Học sinh phổ thông “yêu” sớm: Phụ huynh ơi, đừng… sốc!

Phụ huynh cần có cách ứng xử phù hợp tránh để con mình ngu ngơ, lạc lối. Ảnh minh họa
Phụ huynh cần có cách ứng xử phù hợp tránh để con mình ngu ngơ, lạc lối. Ảnh minh họa
(PLO) - Mới đây, Tiến sĩ tâm lý Trần Thành Nam - Đại học Quốc gia Hà Nội đã công bố kết quả nghiên cứu của ông cùng đồng nghiệp về tình trạng quan hệ tình dục của học sinh. Khảo sát được thực hiện năm 2016 với 800 em ở 6 trường nội và ngoại thành Hà Nội trả lời phỏng vấn. Theo đó, 39% học sinh tính đến hết lớp 12 và khoảng 10% tính đến hết lớp 9 cho biết từng quan hệ 
tình dục…

“Yêu” để không bị…lạc lõng

Trong số học sinh THPT thừa nhận từng có quan hệ tình dục thì có đến 29,5% các em nam cho biết không sử dụng bao cao su trong lần quan hệ gần nhất và chỉ có 8% các em học sinh nữ nói rằng mình có sử dụng ít nhất một hình thức “phòng tránh thai” nào đó (bao gồm nhiều hình thức không khoa học như uống nước chanh; quan hệ đứng và vệ sinh vùng kín ngay sau khi quan hệ bằng chanh).

Đáng nói, khoảng 10% học sinh THPT đã từng quan hệ với từ 3 người trở lên và khoảng 15% các em có sử dụng các chất kích thích (gồm cả rượu và các dạng ma túy) trong lần quan hệ gần nhất (cụ thể là trong các hoạt động sự kiện chung của lớp, của trường). 

Ngoài ra, những số liệu điều tra khác cho biết có khoảng 20% học sinh THPT đã từng trải nghiệm bị quấy rối tình dục học đường nhưng 80% trong số đó xác định rằng đó chỉ là hành vi tán tỉnh hoặc chọc ghẹo. Cũng có khoảng 25% học sinh báo cáo mình đã từng bị bắt nạt, quấy rối qua email, điện thoại, gửi ảnh chế sexy, liên tục nhắn tin hẹn hò, dọa dẫm sẽ phá hủy mối quan hệ với người yêu…

Với những cặp yêu nhau ở lứa tuổi này, 1/3 các bạn nữ báo cáo rằng các em đã từng bị người yêu gây áp lực gửi ảnh khỏa thân; bán khỏa thân hay chụp cận cảnh các bộ phận nhạy cảm như một cách thức chứng minh tình yêu.

Theo TS. Nam, phần lớn học sinh từng quan hệ tình dục thuộc gia đình khá giả, có điều kiện tiếp cận nguồn tin qua điện thoại, Ipad... Bố mẹ nhiều em có học vấn cao, công việc bận rộn nên ít thời gian quan tâm sát sao đến con.

Nguyên nhân khiến học sinh quan hệ sớm, theo chuyên gia tâm lý, một phần đến từ áp lực học tập và sự thiếu quan tâm của bố mẹ. Một số nam sinh chia sẻ quan hệ tình dục sau khi bị áp lực từ việc bạn bè “khoe” đã trải nghiệm tình dục. Các nữ sinh chơi trong nhóm thì cố gắng kiếm người yêu để không bị lạc lõng giữa bạn bè đều đã có “cạ”. Việc dùng số lượng người theo đuổi để đo đếm sự hấp dẫn của bản thân, khiến một số nữ sinh dễ dàng có mối quan hệ yêu đương và nhanh chóng chuyển qua yêu người khác. 

Khảo sát được thực hiện trên những học sinh đã đồng ý trả lời, sau khi biết đề tài, mục đích của nghiên cứu, nguyên tắc bảo mật thông tin... Do đó, TS. Nam nhấn mạnh, kết quả không mang tính đại diện cao. Tuy nhiên, nó chỉ ra thực trạng học sinh quan hệ tình dục sớm và cảnh báo về vấn đề này.

Phụ huynh cần học… “chung sống”?

Chị Thu Trang (38 tuổi, Hà Nội), một ngày tá hỏa khi thấy con trai (cậu bé lớp 7) của mình nhắn những câu tình tứ với bạn gái. Nhưng chị im lặng không nói gì để quan sát.  Và chị biết thêm, cậu con trai chưa kịp lớn của mình đã hôn, đã nhớ nhung rất nhiều cô bạn cùng lớp…

Một gia đình khác thì hai bên phụ huynh đã phải cùng “trông nom” cô con gái và cậu con trai của mình. Nghĩa là khi nào bọn chúng về bên nhà nào thì phụ huynh bên đó quản lý… Và những cặp tình yêu ấy luôn tự tin xưng với nhau là “vợ vợ, chồng chồng”. Đương nhiên, các cặp đôi cũng vô cùng dạn dĩ như có thể hôn say đắm ngay trong lớp giờ ra chơi, hôn trước đông đảo các bạn như thể hiện “chủ quyền” và bởi ta… “đã lớn”.

Một cô giáo chủ nhiệm nhận xét, các bạn nam tới lớp 7, lớp 8 đã thay đổi hàng ngày: ăn diện, chau chuốt, thích thể hiện mình và thường xuyên đi “thả thính” trước bạn gái. Có nhiều cặp, cô thường xuyên đảo chỗ để không ngồi cạnh nhau. Nhưng các bạn khá tự tin, luôn đi theo cô để mè nheo, khóc lóc xin được ngồi lại chỗ cũ, bởi “ngồi bên nhau rất vui, có động lực” để học hơn…

Ở góc độ khác, chị Thu Hà, một chuyên gia tâm lý đưa ra một câu chuyện về một người mẹ hốt hoảng khi chia sẻ với chị: “Tôi mất con rồi, Hà ơi!  Con gái tôi năm nay học lớp 6. Đầu năm, nó yêu 1 thằng lớp 9. Tôi phát hiện ra nó nhắn qua lại yêu đương. Tôi đã đánh nó một trận dữ dội và nó hứa sẽ bỏ thằng kia. Lần 2 tôi lại phát hiện thằng kia chat chít đòi hôn nó. Tôi quá sốc nên đã đánh nó rất nặng. Cả nhà họp lại và bắt nó nhắn tin chia tay thằng kia ngay trước mặt ba mẹ. Từ đó vợ chồng tôi quản lí nó rất chặt, trừ lúc ở trường. Nhưng tuần này, ngay tại trường học, nó dám cùng thằng đó trốn vào xó, chắc là để hôn nhau. Tụi bạn phát hiện và đồn ầm ra toàn trường. Vì thằng này cũng nổi tiếng đẹp trai. Thầy cô giáo đã gọi tôi tới trường để họp phụ huynh gấp và cảnh cáo nó. Tôi tuyệt vọng quá. Tôi đang dọa cho nó nghỉ học, mà nó nhâng nhâng phản kháng. Tôi phải làm gì bây giờ Hà ơi?”.

Theo TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội, những con số về tình trạng quan hệ tình dục của học sinh Việt Nam hiện nay khiến nhiều người lớn giật mình và thậm chí không tin vào những số liệu từ cuộc điều tra này. Song đó là thực tế về tình trạng quan hệ tình dục sớm ở học trò, đặc biệt là từ lớp 9. Thậm chí theo TS Vũ Thu Hương, một cô giáo lớp 5 từng than vãn với bà về việc học sinh của mình chép truyện sex vào sổ rồi mang đến lớp. Với việc tiếp cận Internet sớm, chủ đề tình dục xuất hiện tràn lan ngay từ môi trường tiểu học. 

TS Nguyễn Tùng Lâm chia sẻ: “Lứa tuổi 13-14 (học sinh lớp 8, lớp 9) là thời điểm dậy thì phổ biến ở học sinh. Thậm chí có em 8-9 tuổi đã bắt đầu có nhiều dấu hiệu thay đổi trong cơ thể. Bởi nhiều nguyên nhân, trong đó có việc thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt nên độ tuổi dậy thì ở trẻ em nước ta đã sớm hơn trước đây từ 3-4 năm. Sự tò mò đó bao trùm cả tâm lý và sinh lý của các em, vừa muốn xem xét đồng thời cũng có sự thôi thúc từ bản năng bên trong, nhu cầu của giới tính. Tất nhiên điều này cũng phụ thuộc vào gia đình, môi trường giáo dục, tính cách của từng em. Những gia đình có sự giáo dục đầy đủ thì tính cách các em sẽ ôn hòa hơn. Còn những trường hợp cá biệt, lại ít được giáo dục, quan tâm thì các em sẽ có xu hướng tự phát, do đó nhu cầu về tình dục lại càng thôi thúc”. 

Mới đây, một nữ sinh lớp 11 tự tử sau khi clip hôn bạn trai trong lớp bị tung lên mạng xã hội. Theo thầy Lâm, nhiều bố mẹ chỉ lo làm sao để con mình ngoan, học giỏi mà không để ý tới việc tạo cho con có những kháng thể để phản ứng lại những tác động của xã hội. Những tác động nhiều khi con bị cô độc, bị đẩy vào vòng xoáy không lối thoát. Chính những đứa trẻ không ngoan, chúng lại coi vấn đề này không quan trọng, là chuyện bình thường, nói cách khác các em này được trang bị tốt hơn ở vấn đề này.

Thực tế, chuyên gia tâm lý cho rằng, đã tới lúc việc cấm cản học sinh quan hệ sớm đôi khi không đạt được kết quả như mong đợi. Thay vào đó, phụ huynh nên giáo dục con em biết quan hệ an toàn, có trách nhiệm. Bởi chúng ta đang sống trong một nền văn hóa tràn ngập các chủ đề về tình dục, từ câu chuyện ngoài quán cà phê, những chương trình truyền hình, trong gia đình, trên mạng xã hội… Khi mà, theo các nghiên cứu ở Việt Nam, tỉ lệ nạo phá thai tuổi vị thành niên ngày càng tăng; tuổi quan hệ tình dục lần đầu ngày càng giảm, có những trường hợp sau khi bị phát tán hình ảnh hay clip trên mạng đã gặp sang chấn tâm lý dẫn tới hành vi tự tử đã không còn là chuyện hiếm.

Những chiếc lò xo nén

Chuyên gia tâm lý Thu Hà nhập vai các em, đã đưa ra những tình huống trong thư gửi phụ huynh qua đơn xin được yêu: “Con biết bố mẹ lo lắng, nhưng sự lo lắng đó chính là sự thiếu tin tưởng. Mà tuổi teen thì đâu cần gì hơn ngoài niềm tin! Con muốn được bố mẹ tin tưởng vào con, tin vào những gì con lựa chọn. Con có người bạn gái rất chuẩn mực, học rất giỏi, giờ bạn ấy yêu một anh bỏ học, xăm trổ. Con hiểu, vì bị ép trong khuôn khổ quá lâu nên bạn ấy bị hút bởi bad-boy, những anh chàng lãng tử như thế. Các bạn ấy khó tập trung học vì “yêu giấu” chứ không phải là vì yêu. Những chiếc lò xo bị nén quá mức, thậm chí có bạn đã tính bỏ nhà ra đi, có bạn tính tự tử, mà ba mẹ vẫn không biết”.

Dường như đã có một khoảng cách quá lớn khi phần đa các em sống trong thế giới riêng của mình, không dám tiết lộ những vấn đề của mình vì sợ phản ứng tiêu cực của bố mẹ. Sợ nói cho bố mẹ rồi thì bố mẹ sẽ tưởng tượng ra những thứ kinh khủng hơn để tra hỏi. Nhiều em tin rằng bố mẹ sẽ chẳng thể nào bình tĩnh hoặc muốn hiểu những gì mình nói. Và tất cả những đáng tiếc xảy ra khi chuyện đã rồi!

Tin cùng chuyên mục

Thầy giáo Phạm Quốc Việt thường xuyên kiểm tra kiến thức học sinh.

Thầy giáo Phạm Quốc Việt thầm lặng cống hiến trên vùng sâu Tu Mơ Rông

(PLVN) - Nhiệt huyết, sáng tạo trong giảng dạy; truyền ngọn lửa say nghề đến đội ngũ giáo viên; thương yêu, miệt mài truyền thụ tri thức cho bao thế hệ học sinh, thầy giáo Phạm Quốc Việt, Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng Trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học -Trung học cơ sở (PTDTBT TH-THCS) xã Đăk Sao đã và đang góp sức vào sự nghiệp giáo dục ở huyện vùng sâu Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum.

Đọc thêm

Thiêng liêng và đẹp đẽ - tình thầy trò…

Thầy giáo Nguyễn Quang Thọ và cô giáo Nguyễn Thị Dung chia sẻ câu chuyện xóa mù chữ cho đồng bào Mông trong chương trình “Thay lời tri ân” 2024. (Ảnh: MOET)

(PLVN) - Mỗi chúng ta đều có một vài người thầy sẽ ở trong tim suốt hành trình về sau này của cuộc đời. Có thể đó là những người thầy đã nắm tay bạn vượt qua những ngã rẽ bất ngờ, hoặc đó chỉ giản đơn là những người thầy trong miền thơ ấu trong veo, ăm ắp kỷ niệm. Bởi thế, mỗi chúng ta luôn có một nơi để trở về, thiêng liêng và đẹp đẽ, được viết nên bởi tình thầy trò…

Giải pháp để giáo dục Việt Nam thăng hạng quốc tế

GS. Võ Xuân Vinh. (Ảnh: Thảo Nguyên)
(PLVN) - Mới đây, tại cuộc gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý ngành giáo dục nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), Tổng Bí thư Tô Lâm có phát biểu, ngành Giáo dục Việt Nam cần phấn đấu thăng hạng trên bản đồ giáo dục khu vực và quốc tế. Theo mục tiêu, đến 2030, Việt Nam nằm trong 3 nước đứng đầu ASEAN về số lượng các công bố quốc tế và chỉ số ảnh hưởng của các công trình nghiên cứu khoa học, có trường ĐH lọt top 100 hàng đầu trên thế giới.

Người 'gieo mầm' tri thức bằng sự tận tâm và sáng tạo ở Bắc Ninh

Cô Đỗ Thị Chuyên - giáo viên dạy môn Sinh học, trường THCS Từ Sơn. (Ảnh: NVCC).
(PLVN) - Trong lớp học, tiếng giảng bài của cô giáo Đỗ Thị Chuyên (trường THCS Từ Sơn, TP Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) vang lên nhẹ nhàng nhưng đầy nhiệt huyết, như truyền đi niềm đam mê và sự tận tuỵ, dẫn dắt học sinh bước vào hành trình khám phá tri thức, để những ước mơ của các em được ươm mầm và lớn lên từng ngày...

Đừng vội quy kết 'vi phạm liêm chính' khi bài báo khoa học bị rút: Hoàn thiện quy định để tạo điều kiện cho nhà khoa học cống hiến

Một chuyên gia cho rằng đang có “lỗ hổng” pháp lý trong xử lý sự việc bị rút bài báo khoa học. (Vẽ minh họa: DAD)
(PLVN) - Sau khi Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) có một số bài viết phản ánh về vấn đề rút bài báo khoa học, nhiều ý kiến cho rằng cần có một bộ quy tắc ứng xử chuẩn mực đạo đức, liêm chính cho các nhà khoa học; trong đó quy định chặt chẽ những điều được và không được phép làm, hướng xử lý khi có sai phạm, đặc biệt với các đề tài nghiên cứu có sử dụng ngân sách nhà nước.

Người thầy tâm huyết với công tác trẻ em

Trong vai trò Ủy viên Hội đồng Đội Trung ương, thầy Đặng Tất Dũng đã đồng hành cùng trẻ em trong quá trình chuẩn bị hai Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em trong 2 năm 2023 - 2024. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Là Phó Trưởng khoa Luật Hành chính - Nhà nước, Trường Đại học Luật TP HCM, đồng thời cũng là Ủy viên Hội đồng Đội Trung ương, thành viên Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ tư vấn, trợ giúp trẻ em cấp Trung ương nên TS. Đặng Tất Dũng còn được biết đến là người dành nhiều thời gian, tâm huyết cho trẻ em. Nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 sắp tới, phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam đã có dịp trò chuyện cùng thầy về những câu chuyện liên quan đến trẻ em.

Chuyện của những người thầy đặc biệt

Học sinh Trường Giáo dưỡng số 4. (Ảnh: K.O)
(PLVN) - Họ là những thầy cô đã từng dạy học phổ thông, rồi cơ duyên vào trường giáo dưỡng, nơi những học trò đã từng là “tội phạm nhí”. Và họ đã dạy dỗ học sinh của mình bằng chính sự yêu thương, tận tụy, kiên nhẫn để mỗi ngày, gần hơn, uốn các em về phía mặt trời, những thiện lành bình dị trong cuộc đời. Đó là những thầy cô trường giáo dưỡng được tuyên dương trong Chương trình Chia sẻ cùng thầy cô dịp 20/11 năm nay…

Thầy cô giáo thời kỳ 4.0: Vượt qua thách thức, nắm bắt cơ hội

Một buổi học về tình cảm cha con, học sinh được xem phim về bố trong lớp học của cô giáo Nguyễn Thị Thủy Tiên. (Nguồn: NVCC).
(PLVN) - Bước vào thời đại công nghệ phát triển, học sinh không còn thụ động tiếp thu kiến thức từ các thầy, cô giáo ở trên lớp. Giờ đây, mỗi bài giảng của giáo viên cần sự đầu tư về cả kiến thức, công nghệ, vốn hiểu biết xã hội để đem đến cho các em những bài học hấp dẫn nhất. Đây vừa là một thách thức, vừa là cơ hội cho giáo viên tiếp tục học hỏi, thay đổi vì một nền giáo dục hiện đại.

Lớp học đặc biệt của các cô giáo U80

Bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh (tạp dề vàng) cùng các học viên. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Ở độ tuổi U80, khi nhiều cụ ông, cụ bà đang tận hưởng những năm tháng an nhàn của tuổi già, thì vẫn có những người tiếp tục cống hiến hết mình cho sự nghiệp dạy học. Dù là lớp học làm bánh hay lớp học “xoá mù chữ”, điểm chung của những lớp học này là hoàn toàn miễn phí và được khởi nguồn từ tấm lòng nhân ái, tận tụy của các cô giáo đã bước qua tuổi xế chiều.

Tâm lý học đường - Chuyện không của riêng ai

Tình trạng bạo lực học đường gia tăng khiến học sinh cảm thấy lo âu. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Tâm lý học đường không chỉ là vấn đề của riêng học sinh, mà còn là trách nhiệm của cả gia đình, nhà trường và xã hội. Khi học sinh được chăm sóc và hỗ trợ tốt về tinh thần, các em sẽ có cơ hội phát triển toàn diện, đóng góp cho cộng đồng và trở thành những công dân có ích trong tương lai.

Cô Điêu Thị Ngọc Hoa - một nhà giáo tiêu biểu năm 2024

Cô Điêu Thị Ngọc Hoa - một nhà giáo tiêu biểu năm 2024
(PLVN) - Tự hào lan tỏa khắp Trường THPT Chuyên Hùng Vương (tỉnh Phú Thọ) khi cô giáo Điêu Thị Ngọc Hoa, giáo viên môn Hóa học, được Bộ Giáo dục và Đào tạo vinh danh trong danh sách 251 nhà giáo, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục tiêu biểu năm 2024.

'Chia sẻ cùng thầy cô' - Tôn vinh những hy sinh thầm lặng

Đại úy Nguyễn Đình Thông giảng dạy các em nhỏ ở lớp học tình thương. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Tối 15/11 tại Hà Nội đã diễn ra Lễ tuyên dương 60 nhà giáo tiêu biểu trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024. Chương trình nhằm ghi nhận những cống hiến bền bỉ, không ngừng nghỉ của đội ngũ thầy, cô giáo, những người đã dành nhiều thời gian, công sức và tâm huyết vượt qua nhiều khó khăn, gian khổ, đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và bồi dưỡng thế hệ trẻ.

Hà Nội nỗ lực xây dựng hệ thống giáo dục toàn diện và hạnh phúc

Khốc liệt tuyển sinh đầu cấp ở Hà Nội, hơn 5.500 học sinh thi để giành 270 suất vào lớp 6 Trường Nguyễn Tất Thành năm 2024. (Ảnh: PV)

(PLVN) - Trường học phải là nơi người học được bảo đảm an toàn, không có bạo lực học đường, không có nói tục, chửi bậy, không có ép buộc học thêm. Ở đó hiện hữu một môi trường học đường văn hóa tiêu biểu. Ởđó, con người ứng xử với nhau bằng tình yêu thương và trách nhiệm...