Cần áp dụng hình phạt theo hướng có lợi nhất cho người chưa thành niên

Ảnh minh họa từ internet.
Ảnh minh họa từ internet.
(PLO) - Trong những năm gần đây, tỷ lệ tội phạm do thanh thiếu niên thực hiện ở nước ta đang ngày càng gia tăng với nhiều vụ việc gây chấn động dư luận cả nước. Đối với các tội do người chưa thành niên gây ra thì cần áp dụng các biện pháp xử lý chuyển hướng với mục đích giáo dục để thay đổi nhận thức và hành vi của các đối tượng này chứ không dừng ở xử lý hình sự nhằm trừng phạt đơn thuần.

Một yêu cầu nữa đặt ra khi xử lý hình sự người chưa thành niên phạm tội là phải bảo đảm được quyền của người chưa thành niên phù hợp với Công ước của Liên Hợp quốc về quyền trẻ em năm 1989 mà Việt Nam là thành viên. Với đặc điểm tâm lý của người chưa thành niên là chưa phát triển đầy đủ về thể chất và tâm sinh lý như người trưởng thành nên hệ thống tư pháp hình sự đối với người chưa thành niên phải được xem xét riêng biệt, khác với người trưởng thành.

Tham khảo pháp luật một số nước như Anh, Nhật Bản, Thái Lan…, pháp luật các nước này đều thể hiện nguyên tắc khoan hồng đối với người chưa thành niên phạm tội thông qua giảm nhẹ hình phạt và không áp dụng hình phạt mà áp dụng biện pháp thay thế. Khi không áp dụng hình phạt thì người chưa thành niên ở Thái Lan được áp dụng các biện pháp thay thế xử lý hình sự như: cảnh cáo, giám sát tại gia đình, giám sát tại nơi cư trú, đưa đến trường giáo dưỡng.

Để phù hợp với xu thế chung của pháp luật quốc tế, Việt Nam cần sớm có luật về tư pháp đối với người chưa thành niên để kết nối quy định từ hành chính tới hình sự, bảo đảm việc xử lý người chưa thành niên phạm tội theo đúng trình tự, thủ tục, không chồng chéo hay mâu thuẫn trong quá trình áp dụng. Hiện nay, Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 đã quy định nguyên tắc áp dụng các biện pháp thay thế xử lý hình sự ở Điều 90. Các biện pháp đó là khiển trách (Điều 91), hòa giải tại cộng đồng (Điều 92), giám sát giáo dục tại gia đình hoặc giám sát giáo dục của cơ quan, tổ chức (Điều 93). Tuy nhiên, các biện pháp này vẫn chờ những quy định về thủ tục để việc áp dụng mang lại hiệu quả, bảo đảm được các quyền của người chưa thành niên phạm tội và giúp họ thấy đó là cơ hội để thực sự hối lỗi, cải tạo, thay đổi bản thân thành người có nhân cách tốt có thể tái hòa nhập cộng đồng sau này.

Về áp dụng hình phạt và các biện pháp xử lý thay thế đối với người chưa thành niên phạm tội nên ưu tiên tối đa việc áp dụng các biện pháp phi hình phạt hoặc các hình phạt không nhằm mục đích giam giữ nhằm mục đích cải tạo người chưa thành niên phạm tội. Chỉ áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với các tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng và khi thực sự cần cách ly người chưa thành niên phạm tội để bảo vệ an toàn của cộng đồng. 

Hiện nay, thời hạn tối đa áp dụng biện pháp phạt tù có thời hạn đối với người chưa thành niên phạm tội đã được quy định cụ thể. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình thì hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 18 năm tù. Nếu là tù có thời hạn, mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 3/4 mức phạt tù mà điều luật quy định. Với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 12 năm tù, nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất không quá 1/2 mức phạt tù mà điều luật quy định. 

Có thể thấy rằng việc áp dụng nguyên tắc hình phạt theo hướng có lợi nhất cho người chưa thành niên và áp dụng các biện pháp thay thế xử lý hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội là sự tiến bộ của tư pháp hình sự nhiều nước trên thế giới. Việt Nam cũng đang tiếp nhận theo hướng này để quy định bảo vệ quyền của người chưa thành niên phạm tội. Tuy nhiên, việc thực thi các quy định này cần phải được thực hiện một cách thống nhất, đồng bộ từ phía các cơ quan, tổ chức cũng như đề cao hơn nữa trách nhiệm của gia đình, nhà trường, của các cơ quan chuyên trách và toàn xã hội trong việc bảo vệ và chăm sóc người chưa thành niên. Có như vậy mới thực sự giáo dục, thay đổi được nhận thức, phát triển nhân cách của các đối tượng này theo chiều hướng tích cực hơn./.

Đọc thêm

Lào Cai: Triệt phá nhiều vụ án lớn trong 5 ngày đầu cao điểm

Lào Cai: Triệt phá nhiều vụ án lớn trong 5 ngày đầu cao điểm
(PLVN) - Chủ động, quyết liệt triển khai Đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh, trật tự Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, sau 5 ngày đầu ra quân, Phòng Cảnh sát hình sự - Công an tỉnh Lào Cai đã có những kết quả tích cực, góp phần phòng ngừa tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn.

Tại sao mạng người lại rẻ rúng đến vậy?

Tại sao mạng người lại rẻ rúng đến vậy?
(PLVN) -  Khi nghe tin về vụ phóng hỏa quán cà phê ở Hà Nội khiến 11 người chết, nhiều người không khỏi bàng hoàng, phẫn nộ. Càng đáng căm phẫn hơn khi nguyên nhân chỉ xuất phát từ mâu thuẫn nhỏ nhặt. 11 mạng người đã ra đi chỉ vì sự thù hận nhất thời của một kẻ mang tên Cao Văn Hùng. 

Truy nã quốc tế Lê Khắc Ngọ - Mr Hunter

Truy nã quốc tế Lê Khắc Ngọ - Mr Hunter
(PLVN) - Lê Khắc Ngọ (tức Mr Hunter) là đồng bọn của Phó Đức Nam (TikToker Mr Pips) đã bị cơ quan CSĐT CATP Hà Nội phối hợp Cảnh sát Interpol ra Quyết định truy nã quốc tế.

Phát hiện "con nghiện" tàng trữ “hàng nóng”

Phát hiện "con nghiện" tàng trữ “hàng nóng”
(PLVN) - Tiến hành kiểm tra hành chính chỗ ở của một nam thanh niên ở Quảng Nam, lực lượng chức năng phát hiện bộ dụng cụ dùng để sử dụng ma tuý, 1 khẩu súng rulo bên trong có 6 viên đạn. Ngoài ra, đối tượng này còn tàng trữ 22 viên đạn khác và 1 dao tự chế.

Khởi tố, bắt tạm giam đối tượng dùng dao tấn công Đại uý công an

Khởi tố, bắt tạm giam đối tượng dùng dao tấn công Đại uý công an
(PLVN) -Ngày 21/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thị xã Phú Mỹ (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) cho biết, đã ra quyết định khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Nguyễn Hoàng Khang (39 tuổi, trú tại ấp 6, Mỹ Thành Nam, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) về hành vi "Chống người thi hành công vụ" theo khoản 1 Điều 330 Bộ luật Hình sự.