Chấn chỉnh, tăng cường quản lý tạm ứng vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLVN) - Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký Chỉ thị số 20/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh, tăng cường quản lý tạm ứng vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước của các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương.

Chỉ thị nêu: Những năm qua, công tác quản lý nhà nước về tạm ứng vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước (NSNN) đã từng bước được tăng cường, quy định tương đối chặt chẽ và được thể chế hóa tại các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý hợp đồng, quản lý, thanh toán vốn đầu tư nguồn NSNN (trong đó có các chế tài như bảo lãnh tạm ứng, mức vốn tạm ứng, thời hạn thu hồi vốn tạm ứng, trách nhiệm của từng chủ thể).

Tuy nhiên, công tác thu hồi vốn tạm ứng vẫn còn xảy ra các trường hợp chưa được chủ đầu tư và các cơ quan quản lý chú trọng đúng mức, dẫn đến còn tồn tại những khoản dư tạm ứng có thời gian dài chưa được thu hồi.

Qua theo dõi, tính đến hết ngày 31/01/2024, số tạm ứng quá hạn nguồn NSNN của các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương còn tương đối lớn, khoảng 7.454 tỷ đồng (trong đó: các Bộ, cơ quan trung ương khoảng 1.279 tỷ đồng, các địa phương khoảng 6.175 tỷ đồng), làm giảm hiệu quả sử dụng vốn NSNN.

Tại Nghị quyết số 91/2023/QH15 ngày 19/6/2023 của Quốc hội về quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021, Quốc hội đã giao Chính phủ: "Quản lý chặt chẽ các khoản chi chuyển nguồn ngân sách nhà nước và xử lý dứt điểm những trường hợp tạm ứng quá thời hạn quy định kéo dài nhiều năm".

Để chấn chỉnh và khắc phục tồn tại trong công tác quản lý vốn tạm ứng NSNN như thời gian qua, khẩn trương thu hồi số dư tạm ứng quá hạn, đồng thời bảo đảm việc tạm ứng vốn trong thời gian tới đúng quy định, đúng mục đích, đúng đối tượng và sử dụng vốn tạm ứng có hiệu quả, không để phát sinh các khoản tạm ứng quá hạn, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương căn cứ quy định của pháp luật hiện hành, tăng cường quản lý chặt chẽ, hiệu quả vốn tạm ứng theo đúng quy định; chịu trách nhiệm trong công tác tổng hợp, theo dõi và chỉ đạo trực tiếp các chủ đầu tư thực hiện đúng quy định về quản lý, tạm ứng vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước trong phạm vi kế hoạch vốn được giao; thực hiện kiểm tra định kỳ, đột xuất để chấn chỉnh và xử lý các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện của các chủ đầu tư.

Trường hợp người quyết định đầu tư quyết định mức tạm ứng cao hơn 30% giá trị hợp đồng theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 99/2021/NĐ-CP ngày 11/11/2021 của Chính phủ thì phải căn cứ vào tiến độ thực hiện khối lượng của hợp đồng, khả năng thu hồi vốn tạm ứng của dự án, đánh giá rõ lý do, sự cần thiết mới tăng tỷ lệ tạm ứng và chịu trách nhiệm toàn diện về quyết định của mình.

Ủy ban nhân dân các cấp chỉ đạo cơ quan tài chính địa phương phối hợp với cơ quan kiểm soát, thanh toán đồng cấp rà soát số vốn tạm ứng quá hạn (nếu có), định kỳ (6 tháng và hàng năm) báo cáo để có biện pháp thu hồi hết số vốn tạm ứng quá hạn theo quy định tại khoản 6 Điều 10 Nghị định số 99/2021/NĐ-CP ngày 11/11/2021 của Chính phủ.

Quản lý chặt chẽ, hiệu quả, sử dụng vốn tạm ứng đúng mục đích
Các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương chỉ đạo các chủ đầu tư, ban quản lý dự án thực hiện đúng các quy định hiện hành về việc tạm ứng vốn.

Mức vốn tạm ứng, thời điểm tạm ứng, mức thu hồi tạm ứng từng lần, thời điểm thu hồi tạm ứng từng lần theo đúng quy định phải được ghi cụ thể trong hợp đồng và phải phù hợp với tiến độ đầu tư dự án, tiến độ thực hiện hợp đồng và khối lượng thực hiện theo từng năm.

Mức vốn tạm ứng và số lần tạm ứng được phân định cụ thể theo từng năm phù hợp với tiến độ thực hiện hợp đồng trong năm tương ứng (nếu có).

Đối với công việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư: mức vốn tạm ứng theo kế hoạch, tiến độ thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; mức vốn tạm ứng tối đa theo yêu cầu không vượt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương chỉ đạo các chủ đầu tư, ban quản lý dự án rà soát các nội dung quy định về tạm ứng vốn trong hợp đồng đã ký kết và đang triển khai, đảm bảo đúng quy định của pháp luật về quản lý, tạm ứng hợp đồng (thủ tục bảo lãnh tạm ứng, điều khoản của bảo lãnh tạm ứng; điều khoản thu hồi tạm ứng...); quản lý chặt chẽ, hiệu quả, sử dụng vốn tạm ứng đúng mục đích, đúng đối tượng theo quy định của hợp đồng.

Theo dõi sát sao thời gian hiệu lực của bảo lãnh tạm ứng của tổ chức tín dụng để đảm bảo thời gian có hiệu lực của bảo lãnh tạm ứng hợp đồng phải được kéo dài cho đến khi chủ đầu tư đã thu hồi hết số tiền tạm ứng.

Đối với các dự án đang thực hiện còn dư số tạm ứng chưa thu hồi: tiếp tục theo dõi, đôn đốc các đơn vị khẩn trương thực hiện, nghiệm thu khối lượng hoàn thành để thu hồi vốn tạm ứng, đảm bảo thu hồi hết khi giá trị giải ngân đạt 80% giá trị hợp đồng (trừ trường hợp được người có thẩm quyền cho tạm ứng ở mức cao hơn).

Đối với các khoản tạm ứng quá hạn: rà soát, đánh giá cụ thể nguyên nhân từng khoản tạm ứng quá hạn; xác định trách nhiệm tập thể, cá nhân phải hoàn ứng; đề xuất các phương án xử lý triệt để và quyết liệt thực hiện, đảm bảo thu hồi hết số tạm ứng quá hạn (bao gồm cả biện pháp khởi kiện ra tòa, chuyển cơ quan thanh tra, công an).

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng thuộc Ngân hàng nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện kiểm tra, thanh tra, giám sát nghiệp vụ bảo lãnh của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và xử lý các vi phạm phát sinh theo thẩm quyền theo quy định tại Điều 34 Thông tư số 11/2022/TT-NHNN ngày 30/9/2022 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về bảo lãnh ngân hàng.

Thanh tra các trường hợp tạm ứng vốn đầu tư quá hạn

Bộ Tài chính có trách nhiệm định kỳ (6 tháng và hàng năm) đôn đốc các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương có biện pháp thu hồi vốn tạm ứng quá hạn đối với dự án do các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương quản lý theo quy định.

Đồng thời, Bộ Tài chính chỉ đạo Kho bạc nhà nước phối hợp với chủ đầu tư thực hiện kiểm tra số vốn đã tạm ứng để thu hồi những khoản tồn đọng chưa sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích; kiểm tra số dư tạm ứng để đảm bảo thu hồi hết số vốn đã tạm ứng theo quy định tại khoản 6 Điều 10 Nghị định số 99/2021/NĐ-CP ngày 11/11/2021 của Chính phủ về quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công.

Chính phủ giao cơ quan thanh tra các cấp nghiên cứu, có kế hoạch thanh tra đối với các trường hợp tạm ứng vốn đầu tư quá hạn chưa thu hồi nguồn NSNN.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập ĐH Quốc gia TP HCM

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trao Huân chương Lao động hạng Nhất tặng ĐH Quốc gia TP HCM.
(PLVN) - Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Phạm Minh Chính trao Huân chương Lao động hạng Nhất tặng Đại học Quốc gia TP HCM. Thủ tướng nhấn mạnh, 30 năm qua, ĐH Quốc gia TP HCM đã không ngừng phát triển, đạt được những thành tựu quan trọng, khẳng định vai trò là một trong những cơ sở giáo dục đại học hàng đầu của đất nước…

Khẩn trương đưa Nghị quyết 57 vào cuộc sống

Ảnh minh hoạ. (Nguồn: VGP)
(PLVN) - “Trong bối cảnh yêu cầu phát triển khoa học và công nghệ ngày càng cấp thiết, những rào cản pháp lý cần được tháo gỡ, các luật và nghị quyết ban hành cần rõ ràng, tạo ra sự minh bạch và trật tự, từ đó huy động sự tham gia của toàn xã hội theo một chí hướng thống nhất”, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh trong phiên thảo luận tổ dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) tại Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội.

Tăng cường đoàn kết, gia tăng hiệu quả hợp tác, kết nối Việt Nam - Lào - Campuchia

Tăng cường đoàn kết, gia tăng hiệu quả hợp tác, kết nối Việt Nam - Lào - Campuchia
Ngày 22/2, tại TP Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm đã có Cuộc gặp cấp cao với Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Vương quốc Campuchia Hun Sen và Tổng Bí thư Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Thongloun Sisoulith.

Ba Thủ tướng Việt Nam, Lào, Campuchia họp triển khai Kết luận Cuộc gặp giữa ba Người đứng đầu ba Đảng

Ba Thủ tướng Việt Nam, Lào, Campuchia họp triển khai Kết luận Cuộc gặp giữa ba Người đứng đầu ba Đảng
Chiều 22/2, nhân dịp tham dự Cuộc gặp giữa ba Người đứng đầu ba Đảng Việt Nam, Campuchia và Lào tại TP HCM, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp làm việc với Thủ tướng Campuchia Hun Manet và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhằm quán triệt các nội dung thỏa thuận tại Kết luận của Cuộc gặp giữa ba Người đứng đầu ba Đảng.

Thực hiện 8 yêu cầu lớn để doanh nghiệp tư nhân tăng tốc, bứt phá

Thực hiện 8 yêu cầu lớn để doanh nghiệp tư nhân tăng tốc, bứt phá
Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 52/TB-VPCP ngày 21/2/2025 kết luận của Thường trực Chính phủ tại Hội nghị Thường trực Chính phủ gặp gỡ doanh nghiệp về nhiệm vụ, giải pháp để doanh nghiệp tư nhân tăng tốc, bứt phá, góp phần phát triển đất nước nhanh, bền vững trong kỷ nguyên mới.

'Cần xác định rõ mối quan hệ phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực'

'Cần xác định rõ mối quan hệ phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực'
(PLVN) - Là một trong những chủ thể đóng vai trò chủ chốt trong việc nghiên cứu, soạn thảo và chịu trách nhiệm về chất lượng của các dự án luật, pháp lệnh, Chính phủ ngày càng phải nâng cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm của mình trong vấn đề này trước những yêu cầu ngày càng cao của kỷ nguyên phát triển mới của đất nước. Xoay quanh vấn đề này, ông Nguyễn Phước Thọ, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ đã có cuộc trao đổi cùng Báo Pháp luật Việt Nam.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết tâm hoàn thành xóa nhà tạm nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết tâm hoàn thành xóa nhà tạm nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025
(PLVN) - Sáng 21/2, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (UBTƯ MTTQ) Việt Nam tổ chức Hội nghị Chủ tịch UB MTTQ Việt Nam các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương năm 2025. Hội nghị được tổ chức dưới sự chủ trì của ông Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam, Bí thư Đảng ủy MTTQ và các đoàn thể Trung ương.

"Gặp gỡ đầu Xuân năm 2025"

Quang cảnh cuộc Gặp gỡ đầu xuân năm 2025
(PLVN) - Ngày 21/2, tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh chủ trì tổ chức Chương trình Gặp gỡ đầu Xuân 2025 giữa Bí thư Tỉnh ủy các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang (Việt Nam) và Bí thư Khu ủy Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc).

Thủ tướng: Đủ tự tin, đủ điều kiện, đủ năng lực để tăng trưởng bứt phá

Thủ tướng: Đủ tự tin, đủ điều kiện, đủ năng lực để tăng trưởng bứt phá
(PLVN) - Kết luận Hội nghị Chính phủ với các địa phương về tăng trưởng kinh tế, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ rõ 10 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới và khẳng định chúng ta thấy có đủ tự tin, đủ điều kiện, đủ năng lực, phải phát huy trách nhiệm với lịch sử, với Đảng, Nhà nước, với nhân dân, quyết tâm đạt tăng trưởng GDP 8% trở lên trong năm 2025, tạo đà, tạo thế, tạo lực cho tăng trưởng 2 con số trong những năm tới.

Uỷ viên Bộ Chính trị Nguyễn Xuân Thắng tiếp Bí thư Khu ủy Khu tự trị Dân tộc Choang Quảng Tây

Quang cảnh buổi tiếp
(PLVN) - Chiều 20/2, tại TP Hạ Long, ông Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương đã tiếp ông Trần Cương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bí thư Khu ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây.

Khẩn trương xây dựng hành lang pháp lý cho những vấn đề mới, xu hướng mới

Nhiều chính sách đặc thù sẽ được áp dụng cho việc triển khai Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. (Ảnh minh họa: Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam do AI thực hiện).
(PLVN) - Ở Việt Nam hiện nay, hệ thống chính trị được thiết lập và vận hành theo cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ. Đảng Cộng sản Việt Nam với tư cách là “lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng thể chế và cơ chế vận hành cụ thể để bảo đảm thực hiện nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân.

Hội nghị Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam lần thứ ba: Đồng lòng chung sức xây dựng đất nước phát triển giàu mạnh, thịnh vượng

Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: PV).
(PLVN) - Ngày 20/2, tại Hà Nội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (UBTƯ MTTQ) Việt Nam tổ chức Hội nghị lần thứ ba khóa X dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể Trung ương, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến.

Bảo đảm tốt quân nhu, phòng, chống rét cho bộ đội

BĐBP và dân quân mặc ấm khi tuần tra giữa trời giá rét. (Ảnh: Phạm Khoa)
(PLVN) - Những ngày qua, nhiệt độ tại các tỉnh miền núi phía Bắc giảm sâu, có nơi xuống còn 1 - 2 độ C. Rét đậm, rét hại dự báo vẫn còn kéo dài, vì vậy, các cơ quan, đơn vị của Quân khu (QK) 1, 2, các đơn vị Bộ đội Biên phòng (BĐBP) đã triển khai nhiều biện pháp phòng, chống rét cho bộ đội; bảo vệ vật nuôi, cây trồng của đơn vị và người dân.

Hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, Nhân dân

Hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, Nhân dân
(PLVN) -  Chỉ trong một thời gian rất ngắn, cùng với việc tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW, ngành Công an đã khiến người dân cả nước khâm phục, kinh ngạc vì vừa thần tốc tinh gọn bộ máy, thậm chí bỏ một cấp là công an huyện; vừa chuẩn bị tiếp nhận thêm một khối lượng công việc rất lớn.