Cần chỉ ra được những điểm bắt buộc phải sửa để có môi trường hấp dẫn, cạnh tranh hơn

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại cuộc họp.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại cuộc họp.
(PLVN) - Đó là yêu cầu của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Chủ tịch hội đồng Hội đồng quốc gia về phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh khi Hội đồng họp, hôm qua (6/12).

Báo cáo tại cuộc họp cho thấy, năm 2019, nhiều chỉ số về môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh của Việt Nam được cải thiện điểm số. Năng lực cạnh tranh 4.0 tăng 3,5 điểm (từ 58 điểm lên 61,5 điểm), tăng 10 bậc (từ vị trí 77 lên vị trí 67).

Chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) tăng 3 bậc với 6/7 nhóm trụ cột tăng điểm. Năng lực cạnh tranh lữ hành và du lịch tăng 4 bậc (từ vị trí 67 lên vị trí 63). Các bộ, ngành đã nhận thức ngày càng rõ trách nhiệm và tham gia chủ động, tích cực hơn để cải thiện điểm số, thứ hạng chỉ số thuộc lĩnh vực mình quản lý.

Theo ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), kết quả điều tra diện rộng về kết quả cải cách thủ tục hành chính, thủ tục thuế, cải thiện môi trường kinh doanh… tại 63 tỉnh/thành phố cho thấy tỷ lệ DN đánh giá tích cực tiếp tục tăng năm thứ ba liên tiếp.

Tuy nhiên, cũng có nhận định cho rằng đây là hiệu ứng từ thời gian trước. “Theo ghi nhận của Ngân hàng Thế giới trong Báo cáo Doing Business, năm 2018 Việt Nam có 5 sáng kiến cải cách hành chính lớn, đến năm 2019 chỉ có 3 và năm 2020 còn 2, điều đó gây lo ngại về sự trầm lắng trong cải cách môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh mặc dù kết quả thực tế có chiều hướng tốt lên”, ông Tuấn nói và kiến nghị, trong năm 2020 hoạt động Hội đồng nên tập trung vào giám sát, đánh giá hiệu quả thực thi chính sách.

Đồng quan điểm, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương Phan Đức Hiếu cho răng, chúng ta có rất nhiều cải cách về môi trường kinh doanh và kiểm tra chuyên ngành nhưng hiệu quả thực tế đến đâu thì phải nói thật còn không gian rất rộng.

Sự chồng chéo giữa các văn bản luật vẫn rất nhiều, phổ biến. Hầu hết các bộ mới chỉ đăng tải công khai các điều kiện kinh doanh sau khi cắt giảm nhưng chưa có hướng dẫn, tập huấn cho các địa phương hoặc đơn vị thực thi và doanh nghiệp, cũng như chưa theo dõi, giám sát, đánh giá hiệu quả, hiệu lực thực thi những cải cách này.

“Thống kê của CIEM cho thấy vẫn còn nhiều điều kiện kinh doanh được quy định tại các nghị định và đặc biệt là tại các luật đang gây cản trở, khó khăn cho doanh nghiệp nhưng ít ý nghĩa về hiệu quả quản lý nhà nước. Đã đến thời điểm nỗ lực rút ngắn, cải cách thủ tục hành chính đụng đến luật. Cùng với đó là việc kiểm soát điều kiện kinh doanh mới ban hành chưa hiệu quả, thiếu ghi nhận tỷ lệ doanh nghiệp được hưởng lợi thực tế”, ông Phan Đức Hiếu thông tin.

Phát biểu tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh Nghị quyết 02 của Chính phủ không chỉ là nghị quyết về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Nghị quyết được xây dựng theo phương pháp luận của các tổ chức quốc tế từ 6 bảng xếp hạng: Môi trường kinh doanh (Ngân hàng Thế giới); Năng lực cạnh tranh (Diễn đàn Kinh tế thế giới); Chỉ số Chính phủ điện tử (Liên minh Viễn thông quốc tế); Đổi mới sáng tạo (Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới); Chỉ số Logistics (Ngân hàng Thế giới);  Năng lực cạnh tranh lữ hành và du lịch (Diễn đàn Kinh tế thế giới). Nghị quyết có tác dụng giúp chúng ta nhìn lại “bức tranh” chung để xác định phải đẩy mạnh cải cách ở những khâu nào.

“Tinh thần của các nghị quyết về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh hàng năm đều có những giải pháp thực hiện trong nhiều năm. Nghị quyết năm nay cũng vậy, nhưng chúng ta tập trung vào một số việc rất cụ thể. Hội đồng nhận diện đầy đủ nhưng bước đi phải có thời điểm, có giải pháp kỹ thuật và xử lý thiết thực, chỉ ra được những điểm bắt buộc phải sửa để có môi trường hấp dẫn, cạnh tranh hơn”, Phó Thủ tướng nói và đề nghị các thành viên Hội đồng khẩn trương đóng góp vào nội dung dự thảo nghị quyết.

Phó Thủ tướng lưu ý từng uỷ ban trực thuộc Hội đồng đề ra một số nhiệm vụ trọng tâm để triển khai, thực hiện đến cùng không để tình trạng “đăng ký nhưng không triển khai”

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.