Cảnh báo an ninh mạng từ Hàn Quốc

Khoảng hơn 14h hôm qua (giờ địa phương), hệ thống máy tính của các kênh truyền thông quốc gia của Hàn Quốc bị ngừng trệ một cách không thể giải thích được. Quân đội Hàn Quốc cũng đã gia tăng mức độ cảnh báo sau vụ việc này vì cho rằng đây là một vụ tấn công phối hợp trên mạng.

Khoảng hơn 14h hôm qua (giờ địa phương), hệ thống máy tính của các kênh truyền thông quốc gia của Hàn Quốc bị ngừng trệ một cách không thể giải thích được. Quân đội Hàn Quốc cũng đã gia tăng mức độ cảnh báo sau vụ việc này vì cho rằng đây là một vụ tấn công phối hợp trên mạng.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Giới chức Hàn Quốc đã không thể ngay lập tức chỉ ra nguyên nhân vụ nghẽn mạng mang tính chất hệ thống ngày 20/3. “Các báo cáo đã về những vụ việc này đã được gửi đến cùng một lúc, vì vậy chúng tôi đã cử các điều tra viên đến hiện trường”, một quan chức tại đơn vị phòng chống khủng bố trên mạng thuộc Văn phòng cảnh sát quốc gia Hàn Quốc nói với hãng tin Yonhap và cho biết họ sẽ phải mất vài ngày để thu thập bằng chứng.

Khoảng hơn 14h ngày 20/3 (giờ địa phương), các kênh truyền thông quốc gia KBS, MBC và YTN đều gửi thông báo cho hay hệ thống máy tính của họ đã bị ngừng trệ một cách không thể giải thích được. Các thiết bị chỉnh sửa cũng đã bị ảnh hưởng, ảnh hưởng đến việc phát sóng các chương trình.

Cùng thời điểm, 2 ngân hàng lớn của Hàn Quốc là Shinhan và Nonghyup cũng cho hay hệ thống của họ bị ảnh hưởng. Một số file lưu trữ trong một số máy tính bị ảnh hưởng đã bị xóa đi. Nhà cung cấp dịch vụ internet LG Uplus thì cho hay họ nghi ngờ rằng hệ thống của họ bị tin tặc xâm nhập.

Khoảng 2,5 giờ sau, một số máy tính đã hoạt động bình thường trở lại. Văn phòng an ninh quốc gia Hàn Quốc đã từ chối phỏng đoán về khả năng Triều Tiên đứng sau vụ tấn công. Bộ Quốc phòng Hàn Quốc tuy không bị ảnh hưởng bởi vụ tấn công nhưng cũng đã nâng mức độ sẵn sàng phản ứng của quân đội.

Chỉ vài giờ trước đó, các quan chức tại văn phòng tình báo Hàn Quốc đã cáo buộc Bình Nhưỡng đang tiến hành các vụ tấn công quy mô lớn trên không gian mạng nhằm tuyên truyền chống Hàn Quốc, với mục đích gây thiệt hại cho các chính sách của chính phủ và gia tăng sự bất ổn trong xã hội. Trước đây, Triều Tiên từng bị cáo buộc liên quan trong 2 vụ tấn công trên mạng lớn nhằm vào các cơ quan chính phủ và công ty tài chính của Hàn Quốc vào các năm 2009 và 2011.

Cuộc tấn công ngày 20/3 diễn ra cùng lúc với các cuộc gặp giữa các quan chức cấp cao từ Hàn Quốc và Mỹ tại Seoul để bàn về cách thức thực thi các biện pháp trừng phạt mà Liên hợp quốc đã áp đặt đối với Triều Tiên sau vụ thử hạt nhân của Bình Nhưỡng gần đây.

Mỹ đã ra lệnh áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Ngân hàng ngoại thương của Hàn Quốc – ngân hàng trao đổi ngoại tệ chính của Bình Nhưỡng – cùng 4 quan chức chủ chốt được xác định là những người chịu trách nhiệm đối với chương trình tên lửa đạn đạo của Triều Tiên.

Ngoại trưởng Hàn Quốc Yun Byung-se ngày 20/3 đã kêu gọi người đồng nhiệm Trung Quốc Vương Nghị cùng phối hợp để thực thi các biện pháp trừng phạt của LHQ.

Một nghiên cứu của Trung tâm an ninh mạng Hàn Quốc mới đây đã chỉ ra một số mục tiêu chủ yếu mà Triều Tiên có thể nhắm tới trong các vụ tấn công mạng và kêu gọi chính phủ cùng các doanh nghiệp của nước này chuẩn bị các biện pháp đối phó.

Báo cáo này đã bày tỏ sự quan ngại đặc biệt đối với các cơ sở năng lượng hạt nhân của Hàn Quốc, vốn cung cấp gần 36% sản lượng điện cho cả nước và có thể dễ bị nhiễm virut. Báo cáo này cũng cho rằng mạng lưới đường sắt KTX của Hàn Quốc cũng dễ bị tấn công vì nó được điều khiển bởi một trung tâm chỉ huy duy nhất.

Theo báo cáo, chỉ cần một lỗi ở hệ thống điều hành cũng có thể khiến các đoàn tàu mất kiểm soát về tốc độ, tuyến đường hay các biển báo. Trong trường hợp xấu nhất, các đoàn tàu có thể đâm vào nhau, khiến hàng trăm người thiệt mạng.

Minh Tuệ

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.