Cần có chính sách thuế riêng cho sản phẩm bia và rượu

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Việt Nam hiện đang áp dụng phương pháp tính thuế tiêu thụ đặc biệt tương đối với sản phẩm bia, rượu. Tức là áp phần trăm thuế suất dựa trên giá bán. Hiện mức thuế tiêu thụ đặc biệt với bia và rượu từ 20 độ trở lên có cùng thuế xuất là 65%, điều này khiến nhiều ý kiến băn khoăn.

Nồng độ cao, thấp đánh thuế như nhau

Theo giới chuyên môn, Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt cần đánh vào vấn đề cốt lõi, gây ra tác hại chính của bia, rượu là nồng độ cồn. Từ đó mới giải quyết được bài toán giảm mức tiêu thụ bia, rượu và đồ uống có cồn nói chung.

Xét về tác hại của đồ uống có cồn, sản phẩm bia, với nồng độ cồn từ 4%- 6% rõ ràng có ít tác hại hơn nhiều so với sản phẩm rượu với nồng độ cồn từ 15% - 40%, thậm chí có loại lên đến 50%. Tuy nhiên, chính sách thuế Tiêu thụ đặc biệt hiện nay quy định bia chịu mức thuế suất 65% tương tự như rượu có nồng độ cồn từ 20% trở lên. Thuế suất cho bia thậm chí còn cao hơn mức thuế suất 35% của rượu có nồng độ cồn thấp dưới 20%, là chưa phù hợp với mục tiêu giảm tác hại của việc tiêu thụ đồ uống có cồn.

Ngành bia tại Việt Nam hiện chỉ tập trung vào các sản phẩm có nồng độ cồn từ 4% đến 5,3%, có giá bán chênh lệch không nhiều. Đồng thời, bia nhập khẩu chiếm tỷ trọng rất thấp chỉ 0,005% sản lượng, rất khó gia tăng thị phần và không có sản phẩm nhập lậu. Ngược lại, ngành rượu có rất nhiều sản phẩm khác nhau như rượu vang, rượu whisky, rượu gạo… với nồng độ cồn và giá bán chênh lệch lớn.

Không những thế, theo số liệu của Tổng Cục Quản lý thị trường (Bộ Công thương) rượu nhập khẩu chính ngạch, sản xuất công nghiệp chỉ chiếm khoảng 30% thị phần, trong khi rượu nhập lậu, rượu giả, rượu nấu thủ công chiếm gần 60%, vừa làm thất thu ngân sách, ảnh hưởng đến doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chân chính, vừa gây hại sức khỏe người dùng. Vì vậy, nhiều ý kiến cho rằng, cần có cơ chế quản lý riêng và chính sách thuế riêng cho sản phẩm bia và rượu.

Theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, phương pháp tính thuế tương đối, có ưu điểm là sẽ được điều chỉnh được ngay lập tức khi giá bán sản phẩm tăng lên. Tuy nhiên, nó không khuyến khích doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm hay hướng tới các sản phẩm có nồng độ cồn thấp hơn, ít có hại cho sức khỏe hơn.

So sánh giữa giá sản phẩm và độ cồn trong sản phẩm rất khác biệt nhau. Ví dụ: 01 lon bia độ cồn 4,7% và giá bán trung bình 9.812 đồng, 01 lon bia độ cồn 5,3% và giá bán trung bình 11.181 đồng và 01 lon bia độ cồn 4,0% và giá bán trung bình 19.517 đồng. Xét trên khía cạnh ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng do lượng cồn tiêu thụ, các sản phẩm này có mức ảnh hưởng khác nhau (độ cồn càng cao thì tác động sức khỏe tiêu dùng càng lớn). Tuy nhiên, phương pháp tính thuế tương đối đang tạo ra sự không công bằng cho các sản phẩm có nồng độ cồn khác nhau. Những sản phẩm bia có độ cồn thấp, nhưng có giá bán cao, sẽ phải chịu thuế nhiều hơn bia có độ cồn cao nhưng có giá bán thấp. Hơn nữa, để tạo ra những sản phẩm có giá trị chất lượng cao, ít tác hại tới sức khỏe thì nhà sản xuất phải đầu tư lớn, nên chi phí cao, dẫn đến giá bán cao, lại phải chịu chi phí thuế Tiêu thụ đặc biệt cao hơn là bất hợp lý.

Đòi hỏi sự đổi mới

Tại thị trường Việt Nam hiện nay, các sản phẩm bia có nồng độ cồn dao động trong khoảng từ 4 đến 5.3 %, trong đó các sản phẩm có nồng độ cồn từ 4.3 độ đến 4.7 độ chiếm trên 80% sản lượng tiêu thụ

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã khuyến nghị, các quốc gia nên cân nhắc việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt khi nồng độ cồn trong sản phẩm tăng lên. Nhiều nước tiên tiến trên thế giới từ lâu cũng đã áp thuế tiêu thụ đặc biệt tuyệt đối dựa trên nồng độ cồn với bia, rượu (ví dụ: EU, Singapore, Úc, Nhật Bản, …). Tức là bia, rượu càng có nồng độ cồn cao, sẽ càng chịu thuế cao. Qua thực tế cho thấy, đây là cơ chế khá công bằng, minh bạch vừa tăng khả năng cạnh tranh lại vừa giúp điều chỉnh hành vi lạm dụng bia, rượu. Tuy nhiên, việc chuyển đổi sang hệ thống này có thể mất nhiều thời gian và cần có lộ trình cụ thể. Vì vậy, đã có một số nước áp thuế hỗn hợp, tức là sử dụng cả 2 phương pháp tương đối và tuyệt đối với sản phẩm bia, rượu.

Tiến sỹ Nguyễn Quốc Việt, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, lý tưởng nhất là Nhà nước nên điều chỉnh chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu, theo phương pháp hỗn hợp. Đây là xu hướng đang diễn ra trên thế giới và đã được chứng minh có hiệu quả tốt hơn trong quản lý sản phẩm bia, rượu. Phương pháp này vừa có thể điều tiết tiêu dùng, giảm tác động tiêu cực của đồ uống có cồn đến sức khoẻ con người; vừa có đóng góp cho xã hội và nền kinh tế.

Hơn nữa, một trong những lý do chính để các nước trên thế giới áp dụng thành công hệ thống thuế tuyệt đối hoặc hỗn hợp với bia là do nồng độ cồn và mức giá sản phẩm tương đồng nhau. Đặc điểm này cũng tương đồng với ngành bia tại Việt Nam hiện nay.

Theo ý kiến của không ít chuyên gia, để tránh ảnh hưởng đột ngột đến toàn ngành, đồng thời vẫn có thể đạt được mục tiêu tăng thu ngân sách, có thể cân nhắc việc dịch chuyển hệ thống thuế tiêu thụ đặc biệt với cấu phần thuế tuyệt đối thấp, ví dụ như giữ nguyên mức thuế tương đối như hiện nay là 65% và áp mức thuế tuyệt đối 200 đồng/lít. Nhà nước có thể tiếp tục nghiên cứu xây dựng lộ trình thuế theo hướng giảm dần cấu phần thuế tương đối (giảm dần từ 65% xuống), đồng thời tăng dần cấu phần thuế tuyệt đối trên cơ sở xem xét yếu tố lạm phát trong từng thời kì và khiến nó trở nên hoàn hảo hơn bằng cách xem xét các tỷ lệ tuyệt đối khác nhau cho mỗi nồng độ cồn, để phát huy tối đa ưu điểm và hạn chế các nhược điểm của từng phương pháp thuế.

Trong tương lai, theo nhận định của các chuyên gia, xu hướng tiêu dùng tại Việt Nam sẽ dần chuyển sang ưa chuộng các sản phẩm có độ cồn thấp hơn, tương tự như trào lưu trên thế giới. Đây là cơ hội để cơ quan quản lý điều chỉnh chính sách, hướng tới phân khúc sản phẩm này, nhằm giảm mức tiêu thụ nồng độ cồn nguyên chất cho người tiêu dùng và duy trì hoặc tăng tổng sản lượng, từ đó ổn định nguồn thu.

Đọc thêm

Giá tôm nguyên liệu tăng mạnh

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Thông tin mới nhất từ VASEP, giá tôm nguyên liệu tại đồng bằng sông Cửu Long đã tăng mạnh từ giữa tháng 8 và dự kiến tiếp tục tăng trong thời gian tới do thiếu hụt nguồn cung và sản lượng tôm nguyên liệu từ các quốc gia sản xuất lớn trên thế giới cũng giảm mạnh, khiến nhu cầu tôm Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường quốc tế tăng cao.

Thấy gì sau chương trình Online Friday 2024?

KOL, KOC có ảnh hưởng lớn đến quyết định và hành trình mua sắm của người tiêu dùng trong Online Friday 2024.
(PLVN) - Sự kiện Online Friday 2024 đã khép lại với nhiều dấu ấn quan trọng, không chỉ làm tăng lượng mua sắm trực tuyến mà còn làm nổi bật vai trò của công nghệ và KOLs trong việc kết nối hàng Việt với người tiêu dùng. Từ các phiên livestream sôi động đến sự hợp tác giữa các nền tảng thương mại điện tử lớn và địa phương, sự kiện đã chứng minh sức mạnh của chuyển đổi số trong việc quảng bá và tiêu thụ hàng Việt.

Lập kỷ lục mới, xuất khẩu thủy sản 2024 tự tin cán mốc 10 tỷ USD

Ảnh minh họa
(PLVN) - Sau khi đạt mức kỷ lục 1 tỷ USD trong tháng 10, xuất khẩu thủy sản tháng 11 ghi nhận giá trị 924 triệu USD, tiếp tục tăng 17% so với cùng kỳ năm trước. Ngành xuất khẩu thủy sản đang tiến sát tới mốc 10 tỷ USD, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển xuất khẩu của ngành này.

Giá vàng SJC tăng, nhẫn trơn “nín lặng”

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Giá vàng SJC tiếp tục tăng mạnh, thu hút sự chú ý của nhà đầu tư. Tuy nhiên, nhẫn trơn lại giữ mức giá ổn định, không có biến động đáng kể, phản ánh xu hướng thận trọng của người tiêu dùng trong bối cảnh thị trường thế giới có nhiều biến động.

Chờ đợi tin sốc từ giá vàng hôm nay

Ảnh minh họa
(PLVN) - Giá vàng ngày 26/11 trên thị trường quốc tế tiếp đà lao dốc sau hoạt động chốt lời của giới đầu tư. Trong nước, nhiều doanh nghiệp điều chỉnh hạ giá tới hơn 1 triệu đồng/lượng.

Chuyên gia nêu lý do cần tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Việc tăng thuế thuốc lá không chỉ là giải pháp kinh tế mà còn là chiến lược quan trọng để bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Theo các chuyên gia y tế và kinh tế, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá có thể giảm đáng kể tỷ lệ sử dụng thuốc lá, đặc biệt là ở thanh thiếu niên và nhóm người có thu nhập thấp – những đối tượng dễ bị tổn thương trước tác hại của thuốc lá.

Giá vàng nhẫn trơn lại tiếp tục tăng cao

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Giao dịch lúc 8h55 sáng nay – 20/11, giá vàng tiếp tục tăng ở cả thị trường trong nước và quốc tế. Giá vàng miếng SJC chạm mốc 85 triệu đồng/lượng, trong khi đó, giá vàng nhẫn vượt 8 5 triệu đồng/lượng.

Nỗ lực giảm chênh lệch giá vàng trong nước với thế giới

Giá vàng trong nước luôn duy trì mức chênh lệch từ 3 - 5 triệu đồng/lượng so với thế giới. (Nguồn: laodong.vn).
(PLVN) - Cùng với mức giá vàng trong nước khoảng 90 triệu đồng/lượng nhưng giá vàng thế giới ở 2 giai đoạn có 2 mức giá khác nhau, chênh lệch lên tới 300 USD/ounce, cho thấy nỗ lực kéo giảm mức chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới của Ngân hàng Nhà nước.

Giá vàng chiều 11/11 tiếp tục giảm

Giá vàng chiều 11/11 tiếp tục giảm
(PLVN) - Chiều nay ngày 11/11 giá vàng trong nước tiếp tục giảm theo đà giảm của giá vàng thế giới. Giá vàng giảm từ 100.000đ - 300.000đ ở chiều mua vào và 200.000 đồng - 400.000 đồng ở chiều bán ra.