Cần hướng dẫn cụ thể về việc xác định giá tài sản kê biên

Cưỡng chế THADS ở TX Quảng Yên, Quảng Ninh. Ảnh minh họa
Cưỡng chế THADS ở TX Quảng Yên, Quảng Ninh. Ảnh minh họa
(PLVN) - Vấn đề định giá tài sản kê biên được quy định tại Điều 98 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi bổ sung năm 2014 (Luật THADS); Điều 25, Điều 26 Nghị định 62/2015/NĐ-CP; Điều 2 Thông tư liên tịch số 11/2016/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC; Thông tư số 200/2016/TT-BTC. Theo Điều 98 Luật THADS, có ba cách để xác định giá khởi điểm tài sản kê biên, gồm: Định giá bằng sự thỏa thuận của đương sự; định giá do tổ chức thẩm định giá thực hiện và định giá do Chấp hành viên xác định. 

Nên rút ngắn thời hạn chờ ý kiến chuyên môn

Theo quy định tại khoản 3 Điều 98 Luật THADS, chấp hành viên tiến hành xác định giá tài sản trong các trường hợp sau:

Một là: Không thực hiện được việc ký hợp đồng dịch vụ quy định tại khoản 2 Điều 98 Luật THADS. Các trường hợp không thực hiện được việc ký hợp đồng dịch vụ thẩm định giá bao gồm: 

Trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có tài sản kê biên không có tổ chức thẩm định giá và đương sự không thỏa thuận được tổ chức thẩm định giá hoặc thỏa thuận được nhưng tổ chức thẩm định giá do đương sự thỏa thuận từ chối ký hợp đồng. 

Chấp hành viên không thực hiện được việc ký hợp đồng thẩm định giá theo quy định tại khoản 2 Điều 98 Luật THADS và cũng không thực hiện được việc ký hợp đồng thẩm định giá theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP.

Theo đó, trường hợp chấp hành viên không thể ký được hợp đồng định giá thì chấp hành viên tham khảo ý kiến của cơ quan tài chính cùng cấp hoặc cơ quan chuyên môn quản lý ngành, lĩnh vực của tài sản kê biên trước khi xác định giá của tài sản kê biên.

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của chấp hành viên mà cơ quan tài chính, cơ quan chuyên môn không có ý kiến bằng văn bản thì Thủ trưởng cơ quan THADS có văn bản đề nghị Chủ tịch UBND cùng cấp chỉ đạo các cơ quan chuyên môn có ý kiến để chấp hành viên xác định giá tài sản kê biên.

Thực tế trường hợp chấp hành viên không ký được hợp đồng thẩm định giá là ít khi xảy ra do các tổ chức thẩm định giá hiện nay rất phổ biến, tuy nhiên đối với quy định về việc chấp hành viên tự xác định giá  theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP vẫn cần xem xét sửa đổi cho phù hợp.

 Đa số ý kiến cho rằng, quy định thời gian để chờ đợi cơ quan chuyên môn có ý kiến như trên vẫn là quá dài, bởi trong trường hợp cơ quan chuyên môn không có ý kiến, sau khi có văn bản đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp chỉ đạo, chấp hành viên còn phải mất thêm thời gian chờ đợi.

Do đó cần quy định rút ngắn lại thời hạn này từ 15 ngày xuống còn 5 đến 7 ngày để cơ quan chuyên môn có ý kiến về việc định giá tài sản kê biên. Quy định rút ngắn thời hạn này sẽ rút gọn tổng thời gian xin ý kiến của cơ quan tài chính, cơ quan chuyên môn về việc định giá tài sản kê biên. 

Chưa rõ trình tự xử lý tài sản mau hỏng

Hai là: Tài sản kê biên thuộc loại tươi sống, mau hỏng hoặc có giá trị nhỏ mà đương sự không thoả thuận được với nhau về giá. 

Đối với tài sản kê biên thuộc loại “tươi sống, mau hỏng” thì hiện nay chưa có điều luật quy định thế nào là tài sản tươi sống, mau hỏng. Tuy nhiên, theo ngữ nghĩa của cụm từ “tài sản tươi sống, mau hỏng” thì có thể hiểu tài sản tươi sống, mau hỏng là các loại tài sản đặc biệt mà trạng thái hoặc tính chất ban đầu có thể bị hư hỏng khi chịu tác động của sự thay đổi quá mức về nhiệt độ, độ ẩm, thời gian hoặc các điều kiện khách quan khác. Các loại tài sản tươi sống, mau hỏng thường gặp có thể bao gồm các loại: Thịt, cá, hải sản, rau quả tươi hoặc đông lạnh, trứng ấp, cá, cua, tôm sống (đã đánh bắt)... 

Sau khi xác định tài sản kê biên thuộc loại tài sản tươi sống, mau hỏng hoặc tài sản có giá trị nhỏ theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP, chấp hành viên yêu cầu người được thi hành  án,  người phải thi hành  án thỏa thuận về giá tài sản kê biên. Nếu đương sự thỏa thuận được thì chấp hành viên lập biên bản về việc đương sự thỏa thuận giá tài sản kê biên.

Trường hợp đương sự không thỏa thuận được thì chấp hành viên tiến hành xác định giá tài sản. Tuy nhiên, Luật THADS và các văn bản hướng dẫn thi hành chưa quy định cụ thể về trình tự, thủ tục xác định giá trong trường hợp này dẫn đến việc thực hiện còn chưa thống nhất (về các thành phần tham gia, thời gian tiến hành, trình tự, thủ tục tiến hành định giá tài sản kê biên...).  Do đó đây cũng là vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện. 

Khoản 2 Điều 26 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP quy định tài sản kê biên có giá trị nhỏ quy định tại điểm b khoản 3 Điều 98 Luật THADS là tài sản mà tại thời điểm xác định giá, tài sản giống hệt hoặc tương tự chưa qua sử dụng có giá mua bán trên thị trường không quá 10.000.000 đồng.

Như vậy, để xác định được tài sản có giá trị nhỏ, chấp hành viên phải căn cứ vào giá mua bán tài sản giống hệt hoặc tương tự chưa qua sử dụng trên thị trường chứ không được căn cứ vào giá trị còn lại của tài sản kê biên đó. Việc này dẫn đến nhiều bất cập. Bởi việc xác định giá trị của một đồ vật đã sử dụng từ việc so sánh giá trị với đồ vật chưa qua sử dụng là không hợp lý. Quy định này cũng hạn chế việc xử lý tài sản của chấp hành viên trong thực tiễn.

Do đó, cần bỏ căn cứ tính giá trị tài sản trên cơ sở tài sản cùng loại chưa qua sử dụng trên thị trường mà quy định tài sản có giá trị nhỏ là tài sản mà tại thời điểm xác định giá, giá trị tài sản ước tính dưới 10.000.000đ để mở rộng hơn nữa thẩm quyền của chấp hành viên, góp phần rút gọn thủ tục và nâng cao hiệu quả thi hành án. 

Đọc thêm

Lễ phát động Cuộc thi tìm hiểu pháp luật về đất đai năm 2024

Các đại biểu chính thức phát động Cuộc thi.
(PLVN) -Thực hiện chương trình công tác Đoàn và phong trào thanh niên năm 2024, được sự đồng ý của Đảng uỷ - Lãnh đạo Bộ Tư pháp, sự chỉ đạo của Đoàn Khối các cơ quan Trung ương. Sáng ngày 7/5, Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp phối hợp Đoàn Thanh niên Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức Cuộc thi tìm hiểu pháp luật về đất đai E - Golden năm 2024.

Việt Nam - Italia: Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi

Toàn cảnh buổi tiếp.
(PLVN) - Chiều 6/5, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng đã tiếp xã giao ông Marco Della Seta, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Italia tại Việt Nam cùng Đoàn cán bộ của Ủy ban Con nuôi quốc tế Italia (CAI) nhân dịp Đoàn đến thăm và làm việc tại Việt Nam. Đoàn công tác do ông Vincenzo Starita, Phó Chủ tịch Ủy ban CAI, cơ quan thuộc Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa Italia làm trưởng đoàn.

Nhiều kết quả tích cực trong thúc đẩy bình đẳng giới

Toàn cảnh Phiên thảo luận.
(PLVN) - Ngày 6/5, Bộ Tư pháp phối hợp với Phái đoàn liên minh châu Âu tại Việt Nam và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) tổ chức Phiên thảo luận về hoàn thiện và thực thi chính sách, pháp luật với chủ đề “Thúc đẩy bình đẳng giới nhằm tăng cường thực thi pháp luật và tiếp cận tư pháp – Cam kết quốc tế và các giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi của Việt Nam”.

Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp: Tự hào 70 năm chiến thắng Điện Biên phủ

Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp: Tự hào 70 năm chiến thắng Điện Biên phủ
(PLVN) - Hòa trong không khí tưng bừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên phủ (07/5/1954 - 07/5/2024) của cả nước, ngày 04/5, Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp, Đoàn cơ sở Học viện Tư pháp và các Chi đoàn, Đoàn cơ sở trực thuộc tổ chức chương trình "Dâng hương và giáo dục truyền thống cho đoàn viên, thanh niên tại các điểm di tích lịch sử trên địa bàn thành phố Hà Nội". Đồng chí Trịnh Xuân Tùng - Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp làm trưởng đoàn.

Chi cục Thi hành án dân sự Quận 1 dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

Chi cục Thi hành án dân sự Quận 1 dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
(PLVN) -Sáng 04.5.2024, Đoàn lãnh đạo và công chức Chi cục Thi hành án dân sự Quận 1, TPHCM do ông Nguyễn Tiến Huy - Bí Thư Chi bộ, Chi cục trưởng làm trưởng đoàn đã đến dâng hương, dâng hoa tại Công viên Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh trên phố đi bộ Nguyễn Huệ, thăm quan bến Nhà Rồng nhân dịp hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 – 07/5/2024), Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024) và 113 năm ngày Bác ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911 - 5/6/2024).

Cần quy định dao có tính sát thương cao là vũ khí thô sơ

Dao - tang vật trong nhiều vụ án. (Ảnh minh họa: anninhthudo.vn)
(PLVN) - Thực tế hiện nay tội phạm sử dụng các loại dao để gây án chiếm tỷ lệ rất cao, chiếm 58,6% tổng số vụ, 54% tổng số đối tượng. Tuy nhiên, không xử lý được đối tượng về hành vi tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí vì trong Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 không quy định dao là vũ khí.

Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự TP Hải Dương: “Bước cuối cùng mới phải cưỡng chế”

Tập thể cán bộ, công chức Chi cục THADS TP Hải Dương. (Ảnh:haiduong.gov.vn)
(PLVN) - Ông Nguyễn Văn Quý, Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) TP Hải Dương chia sẻ: “Việc cưỡng chế rất phức tạp, liên quan đến hàng chục, cơ quan đơn vị, quy trình gồm nhiều bước, không những rất tốn kém tiền của, công sức mà còn lo ngại đến an ninh trật tự trên địa bàn. Do đó, quan điểm của chúng tôi là bằng mọi biện pháp, phải vận động thuyết phục đến cùng, bước cuối cùng mới đến cưỡng chế”.

Cần tăng cường nguồn lực khi thí điểm giao Phòng Tư pháp cấp Phiếu Lý lịch Tư pháp

Cần tăng cường nguồn lực khi thí điểm giao Phòng Tư pháp cấp Phiếu Lý lịch Tư pháp
(PLVN) -Sẵn sàng tâm thế để đón nhận nhiệm vụ mới nếu Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc thí điểm giao một số Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện tại thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Nghệ An thực hiện cấp Phiếu LLTP được thông qua, tuy nhiên, các Phòng Tư pháp cũng mong muốn được tăng cường nguồn lực để thực hiện tốt nhiệm vụ này.

Thi hành án dân sự địa phương chủ động gỡ khó

Đoàn công tác của Ban Nội chính Thành uỷ làm việc với Cục THADS TP.HCM (nguồn Cục THADS TP.HCM).
(PLVN) - Trong bối cảnh công tác thi hành án dân sự (THADS) ngày càng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhiều giải pháp đã được các cơ quan THADS chủ động triển khai để phấn đấu đạt chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra.