Cần một cơ quan điều phối tranh chấp đầu tư quốc tế cấp trung ương

(PLO) - Đang tồn tại một nghịch lý là các nhà đầu tư nước ngoài (NĐT) đến đầu tư tại Việt Nam thì chủ yếu thực hiện thủ tục pháp lý về đầu tư với cơ quan cấp tỉnh. Nhưng khi NĐT bất đồng với chính quyền địa phương và phải thực hiện tranh chấp pháp lý theo luật quốc tế thì người bị kiện là Chính phủ chứ không phải là chính quyền cấp tỉnh.
Thứ trưởng bộ KH&ĐT, ông Vũ Đại Thắng phát biểu đề dẫn tại hội thảo. Ảnh: Võ Anh Tuấn
Thứ trưởng bộ KH&ĐT, ông Vũ Đại Thắng phát biểu đề dẫn tại hội thảo. Ảnh: Võ Anh Tuấn

Mũi dại lái chịu đòn

Trình bày tại Hội thảo “Phòng ngừa và giảm thiểu khiếu nại, tranh chấp đầu tư quốc tế” do bộ Kế hoạch & Đầu tư phối hợp với Bộ Tư pháp đồng tổ chức mới đây, bà Lê Thị Huỳnh Mai, Phó giám đốc Sở KH&ĐT TP HCM cho biết trong thời gian qua, trên địa bàn thành phố cũng đã phát sinh một số dự án nhà đầu tư nước ngoài đã kiện Chính phủ Việt Nam ra các cơ quan tài phán quốc tế. 

“Qua rà soát, hiện nay Sở KH&ĐTTP HCM đang tiếp nhận và giải quyết 8 vụ việc có khả năng chuyển thành tranh chấp quốc tế giữa nhà đầu tư nước ngoài và chính phủ Việt Nam”, bà Mai thông tin.

Tại Khánh Hòa, ông Trần Minh Hải, phó giám đốc sở KH&ĐT cho biết Sở này cũng đang giải quyết 4 vụ khiếu nại: 1 vụ về thu hồi giấy chứng nhận đầu tư theo hình thức hợp đồng BT; 1 vụ về thủ tục đất đai, giải phóng mặt bằng, chậm tiến độ; 2 vụ tranh chấp vụ chuyển nhượng vốn giữa cổ đông trong nước và ngoài nước. Trong đó, đáng chú ý có 2 vụ, nếu phải giải quyết tranh chấp theo luật quốc tế thì bị đơn sẽ là Chính phủ Việt Nam chứ không phải là UBND tỉnh Khánh Hòa.

Nguồn cơn của sự việc

Nguyên cớ của câu chuyện, như trường hợp tại TP HCM, đại diện sở KH&ĐT nêu 4 lý do: 1. Nhiều dự án FDI được cấp phép trong buổi đầu của thời mở cửa nay sắp hết hạn hoạt động mà không còn phù hợp với quy hoạch mới nên bất đồng về việc gia hạn; 2. Việt Nam tham gia ngày càng nhiều các Hiệp định thương mại nên việc theo dõi và áp dụng gặp khó khăn; 3. Chất lượng cán bộ tham gia giải quyết tranh chấp yếu về chất lượng và thiếu về số lượng; 4. Công tác phối hợp giải quyết tranh chấp giữa các cơ quan nhà nước chưa được đồng bộ.

Đại diện sở KH&ĐT Khánh Hòa cũng công nhận, một số thủ tục đầu tư còn bị bỏ sót khi cấp phép cho NĐT dẫn đến việc NĐT khiếu nại các quyết định hành chính của tỉnh. Đồng thời tỉnh cũng chưa thực hiện tốt công tác thẩm định năng lực của NĐT khi giao thực hiện dự án theo hình thức hợp đồng BT. 

Về nguyên nhân nói trên của Khánh Hòa, Thứ trưởng bộ Tư pháp, Nguyễn Khánh Ngọc, đồng chủ trì hội thảo, cho rằng “chiều lòng nhà đầu tư đến mức thái quá”. Theo thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc, đây không phải là lỗi của riêng Khánh Hòa mà nhiều địa phương khác cũng "vướng".

“Đầu tư là một quá trình lâu dài chứ không như thương mại mua bán xong là xong. Con đường dài hàng chục mét nhưng chỉ trải thảm chỉ vài mét là hết sức nguy hiểm”, người đồng chủ trì hội thảo ví von.

Thứ trưởng bộ Tư pháp, Nguyễn Khánh Ngọc: “Đầu tư là một quá trình lâu dài. Con đường dài hàng chục mét nhưng chỉ trải thảm chỉ vài mét là hết sức nguy hiểm”. Ảnh: Võ Anh Tuấn
Thứ trưởng bộ Tư pháp, Nguyễn Khánh Ngọc: “Đầu tư là một quá trình lâu dài. Con đường dài hàng chục mét nhưng chỉ trải thảm chỉ vài mét là hết sức nguy hiểm”. Ảnh: Võ Anh Tuấn

Ngoài ra, đại diện sở KH&ĐT Khánh Hòa cũng phân tích thêm 2 nguyên nhân nữa là việc phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong quá trình xử lý khiếu nại của NĐT chưa thực sự hiệu quả cũng như tỉnh chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc xử lý các khiếu nại, tranh chấp của NĐT.

Về nguyên nhân thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan nhà nước trong quá trình xử lý khiếu nại của NĐT, theo ông Trần Văn Hùng, giám đốc sở KH&ĐT tỉnh Quảng Ninh, hiện nay quy chế để tổ chức giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế ở cấp tỉnh là Quyết định 04/2014/QĐ-TTg (Về việc ban hành Quy chế phối hợp trong giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế). Nhưng khi triển khai trong thực tế thì “không có bộ phận chuyên trách tham mưu thực hiện các nội dung liên quan đến phòng ngừa và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế. Mặt khác cán bộ công chức sở tư pháp cũng như các sở, ngành khác đều thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực này”.

Kinh nghiệm quốc tế và điều cần làm tại Việt Nam

Tham dự hội thảo, ngoài đại diện của ngành tư pháp, KH&ĐT còn có đại diện doanh nghiệp, giới luật sư, giới học thuật, chuyên gia về trọng tài thương mại quốc tế... Nhiều tham luận đề thống nhất quan điểm rằng muốn phòng ngừa và giảm thiểu khiếu nại, tranh chấp đầu tư quốc tế thì phải làm tốt công tác quản lý các vướng mắc, bao gồm phát hiện vấn đề và giải quyết vướng mắc trước khi phải kéo nhau đến các cơ quan tài phán quốc tế.

Nhóm tác giả Nguyễn Thanh Tú (tiến sĩ luật học, Bộ Tư pháp), Lê Thị Ngọc Hà (NCS khoa Luật, đại học La Trobe, Australia) tham dự hội thảo với đề tài nghiên cứu chính sách phòng ngừa và quản trị tranh chấp quốc tế của một số quốc gia và đề xuất phương án áp dụng tại Việt Nam. 

NCS Lê Thị Ngọc Hà với đề tài nghiên cứu chính sách phòng ngừa và quản trị tranh chấp quốc tế của một số quốc gia và đề xuất phương án áp dụng tại Việt Nam. Ảnh: Võ Anh Tuấn
NCS Lê Thị Ngọc Hà với đề tài nghiên cứu chính sách phòng ngừa và quản trị tranh chấp quốc tế của một số quốc gia và đề xuất phương án áp dụng tại Việt Nam. Ảnh: Võ Anh Tuấn

Theo đó, Peru và Colombia với cơ chế tổng thể lực định về phòng ngừa tranh chấp; Hàn Quốc và Nga với thiết chế thanh tra đầu tư để giải quyết yêu cầu, vướng mắc của NĐT; Mexico với dự án phòng ngừa tranh chấp và giải quyết vướng mắc của NĐT bởi cơ quan xúc tiến đầu tư. Các mô hình này có chung đặc điểm là có văn phòng/cơ quan cấp trung ương để làm đầu mối chủ động tiếp nhận các vướng mắc của NĐT, từ đó ngăn chặn tranh chấp ngay từ vòng hòa giải chứ không để phát sinh kiện tụng.

Chuyên gia tư vấn của Tổ chức Tài chính Quốc tế, ông Nguyễn Hưng Quang đem đến hội thảo mô hình “Cơ chế phản hồi NĐT có hệ thống” (SIRM). Theo đó, về cơ bản cũng cần có cơ quan hành chính chịu trách nhiệm điều phối thông tin và là đầu mối phản hồi thông tin cho các vướng mắc của NĐT. Cần có cơ chế cảnh báo sớm cho phép cơ quan đầu mối biết về vướng mắc càng sớm càng tốt để quản lý các vướng mắc.

“Cơ chế phản hồi NĐT có hệ thống” (SIRM). Ảnh chụp từ tham luận của ông Nguyễn Hưng Quang
“Cơ chế phản hồi NĐT có hệ thống” (SIRM). Ảnh chụp từ tham luận của ông Nguyễn Hưng Quang

Đại diện công ty luật quốc tế Freshfields Bruckhaus Deringer cũng đến chia sẻ kinh nghiệm tại hội thảo. Luật sư Lexi Menish cho rằng để phòng tránh tranh chấp thì cần hợp nhất và quản lý thông tin ISDS (cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế) và thành lập Nhóm cố vấn nghĩa vụ đầu tư. 

Đại diện công ty luật quốc tế Freshfields Bruckhaus Deringer, luật sư Lexi Menish với đề xuất thành lập Nhóm cố vấn nghĩa vụ đầu tư. Ảnh: Võ Anh Tuấn
Đại diện công ty luật quốc tế Freshfields Bruckhaus Deringer, luật sư Lexi Menish với đề xuất thành lập Nhóm cố vấn nghĩa vụ đầu tư. Ảnh: Võ Anh Tuấn

Hợp nhất và quản lý thông tin ISDS gồm: hợp nhất các cam kết IIA/ISDS vào cơ sở dữ liệu trung tâm. Trung tâm này được cập nhật thường xuyên và cho phép chính quyền các cấp được quyền truy cập;“Nhóm cố vấn nghĩa vụ đầu tư”là đầu mối tập trung để tư vấn về việc tuân thủ các chính sách, biện pháp và quyết định của cơ quan nhà nước với nghĩa vụ đầu tư quốc tế của Việt Nam. Các thành viên của Nhóm phải được đào tạo về luật và có kinh nghiệm trong giải quyết các vấn đề quốc tế công và đàm phán IIA.

“Nhóm cố vấn nghĩa vụ đầu tư” theo với chức năng như mô tả của đại diện công ty luật Freshfields Bruckhaus Deringer thực chất cũng là một cơ quan điều phối tranh chấp đầu tư quốc tế cấp trung ương.

Thứ trưởng bộ KH&ĐT Vũ Đại Thắng đồng chủ trì hội thảo đánh giá cao đóng góp của các tham luận và cho biết sẽ tập hợp nội dung để báo cáo tổng kết 30 năm đầu tư nước ngoài.

Đọc thêm

Hoàn thiện quy định về phân cấp, phân quyền giữa trung ương và chính quyền địa phương

Toàn cảnh cuộc họp.
(PLVN) - Chiều 22/11, Bộ Tư pháp tổ chức họp H ội đồng thẩm định hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) với sự chủ trì của Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh. Về phía cơ quan chủ trì lập đề nghị có Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long cùng đại diện một số đơn vị thuộc Bộ.

Giải lan toả kết quả hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp, tinh thần thượng tôn Hiến pháp, pháp luật

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng Ban tổ chức phát biểu tại buổi lễ.
(PLVN) - Thiết thực hướng đến Kỷ niệm 80 năm ngày Truyền thống của ngành Tư pháp Việt Nam (28/8/1945 – 28/8/2025) và Đại hội Thi đua yêu nước ngành Tư pháp lần thứ VI, 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), phát huy vai trò của báo chí, nâng cao chất lượng công tác thông tin truyền thông, góp phần tích cực xây dựng Bộ, ngành Tư pháp ngày càng phát triển, sáng 22/11, Bộ Tư pháp phát động Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất (gọi chung là Giải báo chí).

Bộ Pháp điển Việt Nam: Giải pháp quan trọng để truyền thông chính sách

Ông Nguyễn Duy Thắng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp.
(PLVN) - Bộ Pháp điển Việt Nam là một công cụ tra cứu pháp luật hữu ích trong Kỷ nguyên mới. Việc Công bố và đưa Bộ Pháp điển vào cuộc sống là một trong các giải pháp quan trọng để truyền thông chính sách, giảm chi phí tuân thủ pháp luật đồng thời mở ra những nguồn lực, tạo nên sức mạnh, hiệu quả cao trong việc xây dựng, thực hiện chính sách pháp luật…

Đẩy mạnh xã hội hoá công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua mô hình “Điểm hỗ trợ pháp luật cộng đồng miễn phí”

Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ tư pháp Phan Hồng Nguyên phát biểu khai mạc Tọa đàm.
(PLVN) - Ngày 20/11/2024, tại tỉnh Sóc Trăng, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật - Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm lấy ý kiến thí điểm xây dựng mô hình “Điểm hỗ trợ pháp luật cộng đồng miễn phí” với sự chủ trì của đồng chí Phan Hồng Nguyên – Phó Cục trưởng.

Xác định đúng và trúng giải pháp để đưa công tác xây dựng pháp luật lên tầm cao mới

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh phát biểu khai mạc phiên họp.
(PLVN) - Ngày 21/11, Bộ Tư pháp tổ chức phiên họp Hội đồng khoa học Bộ với chủ đề “Nhận diện những vấn đề đặt ra đối với sự phát triển của Bộ, ngành Tư pháp trên cơ sở các phát biểu chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm thời gian gần đây và Kết luận của đồng chí Tổng Bí thư tại buổi làm việc với Ban Cán sự đảng Bộ Tư pháp”. Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh chủ trì phiên họp. Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc và Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh cùng dự.

Thư ký thi hành án Trần Văn Toán và những kỷ niệm “cưỡng chế” nhớ đời!

Anh Trần Văn Toán, Thư ký thi hành án Chi cục Thi hành án dân sự huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu.
(PLVN) -“Phải nhìn nhận, trong giai đoạn hiện nay hoạt động Thi hành án dân sự (THADS) vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn nhất định, tiềm ẩn nhiều rủi ro, nguy hiểm cho đội ngũ Chấp hành viên khi tổ chức thi hành án” là chia sẻ của anh Trần Văn Toán, Thư ký thi hành án Chi cục Thi hành án dân sự huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu.

TS Lê Việt Nga: Người góp sức mở những “cung đường” cho hàng Việt vươn xa

TS. Lê Việt Nga - Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương)
(PLVN) -  Chỉ từ một lời “rủ rê” mà TS. Lê Việt Nga - Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) đã có 13 năm gắn bó với cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Từ cuộc vận động này, cùng với nỗ lực, nhiệt huyết và tình yêu với hàng Việt của TS. Lê Việt Nga mà hàng Việt đã có một “cuộc trường chinh vạn dặm” vượt ra khỏi biên giới quốc gia, xuất hiện trên kệ những hệ thống siêu thị lớn nhất trên thế giới…

Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo của Bộ Tư pháp tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh phát biểu kết luận phiên họp.
(PLVN) -Ngày 20/11, Bộ Tư pháp đã tổ chức Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo của Bộ Tư pháp tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.