Cần làm tốt hơn công tác dân vận khéo trong hoạt động hòa giải

Cần làm tốt hơn công tác dân vận khéo trong hoạt động hòa giải
(PLVN) -Ngày 13/7/2020, Ban Dân vận Trung ương phối hợp với Bộ Tư pháp, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) và Tòa án nhân dân tối cao tổ chức Hội nghị “Công tác dân vận trong hoạt động hòa giải”. Để hiểu rõ hơn về việc vận dụng dân vận khéo trong hoạt động hòa giải ở cơ sở, gắn với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), Báo Pháp luật Việt Nam đã có bài phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh về vấn đề trên.

-Xin Thứ trưởng cho biết mục đích chính mà Hội nghị “Công tác dân vận trong hoạt động hòa giải” hướng tới là gì?

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh: Như chúng ta đã biết, công tác dân vận là vận động nhân dân góp thành lực lượng toàn dân, để thực hành những công việc nên làm, hướng tới mục tiêu đoàn kết dân tộc, xây dựng nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh. Vận dụng lý thuyết của dân vận trong công tác hòa giải chính là việc tổ chức thực hiện, tuyên truyền, vận động nhân dân, theo dõi, đôn đốc, giúp dân giải quyết những khó khăn, mâu thuẫn phát sinh. Dân vận khéo là làm cho người dân thấy quyền lợi, nghĩa vụ, thấy lợi ích hài hòa, triển khai những việc làm thiết thực gắn với lợi ích chính đáng, hợp pháp của dân.

Mục đích của Hội nghị “Công tác dân vận trong hoạt động hòa giải” là nhằm tiếp tục khẳng định vai trò và ý nghĩa của công tác dân vận, vai trò của MTTQVN trong hoạt động hòa giải ở cơ sở, đồng thời đón nhận và cổ vũ cho một hình thức hòa giải mới là hòa giải, đối thoại tại Tòa án. Cũng tại hội nghị lần này, chúng ta tổng kết để nhận diện rõ hơn về những hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, sự phối hợp thực hiện của các cơ quan hữu quan, cũng như khả năng vận dụng dân vận khéo trong công tác hòa giải ở cơ sở và hòa giải, đối thoại tại Tòa án. Từ đó xác định phương hướng, đề xuất giải pháp tiếp tục tăng cường và phát huy vai trò của công tác dân vận, nâng cao hiệu quả hoạt động hòa giải ở cơ sở và hòa giải, đối thoại tại Tòa án, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu của Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 3/6/2013 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ bảy (khóa XI) về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới” và Kết luận số 43-KL/TW ngày 07/01/2019 của Ban Bí thư về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW.

-Trong những năm qua, nhờ sự phối hợp chặt chẽ của cơ quan dân vận, MTTQVN và ngành Tư pháp từ Trung ương đến địa phương nên công tác hòa giải ở cơ sở đã có những hiệu quả tích cực. Thứ trưởng có thể nói rõ hơn về vấn đề này?

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh: Thời gian qua, Ban cán sự đảng, Lãnh đạo Bộ Tư pháp luôn quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan tư pháp địa phương khi thực hiện vai trò quản lý nhà nước đối với hoạt động hòa giải ở cơ sở; thường xuyên, tích cực phối hợp với cơ quan dân vận, MTTQVN và các tổ chức thành viên của Mặt trận ở các cấp để cùng định hướng, sáng tạo nhiều hình thức hòa giải đa dạng, phù hợp với văn hóa từng vùng, miền, cộng đồng dân cư ở cơ sở. Nhờ vậy, công tác hòa giải ở cơ sở đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận:

Thứ nhất, công tác hòa giải ở cơ sở đã được lồng ghép với công tác dân vận, cùng với sự vào cuộc tích cực của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phát huy vai trò nòng cốt của MTTQVN các cấp. Nghị quyết số 25-NQ/TW đã nêu rõ, cần “Tăng cường đối thoại, tiếp xúc trực tiếp với nhân dân và giải quyết kịp thời đơn, thư khiếu tố của dân. Làm tốt công tác thanh tra nhân dân, công tác hòa giải ở cơ sở; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; chủ động nắm tình hình và giải quyết những công việc liên quan đến đời sống của nhân dân”. Kết luận số 43-KL/TW cũng nhấn mạnh: “Tăng cường đối thoại, tiếp xúc với nhân dân, sâu sát cơ sở, lắng nghe tâm tư, kịp thời giải quyết nguyện vọng chính đáng, hợp pháp của nhân dân. Tập trung xử lý khẩn trương, dứt điểm, kịp thời các vấn đề bức xúc liên quan trực tiếp đến đời sống nhân dân, tránh để hình thành và lan rộng các điểm nóng về an ninh, trật tự xã hội”. Đây là cơ sở chính trị quan trọng giúp cho hoạt động hòa giải ở cơ sở được chú trọng hơn trên cơ sở lồng ghép với công tác dân vận và sự quan tâm của các ủy Đảng, cơ quan dân vận các cấp. Thực hiện hoạt động hòa giải chính là thực hiện kỹ năng dân vận khéo để làm gia tăng hiệu quả một cách thiết thực, toàn diện của hoạt động hòa giải ở cơ sở. 

Trước đó, để triển khai hiệu quả Luật Hòa giải ở cơ sở, Bộ Tư pháp đã tham mưu Chính phủ và Ủy ban Trung ương MTTQVN ban hành Nghị quyết liên tịch số 01/2014/NQLT/CP-UBTƯMTTQVN ngày 18/11/2014 hướng dẫn phối hợp thực hiện một số quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở. Ở địa phương, đã có 58/63 tỉnh, thành phố ban hành Nghị quyết của HĐND hoặc Quyết định của UBND cấp tỉnh quy định mức chi thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn. Hàng năm, Bộ Tư pháp đều có văn bản hướng dẫn các địa phương triển khai công tác hòa giải ở cơ sở; Ủy ban Trung ương MTTQVN cũng ban hành kế hoạch, văn bản hướng dẫn các tổ chức thành viên của Mặt trận và Ủy ban MTTQVN các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở.

Thứ hai, về kết quả hòa giải thành ở cơ sở. Tính đến 31/12/2019, cả nước có 96.896 tổ hòa giải với 601.312 hòa giải viên ở cơ sở. Trong 6 năm thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở, các tổ hòa giải trên cả nước đã hòa giải 875.573 vụ, việc; hòa giải thành 707.945 vụ, việc (đạt tỷ lệ 80,6%). Tỷ lệ hòa giải thành tăng dần theo từng năm. 

Để có được kết quả này, trong quá trình thực hiện công tác hòa giải, đội ngũ hòa giải viên đã dựa trên uy tín, đạo đức, văn hóa tốt đẹp của dân tộc, của quê hương, đồng thời chủ động phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, từ đó, góp phần xây dựng cuộc sống bình yên, hạnh phúc, củng cố, vun đắp khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng bền vững. 

Thứ ba, nhận thức và ý thức của cộng đồng, xã hội đối với công tác hòa giải ở cơ sở đã được nâng cao, người dân ngày càng tin tưởng vào hoạt động hòa giải ở cơ sở. Nhiều hòa giải viên ở cơ sở được Đảng tin, dân mến, chính quyền tín nhiệm. Công tác hòa giải ở cơ sở đang ngày càng khẳng định được vai trò, ý nghĩa nhân văn sâu sắc, phù hợp với văn hóa của người Việt Nam, mang lại những giá trị to lớn không chỉ về tinh thần, mà còn đóng góp thiết thực vào sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. 

-Việc PBGDPL cho quần chúng nhân dân thông qua hoạt động hòa giải ở cơ sở là một hình thức dân vận trực tiếp, hiệu quả. Vậy Bộ Tư pháp có những giải pháp nào để tiếp tục thực hiện hiệu quả hình thức dân vận này, thưa Thứ trưởng?

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh: Trước bối cảnh hội nhập quốc tế, xây dựng nền kinh tế thị trường, sự tác động của quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, dẫn đến tranh chấp, xung đột xảy ra ngày càng nhiều, diễn biến phức tạp đã đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với công tác tư pháp nói chung, công tác hòa giải ở cơ sở nói riêng phải được tăng cường, có bước chuyển mình ngang tầm với nhiệm vụ. Chính vì thế, Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 9/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân đã khẳng định hòa giải ở cơ sở là một trong các hình thức của công tác PBGDPL. Sau quá trình tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị trên, vừa qua, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị, trong đó yêu cầu công tác PBGDPL phải triển khai toàn diện, rộng khắp, hướng mạnh về cơ sở. Với tư cách là một hình thức của PBGDPL, công tác hòa giải ở cơ sở đã góp phần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật, hướng tới xây dựng xã hội thượng tôn pháp luật, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN.

Công tác dân vận không chỉ chú ý đến việc an dân, mà quan trọng hơn là có những giải pháp để phát huy sức mạnh của nhân dân. Trong thời gian tới, các cấp ủy, chính quyền, MTTQVN và các tổ chức chính trị - xã hội cần tiếp tục quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác hòa giải ở cơ sở với những giải pháp căn cơ, bền vững. Trong đó, chú trọng nâng cao ý thức, trách nhiệm cấp ủy các cấp về vai trò, ý nghĩa của công tác hòa giải ở cơ sở; tiếp tục hoàn thiện chính sách, thể chế cho công tác này và tập trung nâng cao năng lực, kỹ năng cho đội ngũ hòa giải viên, trong đó có kỹ năng dân vận khéo, đồng thời quan tâm đến yếu tố giới trong công tác hòa giải. Có như vậy, công tác hòa giải mới đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn, góp phần thực hiện hiệu quả công tác PBGDPL, nâng cao nhận thức, ý thức pháp luật của công dân, đưa nguyên tắc “Thượng tôn pháp luật” trở thành văn hóa ứng xử của mọi tầng lớp nhân dân ở mọi vùng miền trong cả nước, thực hiện thành công mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân./.

-Trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!

Tin cùng chuyên mục

Anh Dương Chính Nghĩa 20 năm tận tụy với công việc tư pháp ở cơ sở.

Cán bộ Tư pháp - Hộ tịch Dương Chính Nghĩa 20 năm tận tuỵ với tư pháp cơ sở

(PLVN) - Anh Dương Chính Nghĩa, công chức tư pháp - hộ tịch xã Tượng Sơn, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã có gần 20 năm gắn bó với công việc tư pháp - hộ tịch ở cơ sở. Với địa bàn rộng, đông dân cư nhưng anh Nghĩa luôn tâm huyết, trách nhiệm, yêu nghề, nỗ lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao và luôn là “lá cờ đầu” triển khai các mô hình điểm về phổ biến, giáo dục pháp luật tại Hà Tĩnh.

Đọc thêm

Khoa Pháp luật Kinh tế, Trường Đại học Luật Hà Nội: Không ngừng đổi mới và phát triển

TS. Đoàn Trung Kiên, Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội.
(PLVN) - Ngày 3/11/2024, Khoa Pháp luật Kinh tế, Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức gặp mặt truyền thống 45 năm ngày thành lập (10 /11/1979 – 10/11/2024 ) và đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Sau 45 năm thành lập, Khoa Pháp luật kinh tế đã chủ động, sáng tạo, phát triển không ngừng, có nhiều đóng góp trong thực hiện sứ mạng, tầm nhìn của Nhà trường. Nhân dịp này, Báo Pháp luật Việt Nam đã phỏng vấn TS. Đoàn Trung Kiên, Hiệu trưởng Nhà trường.

Khánh Hòa tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2024

Quang cảnh hội nghị tập huấn.
(PLVN) -  Ngày 1/11, Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ PBGDPL năm 2024 cho khoảng 260 đại biểu là báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, cấp huyện; cán bộ lãnh đạo, chuyên viên các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội và các địa phương như: Nha Trang, Cam Ranh, Ninh Hòa.

Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo đánh giá tình hình triển khai công tác chuẩn tiếp cận pháp luật

Quang cảnh hội thảo (Ảnh: P. Dương)
(PLVN) - Sáng 1/11, tại thành phố Thanh Hóa, Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tổ chức hội thảo đánh giá tình hình thực hiện triển khai công tác chuẩn tiếp cận pháp luật và tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân. Tiến sĩ Ngô Quỳnh Hoa, Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp chủ trì hội thảo.

Giám đốc Sở Tư pháp Nam Định Trần Thị Thúy Hiền và quyết tâm “ Hôm nay phải tốt hơn ngày hôm qua”

Giám đốc Sở Tư pháp Nam Định Trần Thị Thúy Hiền
(PLVN) - Những năm gần đây, Sở Tư pháp tỉnh Nam Định đã khẳng định được vị trí, vai trò trong phong trào thi đua của Ngành Tư pháp; liên tục trong các năm nhận được Bằng khen, Cờ thi đua của Chính phủ, Bộ Tư pháp và UBND tỉnh. Để có được thành tích đó phải kể đến sự nỗ lực của các cán bộ tư pháp; trong đó phải kể đến sự đóng góp không nhỏ của người đứng đầu Sở Tư pháp - Giám đốc Sở Trần Thị Thúy Hiền.

Suy nghĩ về phát triển giáo dục đại học Việt Nam cùng khoa học và công nghệ trong kỷ nguyên mới

GS. Viện sỹ Nguyễn Quốc Sỹ – Chủ tịch Viện Công nghệ VinIT
(PLVN) - Không nên nghĩ chúng ta đang chảy máu chất xám, nguồn lực khoa học công nghệ (KHCN) cho thế giới, mà nên nghĩ theo hướng, chúng ta phải hợp tác sâu rộng để học hỏi thế giới, để Việt Nam có thể phát triển cùng thế giới. Phải có chính sách đột phá để thu hút “hiền tài” tới Việt Nam sống và làm việc, cống hiến cho Việt Nam.

Thiết lập quan hệ hợp tác về pháp luật và tư pháp giữa Việt Nam và Qatar

Thiết lập quan hệ hợp tác về pháp luật và tư pháp giữa Việt Nam và Qatar
(PLVN) -Trong khuôn khổ tháp tùng Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và Nhà nước Qatar, tham dự Hội nghị Sáng kiến đầu tư tương lai lần thứ 8 và thăm, làm việc tại Vương quốc Saudi Arabia từ ngày 27/10 đến 1/11/2024, vào ngày 31/10/2024, Bộ trưởng Tư pháp Việt Nam Nguyễn Hải Ninh và Bộ trưởng Tư pháp Nhà nước Qatar Ibrahim bin Ali Al Mohannadi đã ký Bản ghi nhớ hợp tác về pháp luật giữa Bộ Tư pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam và Bộ Tư pháp Nhà nước Qatar.

Kiểm tra công tác phổ biến pháp luật tại Thông tấn xã Việt Nam

Kiểm tra công tác phổ biến pháp luật tại Thông tấn xã Việt Nam
(PLVN) - Ngày 31/10, Đoàn Kiểm tra Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương do bà Đinh Thị Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Uỷ viên Hội đồng phối hợp PBGDPL trung ương làm Trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tại Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN).

Ngành Giáo dục & Đào tạo hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn và các đại biểu chụp ảnh lưu niệm cùng thầy trò Trường THCS Thanh Xuân.
(PLVN) - Ngày 31/10, Sở GD&ĐT Hà Nội phối hợp với quận Thanh Xuân tổ chức lễ hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2024 tại Trường THCS Thanh Xuân (quận Thanh Xuân, Hà Nội) kết nối trực tuyến đến các điểm cầu của tất cả các trường học trên địa bàn quận. 

Bảo đảm chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở tư pháp

Quang cảnh buổi họp.
(PLVN) -Sáng 31/10, Thứ trưởng Mai Lương Khôi, Tổ trưởng Tổ soạn thảo chủ trì cuộc họp Tổ soạn thảo về dự thảo Thông tư hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.

Cà Mau - Bạc Liêu: Sôi nổi các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật

Cà Mau - Bạc Liêu: Sôi nổi các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật
(PLVN) -  Nhiều hoạt động sôi nổi, tích cực và hiệu quả với các hình thức tuyên truyền phong phú, đa dạng gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị địa phương đã và đang được chính quyền, Sở, ngành hai tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu triển khai hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam 9/11 năm nay.

Bộ Tư pháp tập huấn kiến thức pháp luật về quyền dân sự, chính trị tại Thanh Hóa

Toàn cảnh hội nghị (Ảnh: Phạm Dương).
(PLVN) - Chiều 31/10, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), Bộ Tư pháp phối hợp với Sở Tư pháp Thanh Hóa tổ chức hội nghị tập huấn nội dung cơ bản của Công ước quốc tế về quyền dân sự, chính trị và pháp luật Việt Nam về các quyền dân sự, chính trị cho gần 150 đại biểu tại huyện Cẩm Thủy, Thanh Hóa.

Phát huy vai trò cơ quan ngôn luận của Bộ trong công tác truyền thông chính sách

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) -Chiều 30/10, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh làm việc với Báo Pháp luật Việt Nam và Tạp chí Dân chủ và Pháp luật về kết quả thực hiện nhiệm vụ quý III và nhiệm vụ trọng tâm đến hết năm 2024. Tham dự buổi làm việc có Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Phan Thị Hồng Hà, Phó Chánh Văn phòng Bộ Tư pháp Lê Thu Anh.