Cần Thơ: Tăng cường giám sát phòng, chống dịch bệnh Marburg

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - UBND TP Cần Thơ vừa ban hành công văn giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với đơn vị có liên quan khẩn trương triển khai chỉ đạo của Bộ Y tế về việc tăng cường giám sát phòng, chống dịch bệnh Marburg trên địa bàn TP.

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, Marburg là một bệnh truyền nhiễm cấp tính đặc biệt nguy hiểm, khả năng lây truyền và tỷ lệ tử vong cao (50% có thể lên tới 88%) do vi rút Marburg gây ra; ổ chứa tự nhiên là loài dơi ăn quả (Rousettus aegyptiacus). Bệnh được phân loại thuộc nhóm A trong Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm của nước ta.

Theo Bộ Y tế, Marburg là một bệnh truyền nhiễm cấp tính đặc biệt nguy hiểm, khả năng lây truyền và tỷ lệ tử vong cao; ổ chứa tự nhiên là loài dơi ăn quả (Rousettus aegyptiacus). Hiện bệnh chưa có vắc xin và thuốc điều trị đặc hiệu. Ảnh minh họa: nguồn Internet.

Theo Bộ Y tế, Marburg là một bệnh truyền nhiễm cấp tính đặc biệt nguy hiểm, khả năng lây truyền và tỷ lệ tử vong cao; ổ chứa tự nhiên là loài dơi ăn quả (Rousettus aegyptiacus). Hiện bệnh chưa có vắc xin và thuốc điều trị đặc hiệu. Ảnh minh họa: nguồn Internet.

Các đường lây nhiễm của bệnh Marburg gồm: Từ động vật (dơi, động vật linh trưởng) sang người; từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch tiết cơ thể (nước tiểu, mồ hôi, nước bọt, chất nôn, sữa mẹ, tinh dịch...) hoặc với môi trường/vật dụng bị ô nhiễm bởi dịch tiết của người mắc/chết do vi rút Marburg. Thời gian ủ bệnh từ 2-21 ngày; khởi phát với các triệu chứng sốt cao, đau đầu, khó chịu, sau đó có thể xuất hiện tiêu chảy, đau bụng, chuột rút, buồn nôn, nôn, xuất huyết. Hiện bệnh chưa có vắc xin và thuốc điều trị đặc hiệu.

Để chủ động phòng, chống dịch bệnh Marburg không lan truyền trên địa bàn, UBND TP giao Giám đốc Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tăng cường giám sát chặt chẽ người nhập cảnh, tại cộng đồng và cơ sở y tế nhằm phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh để điều tra dịch tễ; đặc biệt lưu ý những người nhập cảnh từ các quốc gia có dịch khu vực châu Phi trong vòng 21 ngày. Đồng thời, phối hợp với các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur lấy mẫu để xét nghiệm chẩn đoán; quản lý ca bệnh (nếu có) và xử lý không để bệnh lây lan ra cộng đồng.

Thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng hộ cá nhân đối với nhân viên y tế và người tiếp xúc với các trường hợp nghi ngờ/mắc bệnh, không để lây nhiễm cho nhân viên y tế cũng như lây lan trong cộng đồng. Chủ động xây dựng kế hoạch đáp ứng theo các tình huống, để sẵn sàng đáp ứng trong trường hợp dịch bệnh xảy ra tại địa phương, không để bị động; sẵn sàng thuốc, trang thiết bị, nhân lực, kinh phí để triển khai các biện pháp thu dung, điều trị, phòng chống dịch…

Tin cùng chuyên mục

Khu di tích lịch sử đền Hùng đang là điểm đến của hàng triệu người dân và du khách trong và ngoài nước

Hân hoan trẩy hội Đền Hùng

(PLVN) -  Không khí rộn ràng, vui tươi đang tràn ngập khắp nơi trên quê hương Đất Tổ với muôn sắc cờ hoa được điểm tô rực rỡ. Dưới chân núi Hùng, nô nức dòng người đổ về dâng hương, muôn triệu trái tim của người dân đất Việt cũng đang hướng về nguồn cội. Tất cả cùng hoà chung tạo nên một lễ hội đầy thiêng liêng nhưng cũng vô cùng sống động và rực rỡ sắc màu.

Đọc thêm

Huyện Cao Lộc (Lạng Sơn): Phát huy những tiềm năng, lợi thế để bứt phá đi lên

Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị Quan. (Ảnh: Lê Hanh)
(PLVN) - Là huyện miền núi nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Lạng Sơn, Cao Lộc từng được biết tới như một huyện khó khăn, kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, cơ sở hạ tầng hạn chế. Tuy nhiên, những năm gần đây, huyện đã tập trung mọi nguồn lực khai thác tốt lợi thế vùng biên giới, kinh tế cửa khẩu cùng với chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng Cao Lộc đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH).