Cảnh báo rối loạn tâm lý do tác động của COVID-19

Rèn luyện một lối sống lành mạnh, tinh thần lạc quan giúp con người có động lực vượt qua dịch bệnh.
Rèn luyện một lối sống lành mạnh, tinh thần lạc quan giúp con người có động lực vượt qua dịch bệnh.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Đại dịch không chỉ gây nên những tổn hại cho sức khỏe thể chất con người. Nghiêm trọng hơn, nó gây nên những chấn thương về mặt tâm thần ngay trong dịch, cùng nỗi lo sang chấn tâm lý sau khi dịch bệnh kết thúc.

Từ âu lo kéo dài trong đại dịch

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã khẳng định, sức khỏe tâm thần là nền tảng cho sự khỏe mạnh và hoạt động hiệu quả của các cá nhân. Sức khỏe tâm thần không chỉ là trạng thái không có rối loạn tâm thần mà còn bao gồm khả năng suy nghĩ, học hỏi và hiểu được cảm xúc của một người và phản ứng của người khác. Sức khỏe tâm thần là một trạng thái cân bằng, cả bên trong cơ thể và với môi trường. Các yếu tố thể chất, tâm lý, xã hội, văn hóa, tinh thần và các yếu tố liên quan khác đều tham gia vào việc tạo ra sự cân bằng này. Có mối liên hệ không thể tách rời giữa sức khỏe tâm thần và thể chất.

Theo WHO, sợ hãi, lo lắng và áp lực là những phản ứng bình thường của con người trước những mối đe dọa thực tiễn hoặc được cảnh báo. Cũng như trong những thời điểm đối mặt với bất ổn hoặc những điều mà chúng ta chưa biết rõ. Chính vì vậy, mối lo lắng, thậm chí hơi quá trong đại dịch là có thể hiểu và chấp nhận được.

Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh kéo dài, cộng với tình hình giãn cách, bị cô lập, sự sợ hãi lây nhiễm và hậu quả của dịch, mối lo về tài chính gia đình... khiến những ám ảnh tâm lý trong dịch ngày một nặng hơn và nó có thể tỉ lệ thuận với thời gian dịch bệnh kéo dài.

Một nghiên cứu thực hiện tháng 12/2020 của Cơ quan Thống kê dân số Mỹ, sau đợt bùng dịch mạnh cho thấy 42% dân số nước này có biểu hiện lo âu hoặc thấy áp lực, tăng mạnh so với con số 11% ghi nhận trước đó một năm khi đại dịch chưa bùng phát. Ghi nhận số người dùng cần sa, thuốc kích thích và thậm chí ma túy cũng gia tăng đột biến trong thời điểm dịch bùng phát, phong tỏa kéo dài ở Mỹ. Nhiều người dân cho biết đó là “liệu pháp tâm lý” của họ nhằm quên đi thực tại, trốn tránh khỏi những lo âu trước mắt.

Theo Tiến sỹ Erika Saunders, Chủ nhiệm Khoa Sức khỏe tâm thần và hành vi của Trung tâm Y tế Milton S. Hershey, bang Pennsylvania (Mỹ), nhìn chung các cấp độ lo âu, căng thẳng đều gia tăng trước những thay đổi về môi trường làm việc, giáo dục, trong khi nhu cầu điều trị các vấn đề về sức khỏe tâm thần và hành vi, các trường hợp rối loạn tâm thần mức độ nặng đều tăng trong năm 2020. Số người mắc chứng mệt mỏi hoặc thiếu năng lượng, ngủ không ngon giấc, cảm thấy áp lực hoặc vô vọng, mất tập trung, lo âu và mất thăng bằng, không ngừng lo lắng hoặc rất khó để tìm được cảm giác thư giãn tăng ít nhất 25% trong đại dịch.

Tại Việt Nam, đặc biệt là tại các thành phố đang bùng phát dịch mạnh mẽ và phong tỏa một thời gian, chưa có thống kê nào cụ thể về tình hình rối loạn tâm lý trong dịch bệnh. Có lẽ, toàn bộ nguồn lực hiện nay đang dành cho các biện pháp phòng chống dịch, các cứu chữa về y tế, bảo vệ sức khỏe về thể chất. Nhưng, những tổn thương tinh thần mà người dân đang gặp phải là có thật. Không ít người, thông qua mạng xã hội đã bày tỏ nỗi sợ hãi, hoang mang, bất an. Thậm chí bức bối và tuyệt vọng. Nhiều tin giả, tin tiêu cực lan truyền trên mạng xã hội cũng góp phần làm tăng nặng những triệu chứng này.

Đến nỗi lo sang chấn tâm lý sau dịch

Một nghiên cứu với hơn 236.300 bệnh nhân COVID-19 ở Mỹ cũng cho thấy nhiều người sống sót sau khi mắc bệnh có nguy cơ cao mắc các bệnh về tâm lý. Theo đó, cứ 3 bệnh nhân bình phục thì có 1 người bị chẩn đoán mắc các rối loạn chức năng não hoặc tâm thần học trong vòng 6 tháng. Một nghiên cứu trước đó cũng phát hiện rằng có tới 20% bệnh nhân phục hồi mắc phải rối loạn tâm thần sau 3 tháng.

Các nhà nghiên cứu đều lo ngại tác động của COVID-19 đối với sức khỏe tâm thần có thể sẽ kéo dài, kể cả sau khi thế giới đã đẩy lùi được đại dịch.

Sau đại dịch, đối mặt với những mất mát về sức khỏe, tài chính, đặc biệt là mất người thân, người quen, cộng với những vết thương trong giai đoạn sợ hãi, cô lập sẽ rất có thể dẫn đến nhiều trường hợp sang chấn tâm lý trong người dân. Theo các chuyên gia thần kinh, rối loạn stress sau sang chấn (PTSD) là những hồi tưởng mang tính thâm nhập, tái hiện của một sự kiện sang chấn quá mạnh, sự hồi tưởng kéo dài trên 1 tháng và bắt đầu trong vòng 6 tháng sau sự kiện. Triệu chứng cũng bao gồm việc né tránh các kích thích liên quan đến sự kiện sang chấn, các cơn ác mộng và hồi tưởng.

Nếu không nhanh chóng thoát khỏi cơn sang chấn, người bệnh sẽ ngày càng tổn thương tâm lý nghiêm trọng, khó lòng quay lại cuộc sống bình thường.

Lời khuyên được đưa ra là ngay tại thời điểm trong dịch bệnh, mỗi một người, một gia đình cần nâng cao ý thức phòng chống dịch, không được chủ quan, nhưng cũng đừng mang tâm lý quá nặng nề, bi quan, sợ hãi. Nên hướng đến những điều tốt đẹp, tăng cường hoạt động thể chất, rèn luyện lối sống lành mạnh, tìm niềm vui trong gia đình. Nếu được, hạn chế thời gian dùng mạng xã hội, hạn chế tiếp nhận những thông tin tiêu cực, vô căn cứ.

Rèn luyện tinh thần vững mạnh, lạc quan không những góp phần giúp mỗi người an toàn vượt qua đại dịch mà còn ngăn ngừa những di chứng cho tâm lý về sau.

Đọc thêm

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu
(PLVN) - Ngày 21/12, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu, tổ chức lễ ra mắt hệ thống máy MRI 3.0 Tesla - công nghệ AI tầm soát đột quỵ. Đồng thời, hệ thống máy MRI 3.0 Tesla hỗ trợ tầm soát, chẩn đoán chính xác các bệnh lý phức tạp về thần kinh, mạch máu, ung thư…

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.