Cần giải pháp bảo vệ Di tích Quốc gia núi đá Phú Thọ

Một phế tích tại Di tích Quốc gia núi đá Phú Thọ.
Một phế tích tại Di tích Quốc gia núi đá Phú Thọ.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sau 30 năm được công nhận là Di tích Quốc gia, hiện núi đá Phú Thọ (xã Nghĩa Phú, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) đang bị xâm lấn nghiêm trọng, bị biến thành bãi tha ma với la liệt mồ mả.

Núi Phú Thọ (còn gọi là núi Đá, núi Thạch Sơn) nằm cao hơn 60m so với mực nước biển, án ngữ tại cửa Đại, là cửa biển quan trọng bậc nhất tỉnh Quảng Ngãi. Ngọn núi này sở hữu một quần thể đá granite màu xám đủ hình thù kỳ lạ, tạo thành nhiều hang hốc, được người dân đặt cho những cái tên như hòn Chuông, hòn Trống, chùa Hang, hang Xeo Quẹo…

Đứng trên đỉnh núi Phú Thọ, có thể thưởng ngoạn quang cảnh bao la của dòng sông Trà Khúc và các xóm làng, vườn tược bên bờ sông… và mặt biển trải dài ra đến đường chân trời. Đặc biệt, nơi đây vẫn còn phế tích thành Bàn Cờ do người Chăm xây dựng vào khoảng thế kỷ IX - X, trên mặt thành có tháp Chăm.

Tuy nhiên, qua 30 năm được công nhận Di tích Quốc gia, hiện nay núi Phú Thọ đã bị biến thành một nghĩa địa tự phát với nhiều ngôi mộ mới. Phế tích thành Bàn Cờ đã bị tàn phá, chỉ còn ngổn ngang gạch vỡ.

Theo ghi nhận, hiện nhiều ngôi mộ tại đây xây bề thế nằm san sát nối nhau theo hình vòng xoáy trôn ốc từ chân đến đỉnh núi. Trong khi đó, các bia tự, vết tích thời xưa trên núi đã hư hỏng và có nguy cơ biến mất.

Chứng kiến sự đổi thay đáng buồn của một Di tích Quốc gia gần nơi mình đang sinh sống, anh Đinh Duy Sum (ngụ xã Nghĩa Phú) cho biết, núi Phú Thọ gắn liền với người dân địa phương bao đời. Trước đây, mọi người hay đến đây tham quan, ngắm cảnh. Nhưng khoảng 10 năm nay, những di tích trên núi dần hư hỏng, xuống cấp. Không những vậy, khu vực này người dân còn “phân lô”, xây dựng mồ mả. “Bây giờ chẳng mấy ai dám lên đó, trừ những gia đình có thân nhân được mai táng trên núi”, anh Sum nói.

Liên quan đến vấn đề này, ông Trà Thanh Danh, Chủ tịch UBND TP Quảng Ngãi cho hay, theo phân cấp, giai đoạn trước, Di tích này do UBND huyện Tư Nghĩa quản lý. Đến ngày 1/4/2014, sau khi địa giới hành chính TP Quảng Ngãi được mở rộng, di tích núi Phú Thọ thuộc trách nhiệm của UBND TP.

TP Quảng Ngãi đã chỉ đạo UBND xã Nghĩa Phú tăng cường quản lý và tuyên truyền, vận động người dân địa phương không mai táng người thân trên núi. Tuy nhiên, từ xã Nghĩa Phú đến nghĩa địa ở xã Nghĩa Kỳ, huyện Tư Nghĩa khá xa nên người dân gặp khó khăn về chi phí mai táng, thăm viếng, chăm sóc mộ của người thân.

Chủ tịch UBND TP Quảng Ngãi cho biết thêm, tỉnh Quảng Ngãi đã ban hành Đề án bảo tồn và phát huy giá trị hệ thống di tích lịch sử - văn hoá, danh lam, thắng cảnh, giai đoạn 2026 - 2030, sẽ thực hiện trùng tu, tôn tạo một số hạng mục xuống cấp gắn với phát triển du lịch đối với di tích quốc gia núi Phú Thọ và Cổ Luỹ Cô Thôn, với kinh phí dự kiến 15 tỷ đồng.

Theo ông Nguyễn Tiến Dũng, Giám đốc Sở VH,TT&DL tỉnh Quảng Ngãi, di tích của tỉnh khá nhiều, tuy nhiên tồn tại dưới dạng địa điểm, nằm rải rác, phân bố ở vùng sâu, vùng xa, đường giao thông đi lại rất khó khăn, nên chưa tạo được sự liên kết để phát triển hiệu quả cho các tuyến tham quan du lịch trong tỉnh. Nhiều di tích đã được xếp hạng, nhưng chưa được đầu tư kinh phí để phục hồi, tu bổ.

Từ năm 2018 đến nay, hàng năm ngân sách cấp tỉnh bố trí từ 1,5 - 3 tỷ đồng để thực hiện trùng tu, tôn tạo, bảo quản định kỳ các di tích có nguy cơ xuống cấp và bị hủy hoại. Tuy nhiên, kinh phí này không đủ để thực hiện trùng tu, tôn tạo và phát huy giá trị của tất cả các di tích được xếp hạng.

“Hiện nay, chưa có dự án đầu tư lớn về du lịch tại địa phương, vì đầu tư cho du lịch gắn với di tích phải qua nhiều thủ tục quản lý nhà nước, rủi ro cao, chậm thu hồi vốn, nên không hút được các nhà đầu tư”, ông Dũng nói.

Tỉnh Quảng Ngãi hiện có 254 di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh. Qua rà soát, chỉ có 98/254 di tích được cắm mốc giới, 41/254 di tích được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Có khoảng 50/254 di tích bị lấn chiếm, xâm hại, trong đó có cả những di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia và Quốc gia đặc biệt.

Tin cùng chuyên mục

Tam quan chùa Côn Sơn.

Độc đáo bộ tượng Tam Thế Phật chùa Côn Sơn ở Hải Dương

(PLVN) - Không những có giá trị đặc biệt về lịch sử, bộ tượng Tam Thế Phật chùa Côn Sơn (phường Cộng Hòa, TP Chí Linh, tỉnh Hải Dương) là tác phẩm nghệ thuật có giá trị thẩm mỹ tiêu biểu cho một phong cách, một thời kỳ. Với những giá trị đặc sắc, bộ tượng Tam Thế Phật chùa Côn Sơn đã được công nhận là Bảo vật quốc gia vào tháng 01/2024.

Đọc thêm

Viết tiếp Câu chuyện nỏ Thần An Dương Vương: Giáo sư chế tạo tàu ngầm nổi tiếng thế giới bất ngờ về siêu vũ khí của người Việt cổ

GS.TSKH Vladimir Koroman và Thượng tướng, Viện sĩ Nguyễn Huy Hiệu tại Văn phòng Viện sĩ Nguyễn Huy Hiệu. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Tận mắt xem mũi tên đồng Cổ Loa tại Bảo tàng lịch sử Việt Nam, GS.TSKH Vladimir Koroman - “cha đẻ” của một loạt tàu ngầm nổi tiếng thế giới không giấu được sự ngạc nhiên và xúc động về những mũi tên mà người Việt cổ chế tạo cách đây 2.300 năm không khác gì các mũi tên flechette của không quân trong Thế chiến I và các mũi tên flechette rải từ UAV, drone, máy bay ngày nay…

Những bài ca sống mãi cùng lịch sử

Nhạc sĩ Phạm Tuyên và poster bài hát “Như có Bác trong ngày vui đại thắng” một người bạn Mỹ tặng ông. (Ảnh: Lộc Văn).
(PLVN) - Ngay sau thời điểm ngày 30/4/1975 lịch sử, có rất nhiều tác giả với cảm xúc mãnh liệt, dâng trào đã sáng tác các ca khúc để ghi dấu mốc son chói lọi của dân tộc.

Hải Phòng: Khai mạc Liên hoan Du lịch 2024 “Đồ Sơn – Điểm đến 4 mùa”

Chương trình nghệ thuật rực rỡ sắc màu.
(PLVN) - Tối 30/4, tại quảng trường Biển - Khu du lịch Quốc tế Đồi Rồng, quận Đồ Sơn, (TP Hải Phòng) đã tổ chức Khai mạc Liên hoan du lịch 2024 “Đồ Sơn – Điểm đến 4 mùa”. Đây là sự kiện chính trong chuỗi chương trình Liên hoan Du lịch 2024, được quận Đồ Sơn tổ chức từ ngày 27/4 - 4/5 với nhiều hoạt động đa dạng, hấp dẫn.

Mãn nhãn, ấn tượng chung kết Dalat Best Dance Crew 2024

12 nhóm nhảy hội tụ chung kết bảng quốc tế Dalat Best Dance Crew 2024.
(PLVN) - Tối 30/4, các nhóm xuất sắc nhất trong và ngoài nước ở bảng quốc tế Dalat Best Dance Crew 2024 – Hoa Sen Home International Cup chính có cuộc đối đầu đầy kịch tính ở vòng chung kết, đem lại những cung bậc cảm xúc tuyệt vời nhất cho khán giả có mặt tại quảng trường Lâm Viên, TP Đà Lạt (Lâm Đồng).

Việt Nam là đối tác tin cậy, trách nhiệm của UNESCO

Quần thể danh thắng Tràng An từ trên cao. (Ảnh: DLNB)
(PLVN) - Tích cực hội nhập quốc tế trong việc bảo tồn giữ gìn, phát huy giá trị di sản toàn cầu, nhất là đối với UNESCO; quảng bá mạnh mẽ giá trị hình ảnh văn hóa con người thiên nhiên đến với bạn bè trong nước và quốc tế.

Góc khuất sau ánh đèn của “công chúa nhạc pop” Britney Spears

Góc khuất sau ánh đèn của “công chúa nhạc pop” Britney Spears
(PLVN) - Britney Spears, sinh năm 1981, là ca sĩ, nhạc sĩ, vũ công và diễn viên người Mỹ. Cô là biểu tượng nhạc pop từng đạt chứng nhận đa bạch kim và thắng Giải Grammy, là một trong những nghệ sĩ thành công và được yêu thích nhất trong lịch sử ngành công nghiệp âm nhạc với hơn 100 triệu đĩa nhạc được bán ra trên toàn cầu.

Đa sắc màu chung kết Dalat Best Dance Crew 2024

Đa sắc màu chung kết Dalat Best Dance Crew 2024
(PLVN) - Trước sức nóng của hơn 20 nghìn khán giả tại Quảng trường Lâm Viên, 18 đội thi của Bảng phong trào mở rộng Dalat Best Dance Crew 2024 - Hoa Sen Home International Cup đã cho khán giả và ban giám khảo thấy được sự đầu tư chỉn chu từ biên đạo, âm nhạc, trang phục.

Du khách ra đảo Lý Sơn dịp lễ 30/4 và 1/5 tăng cao

Rất đông du khách ra đảo Lý Sơn dịp lễ 30/4 và 1/5.
(PLVN) - Ngày 29/4, bà Phạm Thị Hương, Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, từ ngày 22/4 đến 29/4, Lý Sơn đã đón 16 nghìn lượt du khách tham quan. Dự kiến ngày 30/4 và 1/5 thì lượt du khách ra đảo Lý Sơn sẽ tăng cao.