi tài sản tham nhũng theo công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng và kinh nghiệm đối với Việt Nam". Ảnh: noichinh.vn
(PLVN) - Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, vai trò của một đội ngũ luật sư trong nước đáp ứng khả năng tham gia vào quá trình tư vấn và hỗ trợ Chính phủ trong giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan là vô cùng quan trọng. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, Báo Pháp luật Việt Nam đã phỏng vấn Luật sư Nguyễn Hưng Quang, Luật sư điều hành Văn phòng Luật sư NHQuang&Cộng sự, Phó Chủ tịch Hội Luật Quốc tế Việt Nam (VSIL), Chủ tịch Trung tâm hoà giải thương mại quốc tế Việt Nam (VICMC) .

Lớp học thầy giáo Di nơi cổng trời xứ Thanh

Thầy Di tận tình sửa từng con chữ cho bà con.
(PLVN) - Khi màn đêm buông xuống, các bản làng miền biên viễn xa xôi của huyện Mường Lát chìm dần trong bóng tối, cũng là lúc tiếng đọc bài của những học sinh đặc biệt có độ tuổi trải dài từ 20-50 tuổi ở bản Khằm II, xã Trung Lý vang lên tại điểm trường Tiểu học Khằm II. Đó là lớp học thầy giáo Di, một thầy giáo mang quân hàm xanh nơi cổng trời biên giới Việt- Lào xứ Thanh…

Canada: Đội ngũ luật sư Chính phủ đóng vai trò quan trọng trong hệ thống pháp luật

Một nhóm luật sư Canada đang họp bàn công việc - Ảnh minh hoạ prepareforcanada.com
(PLVN) -Canada theo đuổi hình thái nhà nước dân chủ hiện đại và sử dụng số lượng lớn luật sư (LS) trong các cơ quan công quyền, nhưng đội ngũ LS làm việc trong nhánh hành pháp lại có vị trí và vai trò tương đối đặc biệt, bởi họ còn đại diện cho chế độ quân chủ đứng đầu là Nữ hoàng Elizabeth đệ nhị và ủy quyền cho đại diện của mình là Toàn quyền Canada.

Xây dựng đội ngũ luật sư công Việt Nam: Cần trau dồi thêm kiến thức và kỹ năng từ cọ sát thực tế

Xây dựng đội ngũ luật sư công Việt Nam: Cần trau dồi thêm kiến thức và kỹ năng từ cọ sát thực tế
(PLVN) - Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng , việc xây dựng đội ngũ luật sư công hỗ trợ Chính phủ giải quyết các t ranh chấp phát sinh từ việc tham gia một số quan hệ quốc tế là rất quan trọng. Trước những yêu cầu, tiêu chuẩn khắt khe của quốc tế, việc đào tạo đội ngũ luật sư công không chỉ dừng lại ở trau dồi kiến thức chuyên sâu mà còn cần rèn luyện thêm nhiều kỹ năng nhờ tăng cường cọ sát thực tế.

Mô hình mới trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật

Cảnh Hội nghị.
(PLVN) - Sáng 6/12, Đoàn Luật sư TP Hà Nội tổ chức Hội thảo: “Mô hình mới trong công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý”. Đồng chủ trì Hội thảo là Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội, luật sư Đào Ngọc Chuyền cùng 2 Phó Chủ nhiệm Đoàn là luật sư Nguyễn Văn Hà và luật sư Nguyễn Xuân San.